Bài giảng Tiết 27 - Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (tiết 1)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1: Kiến thức

 - HS biết được ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại , hợp kim có tác dụng hoá học trong

 môi trường tự nhiên.

 - Nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn: Do tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc với môi

 trường ( nước, không khí, đất).

 - Yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại: Thành phần của các chất trong môi trường ,

 ảnh hưởng của nhiệt độ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 27 - Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/2008
Ngày giảng:2/11/2008
Tiết 27 ; bài 21
sự ăn mòn kim loại và
 bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
Những kiến thức đã biết có liên quan
Kiến thức trong bài cần hình thành cho HS
- Tính chất hoá học của kim loại
- Sự ăn mòn của kim loại là gì
- Phương pháp bảo vệ ki m loại khỏi sự ăn mòn
I: Mục tiêu bài học
 1: Kiến thức
 - HS biết được ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại , hợp kim có tác dụng hoá học trong 
 môi trường tự nhiên.
 - Nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn: Do tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc với môi 
 trường ( nước, không khí, đất).
 - Yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại: Thành phần của các chất trong môi trường , 
 ảnh hưởng của nhiệt độ.
- Biện pháp bảo vệ đồ vật không bị ăn mòn : Ngăn không cho kim loại tiếo xúc với không 
khí, chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
 2: Kĩ năng
 - Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loạim, những yếu tố ảnh
 hưởng và bảo vệ kimloại khỏi bị ăn mòn.
 - Biết thực hiện các TN nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loạim, từ đó 
 đề xuất biện pháp bảo vệ.
 3: Thái độ.
 - Có ý thức bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn
 II: chuẩn bị .
 1. Đồ dùng dạy học chủ yếu 
 a) Giáo viên
 - Một miếng sắt gỉ . Các thí nghiệm hình 2.19 ( 1,2,3,4) SGK tr 65 .
 b) Học sinh.
 - Một số đồ dùng, dụngcụ bằng kim loại bị ăn mòn.
 2. Phương pháp dạy học chủ yếu .
 - Phương pháp trực quan, vấn đáp, thảo luận, trực quan.
 III: hoạt động dạy học.
 1: ổn định tổ chức.
	9a
	9b
	9c
 2: Kiểm tra bài cũ.
 HS1 : trình bày các phương pháp sản xuất gang thép, các phương trình trong quá trình luyện gang thép ?
 3: Bài mới.
Hoạt động 1.
Thế nào là sự ăn mòn kim loại .
Mục tiêu: HS trình bày khái niệm về sự ăn mòn kim loại.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV yêu cầu HS quan sát miếng sắt gỉ và nhận xét về màu sắt gỉ và thử tính dẻo của miếng sắt gỉ.
+ Gỉ sắt còn mang tính chất của kim loại sắt hay không?
+ Hãy giải thích nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại?
Ăn mòn kim loại là gì?
?Kim loại bị ăn mòn sẽ dẫn tới hậu quả gì?
+ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta chuyển sang phần II.
HS quan sát vật mẫu và rút ra nhận xét về tính chất của vật mẫu.
Đại diện HS trả lời các HS khác nhận xét và bổ sung.
-Yêu cầu: 
+ Gỉ sắt giòn, yếu, dễ gẫy.
+ Sắt bị oxi hoá tạo thành gỉ .
+ ảnh hưởng tới sự bền vững của các thiết bị sử dụng.
I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại .
Khái niệm:
Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học của môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
Hoạt động 2.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đế sự ăn mòn kim loại.
Mục tiêu : HS nêu được các yếu tố làm kimloại bị ăn mòn.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu các nhóm quan sát thí nghiệm trả lời câu hỏi.
Từ kết quả thí nghiệm
+ Hãy rút ra nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại ? 
+Tìm VD chứng tỏ khi niệt độ tăng thì sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn?
- Các nhóm sử dụng kết quả TN để rút ra nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
+ Điều kiện cần để kim loại bị ăn mòn là môi trường có cả nước và không khí.
Khi nhiệt độ tăng thì sự ăn mòn xảy ra nhanh hơn.
II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đế sự ăn mòn kim loại
1. ảnh hưởng của các chất trong môi trường.
2. ảnh hưởng của nhiệt độ.
Hoạt động 3.
Làm thế nào để bảo vệ 
các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn.
Mục tiêu : HS nắm được các biện pháp bảo vệ kim loạikhỏi sự ăn mòn.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Từ khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và kiến thức thực tế em hãy cho biết
 + Các biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
Cho ví dụ minh hoạ?
+ Hãy nêu ví dụ mà em và gia đình đã sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
- HS từ kiến thức SGK kết hợp với kiến thức thực tế trả lời câu hỏi .
- Ví dụ:
Rửa cuốc, cào sau khi sử dụng.
III. Làm thế nào để bảo
vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn.
1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường
2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
IV:Củng cố - đánh giá
- Đọc mục ghi nhớ cuối bài SGK tr 66 .
- HS làm bài tập 5 tại lớp.
	Đáp án : a
V: dặn dò
- HS học bài, làm bài tập về nhà 2,3,4 tr 66
- ôn tập chương II để giờ sau luyện tâp.
Rút kinh nghiệm bài giảng

File đính kèm:

  • docH H 9 tiet 27.doc