Bài giảng Tiết 26: Luyện tập chương 2: Kim loại (tiếp theo)

I.Mụctiêu:

1. Kiến thức ;

- HS được ôn tập, hệ thống lại các k/thức cơ bản. So sánh được t/c của nhôm với sắt và so sánh với t/c chung của KL.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy HĐHH của KL để xét và viết các PTHH. Vận dụng để làm các b/tập định tính và định lượng.

3. Thái độ :

- Yêu thích bộ môn

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 26: Luyện tập chương 2: Kim loại (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Tiết : 26
Ngày giảng:...................................
LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2: KIM LOẠI
I.Mụctiêu:
1. Kiến thức ;
- HS được ôn tập, hệ thống lại các k/thức cơ bản. So sánh được t/c của nhôm với sắt và so sánh với t/c chung của KL.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy HĐHH của KL để xét và viết các PTHH. Vận dụng để làm các b/tập định tính và định lượng.
3. Thái độ :
- Yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV :
- Những tấm bìa về t/c, t/phần, ứng dụng của gang và thép để ghép vào bảng trống
2. Chuẩn bị của HS:
 - Ôn tập các k/thức có trong chương
III. Phương pháp:
- Tái hiện kiến thức, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định lớp:.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HS nhắc lại các t/c hh của KL; viết PTHH minh họa cho các t/c.
HS viết dãy h/động hh của một số KL
Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của KL
HS thảo luận nhóm để:
So sánh được t/c hh của nhôm và sắt.
Viết được các PTPƯ minh họa
GV thống nhất ý kiến của các nhóm HS
GV gắn lên bảng s/sánh về t/phần, t/c và s/x gang và thép T68 dạng trống
HS chọn những tấm bìa dán vào bảng cho phù hợp 
HS trả lời câu hỏi:
 - Thế nào là sự ăn mòn KL?
 - Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn KL?
- Tại sao phải bảo vệ KL ko bị ăn mòn?
 - Những biện pháp bảo vệ KL ko bị ăn mòn?
 Hãy lấy VD minh họa.
HS làm bài luyện tập 1, một em lên bảng làm các em khác n/x
1) Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
2) FeCl2 + 3KOH -> Fe(OH)3 + 3KCl
3) Fe(OH)2 + H2SO4 -> Fe SO4 + 2H2O
4) 2Fe + 3Cl2 to 2FeCl3 
5) FeCl3 + 3KOH -> Fe(OH)3 + 3KCl
6) 2Fe(OH)3 to Fe2O3 + 3H2O
7) Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O
8) 3Fe + 2O2 to Fe3O4
HS làm bài tập vào vở
a) Những KL t/d được với d/d HCl là: Fe, Al.
 Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2
b) Những KL t/d được với d/d NaOH là Al
2Al + 2NaOH + 2H2O -> 2NaAlO2 + 3H2
c) Những KL t/d được với d/d CuSO4 là: Fe, Al.
 Fe + Cu SO4 -> Fe SO4 + Cu
 2Al + 3Cu SO4 -> Al2(SO4)3 + 3Cu
 d) Những KL t/d được với d/d AgNO3 là: Fe, Al, Cu.
 Al + 3AgNO3 -> Al(NO3)3 + 3Ag
 Fe + 2AgNO3 -> Fe(NO3)3 + 2Ag
 Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag
HS làm bài luyện tập 3
 Hòa tan 0,54 gam một K/loại R ( Có h/trị III trong hợp chất) bằng 50mld/d HCl 2M. Sau p/ư thu được 0,672 lít khí( ở ĐKTC)
 a) Xác định K/loại R
 b) Tính nồng độ mol của d/d thu được sau p/ư.
 GV gọi HS làm từng bước
 Tổ chức cho HS n/x bài
I. Kiến thức cần nhớ: 
1. Tính chất hóa học của kim loại
Kim loại t/d với PK: Cl2, O2, S.
KL t/d với nước.
KL t/d với d/d a xit
KL t/d với muối
* Dãy HĐHH của một số kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au
ý nghĩa của dãy HĐHH của KL: SGK-54
2. Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có gì giống và khác nhau?
a) T/c hh giống nhau:
-Nhôm, sắt có những t/c hh của KL.
- Nhôm, sắt đều ko t/d với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội .
b) T/c hh khác nhau:
Nhôm có p/ư với kiềm, còn sắt thì ko t/d với kiềm.
Trong các hợp chất, nhôm chỉ có hóa trị III, còn sắt có cả 2 hóa trị II và III
3. Hợp kim của sắtThành phần, t/c và s/x gang, thép
 SGK-68
4. Sự ăn mòn KL và bảo vệ Kl khỏi bị ăn mòn
	SGK-65,66
II. Bài tập: 
1. Bài tập 1:
Viết PTHH biểu diễn sự chuyển hóa sau đây
Fe -> FeCl2 -> Fe(OH)2 -> Fe3O4
 FeCl3->Fe(OH)3 ->Fe2O3->Fe->Fe3O4 
Bài tập 2: 
Có các KL Fe, Al, Cu, Ag. Hãy cho biết trong các KL trên, KL nào t/d được với:
 a) Dung dịch HCl
 b) Dung dịch NaOH
 c) Dung dịch Cu SO4
 d) Dung dịch AgNO3
 Viết các PTPƯ xảy ra.
Bài luyện tập 3:
a)
2R + 6HCl -> 2RCl3 + 3H2
nH2 = 0,672: 22,4 = 0,03 mol
Theo PTPƯ
nR =(nH2 . 2 ) : 3 = (0,03 . 2) : 3 = 0,02mol
MR = m : n = 0,54 : 0,02 = 27
Vậy R là Al
b)
nHCl(Đầu bài) = 2 . 0,05 = 0,1 mol
nHCl(p/ư) = 2nH2 = 2 . 0,03 = 0,06 mol
nHCl dư =0,1 – 0,06 = 0,04 mol
nAlCl3 = nAl = 0,02 mol
CM HCl dư = n : V = 0,04 : 0,05 = 0,8 M
CM AlCl3 = 0,02 : 0,05 = 0,4 M
3. Dặn dò, ra bài tập về nhà: 
Chuẩn bị cho buổi thực hành
Ra bài tập về nhà: 1,2,3,4,5,6,7 SGK- 69
V. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 26.doc