Bài giảng Tiết 26 - Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

1. Kiến thức

- Học sinh trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng.

- Nêu được sự đạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng phân tích.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 26 - Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/2011
Ngày dạy: 7A :23/11/2011
 7B :24/11/2011
Lớp hình nhện
 Tiết 26
	Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng.
- Nêu được sự đạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng phân tích.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.
II. Chuẩn bị
- Mẫu: con nhện
- Tranh câm cấu tạo ngoài của nhện và các mảnh giấy rời ghi tên các bộ phận, chức năng từng bộ phận.
- Tranh một số đại diện hình nhện.
- HS: Kẻ sẵn bảng 1,2 vào vở.
III. hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 - Trình bày vài trò của giáp xác?
3. Bài mới
	Mở bài: GV giới thiệu lớp hình nhện: là động vật có kìm, là chân khớp ở cạn đầu tiên với sự xuất hiện của phổi và ống khí, hoạt động chủ yếu về đêm.
- Giới thiệu đại diện của lớp là con nhện.
Hoạt động 1:Nhện
 a. Đặc điểm cấu tạo:
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu con nhện, đối chiếu với hình 25.1 SGK.
- Yêu cầu HS:
+ Xác định giới hạn phần đầu ngực và phần bụng?
+ Mỗi phần có những bộ phận nào?
- GV treo tranh cấu tạo ngoài, gọi HS lên trình bày.
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình 25.1, hoàn thành bài tập bảng 1 trang 82.
- GV treo bảng 1 đã kẻ sẵn, gọi HS lên bảng điền.
- HS quan sát hình 25.1 trang 82, đọc chú thích, xác định các bộ phận trên mẫu con nhện.
- Yêu cầu nêu được:
- Cơ thể gồm 2 phần:
+ Đầu ngực: đôi kìm, đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò.
+ Bụng: khe thở, lỗ sinh dục, núm tuyến tơ.
- 1 HS trình bày trên tranh, cả lớp bổ sung.
- HS thảo luận, làm rõ chức năng từng bộ phận, điền vào bảng1.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận
Các phần cơ thể
Tên bộ phận quan sát
Bảng chuẩn kiến thức:
Chức năng
Đầu – ngực
- Đôi kìm có tuyến độc.
- Đôi chân xúc giác phủ đầy lông
- 4 đôi chân bò
- Bắt mồi và tự vệ
- Cảm giác về khứu giác, xúc giác
- Di chuyển chăng lưới
Bụng
- Đôi khe thở
- 1 lỗ sinh dục
- Các núm tuyến tơ
- Hô hấp
- Sinh sản
- Sinh ra tơ nhện
 b. Tập tính
- Vấn đề 1: Chăng lưới
- GV yêu cầu HS quan sát hình 25.2 SGK, đọc chú thích và sắp xếp quá trình chăng lưới theo thứ tự đúng.
- GV chốt lại đáp án đúng:
4, 2, 1,3.
- Vấn đề 2: Bắt mồi
- GV yêu cầu HS đọc thông tin về tập tính săn mồi của nhện và sắp xếp lại theo thứ tự đúng.
- GV cung cấp đáp án đúng: 4, 1, 2, 3.
- Nhện chăng tơ vào thời gian nào trong ngày?
- GV có thể cung cấp thêm thông tin: 
+ Hình phễu (thảm): chăng ở mặt đất
+ Hình tấm: Chăng ở trên không.
- Các nhóm thảo luận, đánh số vào ô trống theo thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung.
- 1 HS nhắc lại thao tác chăng lưới đúng.
- HS nghiên cứu kĩ thông tin, đánh thứ tự vào ô trống.
- Thống kê số nhóm làm đúng.
- HS trả lời.
- Lắng nghe GV giảng.
 Kết luận: 
- Chăng lưới săn bắt mồi sống.
- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm
Hoạt động 2: Sự đa dạng của lớp hình nhện
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và hình 25.3, 4, 5 SGK, nhận biết một số đại diện của hình nhện.
- GV thông báo thêm một số hình nhện: nhện đỏ hại bông, ve, mò, bọ mạt, nhện lông, đuôi roi.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 2 trang 85.
- GV chốt lại bảng chuẩn.
- Từ bảng 2, yêu cầu HS nhận xét:
+ Sự đa dạng của lớp hình nhện?
+ Nêu ý nghĩa thực tiễn của hình nhện?
- HS nắm được một số đại diện:
+ Bọ cạp
+ Cái ghẻ
+ Ve bò
- Các nhóm hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm đọc kết quả, lớp bổ sung.
- HS rút ra nhận xét sự đa dạng về:
+ Số lượng loài
+ Lối sống
+ Cấu tạo cơ thể
Kết luận: 
- Lớp hình nhện đa dạng, có tập tính phong phú.
- Đa số có lợi, một số gây hại cho người, động vật và thực vật.
4. Củng cố – Dặn dò.
 a,Củng cố 
	Đánh dấu X vào câu trả lời đúng
Câu 1: Số đôi phần phụ của nhện là:
a. 4 đôi
b. 5 đôi
c. 6 đôi
Câu 2: Để thích nghi với lối săn mồi, nhện có các tập tính:
	a. Chăng lưới
	b. Bắt mồi
	c. Cả a và b
- GV treo tranh câm cấu tạo ngoài của nhện:
+ 1 HS lên điền tên các bộ phận
+ 1 HS lên điền chức năng từng bộ phận bằng cách đính các tờ giấy rời.
 b, Dặn dò.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm: con châu chấu.
Ngày soạn: 19/11/2011
Ngày dạy: 25/11/2011
Lớp sâu bọ
 Tiết 27 Bài 26: Châu chấu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chấu chấu liên quan đến sự di chuyển.
- Nêu được các đặc điểm cấu tạo trong,đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản và phát triển.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Mẫu: con châu chấu,mô hình châu chấu
- Tranh cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu.
III. hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm cấu tạo của nhện?vai trò của lớp hình nhện?
3. Bài mới
	 Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGk, quan sát hình 26.1 và trả lời
- Cơ thể châu chấu gồm mấy phần?
- Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu?
- GV yêu cầu HS quan sát con châu chấu (hoặc mô hình), nhận biết các bộ phận ở trên mẫu (hoặc mô hình).
- Gọi HS mô tả các bộ phận trên mẫu (mô hình)
+ So với các loài sâu bọ khác khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không? Tại sao?
- GV đưa thêm thông tin về châu chấu di cư.
- HS quan sát kĩ hình 26.1 SGK trang 86, nêu được;
+ Cơ thể gồm 3 phần:
Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng
Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
Bụng: Có các đôi lỗ thở
- HS đối chiếu mẫu với hình 26.1, xác định vị trí các bộ phận trên mẫu.
- 1 HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
+ Linh hoạt hơn vì chúng có thể bò, nhảy hoặc bay.
Kết luận: 
- Cơ thể gồm 3 phần:
+ Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng.
+ Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
+ Bụng: Nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở.
- Di chuyển: Bò, nhảy, bay.
Hoạt động 2: Cấu tạo trong
- GV yêu cầu HS quan sát hình 26.2, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Châu chấu có những hệ cơ quan nào?
- Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá?
- Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào?
- Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS tự thu nhận thông tin, tìm câu trả lời.
+ Châu chấu có đủ 7 hệ cơ quan.
+ Hệ tiêu hoá: miệng, hầu, diều, dạ dày, ruột tịt, ruột sau, trực tràng, hậu môn.
+ Hệ tiêu hoá và bài tiết đều đổ chung vào ruột sau.
+ Hệ tuần hoàn không làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng.
- Một vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
.
Kết luận: 
- Như thông tin SGK trang 86, 87
Hoạt động 3: Dinh dưỡng
(- GV không dạy hình 26.4 SGK )
- Thức ăn của châu chấu là gì?
- Thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
- Vì sao bụng châu chấu luôn phập phồng?
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- 1 vài HS trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
- Châu chấu ăn chồi và lá cây.
- Thức ăn tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hoá nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.
- Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng.
Hoạt động 4: Sinh sản và phát triển
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGk và trả lời câu hỏi:
- Nêu đặc điểm sinh sản của châu chấu?
- Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần?
- HS đọc thông tin ở SGK trang 87 và tìm câu trả lời.
+ Châu chấu đẻ trứng dưới đất.
+ Châu chấu phải lột xác để lớn lên vì vỏ cơ thể là vỏ kitin.
Kết luận: 
- Châu chấu phân tính.
- Đẻ trứng thành ổ ở dưới đất
- Phát triển qua biến thái.
4. Củng cố – Dặn dò.
 a,Củng cố (Không yêu cầu HS trả lời câu 3 tr88 SGK)
Những đặc điểm nào giúp nhận dạng châu chấu trong các đặc điểm sau:
a. Cơ thể có 2 phần đầu ngực và bụng.
b. Cơ thể có 3 phần đầu, ngực và bụng
c. Có vỏ kitin bao bọc cơ thể
d. Đầu có 1 đôi râu
e. Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
g. Con non phát triển qua nhiều lần lột xác.
b, Dặn dò.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Sưu tầm tranh ảnh về các đại diện sâu bọ.
- Kẻ bảng trang 91 vào vở.

File đính kèm:

  • docSINH 7.14.doc