Bài giảng Tiết 25 - Bài 19 : Sắt (tiết 1)

 1: Kiến thức

 - HS trình bày được tính chất vật lý và tính chất hoá học của sắt , biết liên hệ

 tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống sản xuất.

 2: Kĩ năng

 - HS biết dự đoán tính chất hoá học của sắt từ tính chất chung củakim loại và

 vị trí của sắt trong dãy hoạt động hoá học của kim loại.

 - HS biết dùng TN và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán để đi đến kết

 luận về tính chất hoá học của sắt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 25 - Bài 19 : Sắt (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/11/2008
Ngày giảng:25/11/2008
tiết 25 . bài 19 :
sắt
Những kiến thức đã biết có liên quan
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- Tính chất hoá học của kim loại
Tính chất hoá học của sắt, tính chất vật lí của sắt .
ỉng dụng của sắt trong cuộc sống
I: Mục tiêu:
 1: Kiến thức
 - HS trình bày được tính chất vật lý và tính chất hoá học của sắt , biết liên hệ 
 tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống sản xuất.
 2: Kĩ năng
 - HS biết dự đoán tính chất hoá học của sắt từ tính chất chung củakim loại và
 vị trí của sắt trong dãy hoạt động hoá học của kim loại.
 - Hs biết dùng TN và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán để đi đến kết 
 luận về tính chất hoá học của sắt.
 Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của sắt(Tác dụng với phi 
 kim; với dd axit; dd muối của kim loại hoạt động kém hơn sắt).
 3: Thái độ.
 - Có ý thức học tập, nghên cứu khoa học.
II: chuẩn bị
 1. Đồ dùng chủ yếu.
 a) Với giáo viên.
 - Hoá chất: Dây sắt quấn lò so;bình đựng khí clo; dd HCl 
 - Dụng cụ: Đèn cồn; ống nghiệm;kẹp gỗ; pipet.
 b) Với học sinh.
 - Đọc trứơc bài mới.
 2. Phương pháp dạy học chủ yếu.
 	Phương pháp trực quan , thảo luận nhóm
III: tổ chức dạy học.
 1: ổn định tổ chức.
	9a
	9b
	9c
 2: Kiểm tra bài cũ.
 HS1 . Trình bày tính chất của nhôm? Viết PTHH minh hoạ?
 3: Bài mới.
 GV giới thiệu bài:
 - GV gọi một HS trình bày dãy hoạt động hoá học của kim loại và yêu cầu HS xác định vị trí của sắt và dự đoán những tính chất mà sắt có thể có?
 - Nội dung của bài học này chúng ta sẽ kiểm chứng những dự đoán đó để rút ra kết luận về tính chất của sắt.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 Hoạt động 1.
Tìm hiểu tính chất của sắt.
Mục tiêu :HS dự đoán và làm TN đê kiểm cứn tính chất hoá học của sắt.
- GV cho HS quan sắt chiếc đinh sắt làm sạch gỉ trả lời câu hỏi .
- Trang thái, màu sắc của sắt?
Từ những ứng dụng thực tiễn của sắt hãy nêu nhận xét vầ tính dẫn nhiệt , tính dẫn điện , tính dẻo,...của sắt?
- So sánh tính dẫn nhiệt của sắt với nhôm , em có nhận xét gì?
- GV cho thanh nam châm gần lại chiếc đinh sắt thông bào cho hs tính nhiễm từ .
GV chuẩn kiến thức.
Sắt có đầy đủ tính chất vật lí của kim loại, vị trí của sắt trong dãy hoạt động của kim loại đ vậy sắt có tính chất hoá học của kim loại k 
Trong chương trình lớp 8 chúng ta đã làm TN về phản ứng của sắt với một phi kim
- Cho biết đó là phi kim nào, ?Nêu hiện tượng ? Giải thích? Viết PTHH?.
- Xác định hoá trị của sắt trong hợp chất Fe3O4(lưu ý khi cho Fe3O4 tác dụng với axit sẽ tạo thành 2 muối).
+ Sắt có tác dụng với phi kim không?Sản phẩm tạo thành thuộc loại hợp chất gì?
GV làm TN đốt cháy sắt trong bình khí clo và yêu cầu HS quan sát.
+ Nêu hiện tượng ? Giải thích? Viết PTHH?.
GV: Trong đk nhiệt độ cao, sắt còn khả năng tác dụng với nhiều phi kim khác như S, Brôm để tạo muối.
- Vậy qua những phần đã học em có nhận xét gì về tính chất hoá học của sắt và hoá trị của sắt trong các hợp chất?
GV chuẩn kiến thức.
GV yêu cầu các nhóm làm TN cho bột sắt tác dụng dd HCl.
- Xác định hoá trị của sắt trong hợp chất sản phẩm.
GV chuẩn kiến thức.
- GVmở rộng:
sắt còn tác dụng với HNO3 đặc nóng , H2SO4 đặc nóng tạo muối sắt (III) không giải phóng hiđrô.
Sắt không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
+ Sắt có khả năng tác dụng với những dd muối của những kim loại nào ? Tại sao?
+ Hãy nêu một TN đã làm về tính chất này?Viết PTHH minh hoạ?
+ Hoá trị của sắt trong các sản phẩm?
- HS quan sát trả lời câu hỏi 
- Sắt có đầy đủ tính chất vật lí của kim loại. ( dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, tính dẻo ) . 
HS tự rút ra kết luận .
-HS trả lời câu hỏi dự đoán tính chất của sắt .
Yêu cầu : Sắt mang đầy đủ tính chất của kim loại .
- HS quan sát hiện tượng, giải thích trả lời câu hỏi . 
Yêu cầu : 
+ Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ .
đ sắt đã phản ứng với clo .
- HS làm thí nghiệm theo nhóm . Thư kí ghi chép hiện tượng , rút ra nhận xét .
- 1 HS lên bảng viết phương trình phản ứng . 
- HS làm thí nghiệm theo nhóm . Thư kí ghi chép hiện tượng , rút ra nhận xét .
- 1 HS lên bảng viết phương trình phản ứng .
I. Tính chất vật lí
Kết luận : 
- Sắt là kim loại ở trạng thái rắn, màu trắng xám , có ánh kim.
- Dẫn điện , dẫn nhiệt tốt, dẻo, ánh kim, có tính nhiễm từ, d=7,86g/cm3(là kim loại nặng), t0n/c = 15390C.
II. Tính chất hoá học
1:Tác dụng với phi kim.
PTHH:
3Fe + 2O2 đ Fe3O4( FeO.Fe2O3)
- Tác dụng với clo.
Tác dụng với clo tạo thành muối sắt (III) clorua.
PTHH:
2Fe + 3Cl2 đ 2 FeCl3.
-Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối trong đó sắt có hoá trị II hoặc III.
2: Tác dụng với dd axit 
TN 1 : SGK ( 59 ) 
PTHH:
Fe + 2 HCl đ FeCl2 + H2 ư.
-sắt tác dụng với HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng, tạo thành muối sắt III , không giải phóng hiđrô.
PTHH:
2Fe + 6 H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6 H2O
Fe +6 HNO3 đ Fe(NO3)2 + 3NO2 + H2O
3 :Tác dụng với dd muối.
TN 2 : SGK tr 59 .
PTHH:
Fe +CuSO4 đ FeSO4 + Cu ¯
Fe tác dụng với dd muối của những kim loại kém hoạt động hơn tạo thành dd muối sắt và kim loại mới.
IV:Củng cố - đánh giá.
- So sánh tính chất của nhôm và sắt rút ra nhận xét.
HS làm bài tập sau:
Fe đ FeCl3 đ Fe(OH)3 đ Fe2O3.
¯
FeCl2 đ Fe(OH)2 đ FeO
V: dặn dò về nhà.
GV hd HS làm bài tập 5.
Viết PTHH:
Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu ¯ (1) ị Fe dư.
 B A A
Cu + HCl không có phản ứng. ị khối lượng của đồng tính theo (1).
Fe + HCl đ FeCl2 + H2 ư(2).
2 NaOH + FeSO4 đ Na2SO4 + Fe(OH)2 ¯(3)
Theo bài ra : Số mol CuSO4 = 0,01 .1 = 0,01(mol).
Theo (1) tính số mol FeSO4 s thể tích NaOH = 1M.
Vì Fe tác dụng hết với HCl đ A là Cu đ số mol Cu = 0,01 đ khối lượng Cu =?
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docH H 9 tiet 25.doc
Giáo án liên quan