Bài giảng Tiết : 25 - Bài 19: Sắt (tiếp)

. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- HS biết tính chất vật lý, tính chất hóa học của sắt.

- Biết liên hệ tính chất của Fe với một số ứng dụng của Fe trong thực tế đời sống sản xuất.

2. Kỹ năng.

- Dự đoán t/c hóa học của Fe từ tính chất hóa học chung của Kim loại dựa vào vị trí của Fe trong DHĐHH của L/loại.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 25 - Bài 19: Sắt (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/07
Ngày dạy: 16/11/07
Tiết : 25
bài 19 . sắt
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- HS biết tính chất vật lý, tính chất hóa học của sắt.
- Biết liên hệ tính chất của Fe với một số ứng dụng của Fe trong thực tế đời sống sản xuất.
2. Kỹ năng.
- Dự đoán t/c hóa học của Fe từ tính chất hóa học chung của Kim loại dựa vào vị trí của Fe trong DHĐHH của L/loại.
- Làm TN kiểm chứng dự doán.
- Viết PT hóa học.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc và tiết kiệm khi thực hành.
II. Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thực hành thí nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị .
- TN1. Fe t/d với oxi.
- TN2. Fe t/d với S.
- TN3. Fe t/d với dd HCl
- TN4. Fe t/d với dd CuSO4
IV. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định lớp : (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Nêu tính chất hóa học của Nhôm.
3. Bài mới: (30')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (5')
Tìm hiểu tính chất hóa học của Fe.
HS. Liên hệ thực tế một số vật dụng bằng sắt.
? Nêu tính chất vật lý của Fe.
HS. Trả lời - nhận xét - Bổ xung.
GV. dùng năm châm lại gần Fe.
HS. quan sát nêu nhận xét ( tinh nhiễm từ).
I. Tính chất vật lý.
- KHHH. Fe
- NTK. 56.
- Fe có màu trăng xám, dãn điện, nhiệt, dẻo 
- Fe có tính nhiễm từ
- Là kim loại nặng D= 7,86g/Cm3.
- tonc= 1539oC.
Hoạt động 2: (25')
Tìm hiểu tính chất hóa học của Fe.
? Dự đoán Fe có tính chất hóa học nào của KL.
HS. dự đoán dựa vào vị trí của Fe trong DHĐHH của kim loại.
GV. tiến hành TN. đốt sắt trong lọ chứa khí oxi.
HS. quan sát - Nêu nhận xét - Viết PT.
GV. tiến hành làm TN trộn bột sắt với bột lưu huỳnh rồi đốt.
HS. Quan sát - Nhận xét - Viết PT.
GV. thông tin ở to Fe p/u với nhiều phi kim khác như S, Br, Cl2... tạo muối.
? Qua các t/n trên nêu nhận xét về t/c hóa học Fe t/d với PK.
HS. trả lời - nhận xét.
GV. chuẩn bị thí nghiệm Fe t/d với dd HCl.
HS. biểu diễn TN. Các HS khác quan sát - nêu nhận xét - viết PT
GV. chuẩn bị t/n Fe tác dụng với dd CuSO4
HS. biểu diễn TN- quan sát - nhận xét - viết PT.
? quan sát trong DHĐHH của k/l sau Fe còn những K/l nào.
HS. quan sát trả lời ( Pb, Ag, Au)
? Fe còn p/u được với muối của những kim loại nào khác.
HS. Trả lời ( Muối của các k/l Pb, Ag)
? Qua các TN trên nêu kết luận về tính chất hóa học của Fe.
HS. nêu kết luận.
II. Tính chất hóa học của Fe.
1. Tác dụng với phi kim.
a, Tác dụng với oxi.
Fe(r)+ O2(k)Fe3O4(r)
b, Tác dụng với Lưu huỳnh.
Fe(r)+ S(r) FeS(r)
- Fe tác dụng với nhiều phi kim tạo muối hoặc oxit.
2. Tác dụng với dung dịch axit.
Fe(r)+ HCl(dd)FeCl2(dd)+H2(k)
* Chú ý Fe không phản ứng với dd H2SO4, HNO3 đặc , nguội.
3. Tác dụng với dd muối.
Fe(r+ CuSO4(dd) FeSO4(dd)+ Cu(r)
=> Fe có các tính chất hóa học chung của Kim loại.
 4. Củng cố: (8')
HS. nhắc lại các nội dung học trong bài.
GV. chốt lại toàn bài.
Bài tập.
1. Cho đinh Fe vào dd AgNO3 sau một thời gian đưa ra sấy khô. Khối lượng đinh Fe so với ban đầu là:
a, Tăng. b, Giảm. 
c, Không thay đổi. d, Chưa xác định được.
2. Fe có thể phản ứng với các dd nào sau đây.
a, DD CuCl2 b, DD AgNO3 c, DD HCl
d, DD H2SO4 89%. e, Chỉ a,b,c là phản ứng được.
Đ/A. 1- a. 
 2- e
5. Dặn dò: (1')
- BTVN: 1, 2, 3, 4 ,5 SGK/60.
- Chuẩn bị trước baig 20.

File đính kèm:

  • docTiet 25.doc
Giáo án liên quan