Bài giảng Tiết 23 – Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại (tiết 6 )

. Kiến thức:

- HS biết: Dãy hoạt động hoá học của kim loại.

- HS hiểu: Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại: “Cách sắp xếp các kim loại vào dãy hoạt động hoá học của kim loại: kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn đứng trước kim loại hoạt động hoá học yếu hơn”.

- HS vận dụng: được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với dung dịch nước và với dung dịch muối.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 23 – Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại (tiết 6 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 – Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại
I – Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết: Dãy hoạt động hoá học của kim loại. 
- HS hiểu: ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại: “Cách sắp xếp các kim loại vào dãy hoạt động hoá học của kim loại: kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn đứng trước kim loại hoạt động hoá học yếu hơn”.
- HS vận dụng: được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với dung dịch nước và với dung dịch muối.
2. Kĩ năng:
- HS biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại nào hoạt động mạnh, kim loại nào hoạt động yếu, và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút cách sắp xếp của dãy.
- Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại từ các thí nghiệm và các phản ứng đã biết.
- Viết được các PTHH chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
3. Thái độ:
Kích thích trí tò mò ham hiểu biết của HS, từ đó các em yêu thích bộ môn hoá học.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1. GV:
a. Hoá chất: 
 Đinh sắt, dây đồng, dd FeSO4 , dd CuSO4 , dây bạc, dd AgNO3, dd HCl, mẩu Na, dd phenolphtalein.
b. Dụng cụ:
 Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm.
c. Các đồ dùng dạy học khác:
 Bài giảng điện tử. 
2. HS: 
- Học bài 16: Tính chất hoá học của kim loại.
- Chuẩn bị bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại.
III – Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV chiếu: 
Kiểm tra bài cũ
 Cho các cặp chất sau, cặp chất nào xảy ra phản ứng hoá học, viết PTHH để chứng minh.
Fe và ddCuSO4
Cu và dd FeSO4
Zn và dd HCl
Cu và dd HCl
Na và nước
- GV yêu cầu: + 1HS lên bảng trình bày.
 + Các HS khác làm vào vở ghi, 2 bạn làm nhanh nhất 
 được chấm điểm và lấy vào điểm miệng.
- Cả lớp nhận xét, GV chữa nếu HS làm sai.
2. Bài mới: 
a. Vào bài: 
 Sắt tác dụng được với dd đồng sunfat còn đồng không tác dụng được với dd sắt (II) sunfat. Vậy mức độ hoạt động hoá học của đồng và sắt là khác nhau. 
 Mức độ hoạt động hoá học khác nhau của các kim loại được thể hiện như thế nào? Có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với các chất khác hay không? 
 Dãy hoạt động hoá học của kim loại sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
2. Bài mới:
Tiết 23 – Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại
Hoạt động 1: Nghiên cứu dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào?
Hoạt động của thày và trò
Ghi bảng
(?) Bài học của chúng ta hôm nay gồm những nội dung chính nào?
- HS: phát biểu.
- GV: chiếu 2 nội dung bài.
- GV: chiếu lệnh
Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
+ Cho đinh sắt vào dd CuSO4.
+ Cho dây đồng vào dd FeSO4.
 Sau 30 giây lấy đinh sắt và dây đồng ra quan sát, nêu hiện tượng và viết PTPƯ.
- GV yêu cầu 1 HS đọc to nhiện vụ.
- GV phát dụng cụ và hoá chất cho các nhóm.
(?) Màu sắc trạng thái của các chất trước khi làm thí nghiệm?
HS:
- HS làm thí nghiệm theo nhóm .
- Nhóm nhanh nhất báo cáo, các nhóm khác nhận xét – bổ sung.
(?) Hiện tượng thí nghiệm chứng tỏ có những PƯHH nào xảy ra? Viết PTHH?
HS: trình bày bảng. 
HS khác nhận xét – bổ sung.
(?) Em hãy so sánh độ hoạt động hoá học của sắt với đồng?
HS:
- GV: Nếu đặt kim loại hoạt động hoá học mạnh đứng trước kim loại hoạt động hoá học yếu thì em sắp xếp vị trí của sắt và đồng như thế nào?
HS:
- GV chiếu lệnh.
+ GV: Biểu diễn thí nghiệm.
Cho dây đồng vào dd AgNO3
Cho dây bạc vào dd CuSO4
+ HS hoạt động cá nhân: quan sát dây đồng và dây bạc trước và sau thí nghiệm. Viết PTHH xảy ra.
- HS đọc lệnh.
(?) Màu sắc trạng thái của các chất trước khi làm thí nghiệm?
HS:
- GV làm thí nghiệm cho HS quan sát.
(?) Dấu hiệu nào chứng tỏ có PƯHH xảy ra? Viết PTHH?
HS: trình bày bảng. 
HS khác nhận xét – bổ sung.
(?) Giữa bạc và đồng, kim loại nào hoạt động hoá học mạnh hơn?
HS:
(?) Nếu xếp Cu đứng trước Ag đúng hay sai?
HS: đúng
- GV chiếu lệnh:
Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
+ Cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dd HCl.
+ Cho lá đồng vào ống nghiệm đựng dd HCl.
+ Chú ý bề mặt đinh sắt và lá đồng, ở ống nghiệm nào có PƯHH? Viết PTHH?
- Yêu cầu 1HS đọc lệnh.
- Gọi đại diện nhóm nhanh nhất báo cáo, các nhóm khác nhận xét – bổ sung.
- Yêu cầu nêu được:
+ Cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dd HCl thấy có bọt khí thoát ra.
+ Cho lá đồng vào ống nghiệm đựng dd HCl không có hiện tượng gì .
+ HS lên viết PTHH.
(?) Em cho biết độ hoạt động hoá học của Fe so với H và của Cu so với H? Giải thích?
HS: 
(?) Em hãy sắp xếp vị trí của H, Cu, Fe theo chiều giảm dần độ hoạt động hoá học?
HS: 
- GV chiếu lệnh:
GV biểu diễn thí nghiệm, HS hoạt động nhóm nhỏ (bàn 3 người).
+ Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào 2 cốc nước cất.
+ Cho đinh sắt vào cốc 2.
+ Cho mẩu natri vào cốc 1.
+ Nhóm quan sát thí nghiệm và cho biết cốc nào có PƯHH? Giải thích viết PTHH?
- GV yêu cầu 1 HS đọc lệnh.
- GV làm thí nghiệm.
- Gọi đại diện nhóm nhanh nhất báo cáo, các nhóm khác nhận xét – bổ sung.
- Yêu cầu nêu được:
+ Cốc 1: Mẩu natri nóng chảythành giọt tròn chạy trên mặt nước; dd từ không màu thành màu hồng.
+ Cốc 2: không có hiện tượng gì chứng tỏ sắt không phản ứng với nước ở điều kiện thường.
(?) Dung dịch phenolphtalein dùng để nhận biết dung dịch nào?
HS:
(?) Vậy Na tác dụng với nước tạo thành dung dịch nào?
HS: dd NaOH
- Yêu cầu HS lên viết PTHH
- Sắt không phản ứng với nước ở điều kiện thường, còn natri tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường.
(?) Nhận xét độ hoạt động hoá học của Na và Fe?
HS: 
(?) Vậy sắp xếp Na và Fe như thế nào?
HS:
(?) Nhìn vào kết quả 4 thí nghiệm trên, em hãy sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần độ hoạt động hoá học?
HS: Na , Fe , H , Cu , Ag
- Bằng nhiều thí nghiệm khác nữa người ta xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần độ hoạt động hoá học gọi là “Dãy hoạt động hoá học của kim loại”
- GV chiếu: Dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- GV: ở cấp học cao hơn các em sẽ nghiên cứu dãy dài hơn (nhiều kim loại hơn).
(?) Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng dựa vào các thí nghiệm về tính chất hoá học nào của kim loại?
HS: Kim loại tác dụng với axit
 Kim loại tác dụng với dd muối
 Kim loại tác dụng với nước.
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
I - Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào?
1. Thí nghiệm 1:
Fe(r) + CuSO4(dd) FeSO4(dd) + Cu(r) 
Cu(r) + FeSO4(dd) không phản ứng
Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồng.
Sắp xếp: Fe , Cu
2. Thí nghiệm 2:
Cu(r)+2AgNO3(dd) Cu(NO3)2(dd)+ 2Ag(r) 
 Ag(r) + CuSO4(dd) không phản ứng
Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc.
Sắp xếp: Cu , Ag
3. Thí nghiệm 3:
Fe(r)+2HCl(dd) FeCl2(dd)+ H2(k)
Cu(r)+ HCl(dd) không phản ứng
Sắp xếp: Fe , H , Cu 
4. Thí nghiệm 4:
2Na(r)+ 2H2O(l) 2NaOH(dd)+ H2(k)
Fe(r)+ H2O (l) không phản ứng
Sắp xếp: Na , Fe
* Dãy hoạt động hoá học của kim loại:
(SGK)
Hoạt động 1: Nghiên cứu dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động của thày và trò
Ghi bảng
- GV chiếu lệnh:
 Cá nhân HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1. Mức độ hoạt động hoá học của kim loại từ trái sang phảI như thế nào?
2. Nhận xét gì về các kim loại đứng trước Mg?
3. Những kim loại nào tác dụng được với dd axit (HCl , H2SO4 loãng) giải phóng khí H2?
4. Những kim loại nào tác dụng được với dung dịch muối?
- Yêu cầu cá nhân HS trả lời từng câu, HS khác nhận xét – bổ sung.
- GV chốt: Đó là 4 ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- GV chiếu 4 ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại (dạng sơ đồ).
(?) Nếu không làm thí nghiệm, em hãy dự đoán Mg có tác dụng với nước ở điều kiện thường không?
HS: 
(?) Mg có tác dụng với dd HCl không?
HS:
- Vậy ta có thể dự đoán phản ứng của kim loại với chất khác dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại.
II - Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
(SGK)
3. Củng cố: 
(?) Bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những nội dung nào?
HS: + Dãy hoạt động hoá học của kim loại.
 + ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- GV chiếu bài tập 1.
* Bài tập 1: Cá nhân khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: bài 1 SGK/ 54
Câu 2: bài 2 SGK/ 54
- GV chiếu đáp án.
- GV chiếu trò chơi: Thi tiếp sức
+ Luật chơi: Lớp chia 2 đội, mỗi đội cử 1 bạn làm ban giám khảo.
 Thời gian thi 3 phút.
 Mỗi người chỉ hoàn thành 1 PTHH, nếu vi phạm đội đó bị mất lượt.
+ Nội dung: Cho các kim loại sau:K , Mg , Cu
Kim loại nào tác dụng với dd FeSO4.
Kim loại nào tác dụng với dd HCl.
Kim loại nào tác dụng với H2O ở điều kiện thường.
+ Cách tính điểm: đúng 4 PTHH (8 điểm), thời gian (2 điểm).
- GV yêu cầu 1 HS đọc rõ luật chơi, cách tính điểm.
- Yêu cầu mỗi đội cử 4 thành viên tham gia chơi, còn các bạn khác làm khán giả cổ vũ cho đội chơi của mình.
- Cho thành viên 2 đội chơi nhận xét bài thi của nhau.
- GV nhận xét chung và chối lại ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài: 3, 4, 5/ 54SGK
- Hướng dẫn bài 5SGK/54.
+ Viết PTHH chất rắn còn lại là đồng.
+ Từ 
+ Đọc bài “Nhôm”.

File đính kèm:

  • docT23 b17 nhan cva.doc
Giáo án liên quan