Bài giảng Tiết 22: Tính chất hoá học chung của kim loại

. MỤC TIÊU .

 1. Kiến thức .

 - Học sinh trình bày được tính chất hoá học chung của kim loại nói chung : tác dụng của kim loại với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối. Viết được phương trình minh hoạ tính chất cho các tính chất .

 2. Kĩ năng .

 Biết cách rút ra tính chất hoá học của kim loại bằng cách:

 - Nhớ lại các kiến thức đã biế từ lớp 8 và kiến lớp 9

 - Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét.

 - Từ tính chất của một số kim loại rút ra tính chất của các kim loại nói chung.

 - Kĩ năng viết phương trình phản ứng hoá học của kim loại .

 3. Thái độ .

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 22: Tính chất hoá học chung của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 9/11/2008
Ngày giảng : 11/11/2008
Tiết 22
tính chất hoá học chung của kim loại 
Những kiến thức đã biết có liên quan
 Những kiến thức mới cần hình thành cho học sinh.
Kim loại tác dụng với axit
Tác dụng với dung dịch muối
Các tính chất hoá học của kim loại .
I. mục tiêu .
 1. Kiến thức .
 - Học sinh trình bày được tính chất hoá học chung của kim loại nói chung : tác dụng của kim loại với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối. Viết được phương trình minh hoạ tính chất cho các tính chất .
 2. Kĩ năng .
 Biết cách rút ra tính chất hoá học của kim loại bằng cách:
 - Nhớ lại các kiến thức đã biế từ lớp 8 và kiến lớp 9 
 - Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét.
 - Từ tính chất của một số kim loại rút ra tính chất của các kim loại nói chung.
 - Kĩ năng viết phương trình phản ứng hoá học của kim loại .
 3. Thái độ .
 - Giáo dục ý thức nghiên cứu khoa học .
II . Chuẩn bị 
 1. Đồ dùng dạy học
 a) GV : - Chuẩn bị khí clo
 - Dụng cụ thí nghiệm Na tác dụng với clo .
 - ống nghiệm, đèn cồn, diêm,. 
 HOá chất : CuSO4 , đinh sắt, kim loại Na, dịch HCl đặc, MnO2 rắn,
 b) HS : .
 2 . Phương pháp dạy họcchủ yếu 
	Trực quan + thảo luận nhóm + Vấn đáp + diễn giải.
iii. tiến trình dạy học
1. ổn đinh tổ chức . ( 1phút )
	9a
	9b
	9c
2. Kiểm tra bài cũ.
- HS 1 : Nêu tính chất vật lí của kim loại và ứng dụng của chúng ?
3. Bài mới . 
Mơ bài : GV gọi HS nêu một vài kim loại mà đã biết. Trong thực tế có hơn 80 kim loại khác nhau, chúng có ứng dụng rông rãi trong đời sống sản xuất. Để sử dụng hiệu quả phải biết tính chất hoá học của chúng . Vậy chúng có tính chất gì ?Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
HS tìm hiểu phản ứng của kim loại tác dụng với phi kim 
- GV em hãy cho kim loại có phản ứng với õi không? Nêu hiệng tượng? Viết PTHƯ ? 
- GV yêu cầu HS lên viết phương trình thí nghiệm tính chất hoá học của sắt tác dụng với kim loại. 
+ Kim loại phản ứng với các phi kim khác như thế nào? 
- Làm thí nghiệm về phản ứng giữa natri và clo, hướng dẫn học sinh quan sát, cho nhận xét về trạng thái, màu sắc, ngọn lửa, sản phẩm tạo thành. 
- GV giới thiệu sản phẩm tạo thành sau phản ứng . Yêu cầu HS lê bảng viết phương trình phản ứng 
- Giáo viên nhận xét chốt lại kiến thức .
- HS nhớ kiến thức lớp 8 , phát biểu tính chất của kim loại tác dụng với oxi.
- HS theo dõi thí nghiệm, quan sát hiện tượng, màu sắc,  rút ra nhận xét .
- Đại diện HS phát biểu HS khác bổ sung .
- HS rút ra nhận kết luận.
I/ phản ứng của kim loại tác dụng với phi kim
1. Tác dụng với oxi 
3Fe + 2O2 Fe3O4
Một số kim loại hoạt động hoá học mạnh tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường tạo thành ôxit.
PTHH:
4Al + 3O2 đ 2Al2O3
2. Tác dụng với phi kim khác.
Kết luận
ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim tạo thành muối.
2Na + Cl2 đ NaCl
2Al + 3S đ Al2S3
Hoạt động 2.
Phản ứng của kim loại với dung dịch axit.
+ Trong PTN hiđrô được điều chế bằng cách nào?
+ Hãy nhắc lại cách tiến hành TN điều chế H2 trong PTN? Viết PTHH minh hoạ?
+ Nếu cho Cu vào dd axit HCl hoặc dd H2SO4 có phản ứng xảy ra không?
- GV chốt lại kiến thức ?
+ Ngoài axit, kim loại còn có phản ứng hoá học với những hợp chất nào ? cần điều kiện gì?
- HS thảo luận nhóm thốngnhất đáp án trả lời câu hỏi , viết PTHH.
- HS khác nhận xét bổ sung đáp án đúng.
II. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit.
Kết luận
Một số kim loại phản ứng với dd axit( Hcl;H2SO4 loãng) tạo thành muối và giải phóng H2.
PT :
Zn +2HCl đ ZnCl2 + H2
Một số kim loại : Cu; Ag; Hg...không có phản ứng với dd axit.( chỉ có phản ứng với axit đặc hoặc đặc nóng, không giải phóng khí H2) 
Hoạt động 3.
Phản ứng của kim loại với dd muối.
-GV hướng dẫn các nhóm làm TN cho dây đồng vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.
- GV giới thiệu sản phẩm của phản ứng , HS lên bảng viết phương trình .
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK .
- GV hướng dẫn nhóm học yếu lam thí nghiệm.
- Yêu cầu HS phát biểu hiện tượng quan sát .
- GV giới thiệu sản phẩm tạo thành sau phản ứng HS viết phương trình .
- GV chốt lại kiến thức .
- GV củng cố : Nêu các tính chất hoá học của kim loại ? 
- Các nhóm HS làm TN theo hướng dẫn của GV .
- HS theo dõi thí nghiệm, quan sat hiện tượng.
- Đại diện nhóm báo cáo , các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS làm thí nghiệm quan sát hiện tượng .
- Đại diện nhóm phát biểu đ HS khác bổ sung nếu cần.
- Đại diện HS viết phương trình thể hiện tính chất .
- HS trả lời
Tính chát hoá học của kim loại:
-Tác dụng với oxi đ oxit; với phi kim đ muối; với axit
( HCl; H2SO4 loãng) đ muối và giải phóng H2;Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn( trừ K,Na,Ba,Ca...) có thẻ đẩy được kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dd muối đ kim loại mới và muối mới.
II. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối.
1. Phản ứng của đồng với dung dịch AgNO3.
PTHH: 
Cu + AgNO3 đ Cu(NO3)2 + Ag ¯
KL : Đồng đẩy bạc ra khỏi dd AgNO3.
2:Phản ứng của kẽm với dd CuSO4.
PTHH:
Zn + CuSO4 đ ZnSO4 + Cu ¯
Kẽm đẩy đồng ra khỏi dd CuSO4.
Kết luận :
Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơ (trừ K,Na,Ba,Ca...) có thể đẩy được kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dd muối đ kim loại mới và muối mới.
IV. Củng cố - đánh giá 
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập 2 tại lớp.
Hướng dẫn :
 1/ Mg + 2HCl đ MgCl2 + H2
 2/ Cu + 2AgNO3 đ Cu(NO3)2 + 2Ag
 3/ Zn + O2 đ ZnO
 4/ Cu + Cl2 đ CuCl2
 5/ 2K + S đ K2S
V: Hướng dẫn 
- HS làm bài về nhà số 3,4,5,6 ( tr 51 )
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 7 .
	+ Viết PTPƯ.
	+ Khối lượng của lá đồng là :x(g).
	+ Khối lượng lá đồng tăng 1,52 (g).
	ị là Ag bám vào.
ịnAg = ? ị theo PTHH tính được số mol AgNO3 ị nồng độ mol của AgNO3 =?.
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docH H 9 tiet 22.doc
Giáo án liên quan