Bài giảng Tiết: 21 - Bài: Thực hành

.Kiến thức: Làm các thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của các chất.

 Tính oxi hóa mạnh của axit nitric và muối nitrat.

 Thí nghiệm phân biệt một số loại phân bón hóa học

 2.Kỹ năng:Rèn luyện kĩ năng thực hành với khối lượng nhỏ.

 3.Thái độ: Cẩn thận với các loại hóa chất độc hại.

 II.CHUẨN BỊ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 21 - Bài: Thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7.11.
Tiết: 21	 Bài: THỰC HÀNH
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: 	Làm các thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của các chất.
	Tính oxi hóa mạnh của axit nitric và muối nitrat.
	Thí nghiệm phân biệt một số loại phân bón hóa học
	2.Kỹ năng:Rèn luyện kĩ năng thực hành với khối lượng nhỏ.
	3.Thái độ: Cẩn thận với các loại hóa chất độc hại.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên. Các dụng cụ hóa chất cần thiết để tiến hành thí nghiệm.
	2.Chuẩn bị của học sinh. Oân lại kiến thức đã học, xem trước các cách tiến hành thí nghiệm.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sỉ số lớp.1’
	2.Kiểm tra bài cũ.
	 Câu hỏi:
	 Định hướng trả lời.
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
Thí nghiệm: Tính oxi hóa của axit nitric đặc và loãng.
9’
Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm
Giáo viên lưu ý HNO3 gây bỏng nặng có thể cháy quần áo nên cẩn thận trong khi làm thí nghiệm và NO2 độc nên làm với một lượng nhỏ hóa chất. 
Hs thực hiện thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Cho vào ống nghiệm 1 khoảng 0.5 ml HNO3đặc. Cho vào ống nghiệm 2 khoảng 0,5ml dung dịch HNO3 loãng
Cho vào mỗi ồng nghiệm một mãnh Cu sau đó đun nóng nhẹ ống nghiệm 2.
Hs. Nêu lại hiện tượng quan sát được và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Kết quả: Ống nghiệm 1 có khí màu nâu bay lên dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh
Ống nghiệm2.Có khí bay lên lúc đầu không màu sau đó chuyển nhanh thành màu nâu đỏ và dung dịch chuyển sang màu xanh.
Thí nghiệm: Tính oxi hóa của muối KNO3
9’
Giáo viên lưu ý cho học sinh làm một lượng nhỏ KNO3 khi đun cho KNO3 nóng chảy rồi mới cho than hồng vào.
Cho vào ống nghiệm một thìa nhỏ KNO3 kẹp lên giá dùng đèn cồn đun cho KNO3 nóng chảy lấy kẹp hóa chất kẹp một mẩu than gỗ bằng hạt ngo khi than nóng đỏ cho nhanh vào ống nghiệm chứa KNO3 nóng chảy
Học sinh quan sát hiện tượng giải thích viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm: Phân biệt một số laọi phân bón hóa học.
6’
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các mẩu phân bón: (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2.
a.Thử tính tan trong nước:
Lấy 3 ống nghiệm cho vào mỗi ống nghiệm một lượng nhỏ bằng hạt ngô từng loại phân bón cho tiếp vào mỗi ống nghiệm khoảng 4 -5 ml nước lắc nhẹ quan sát nhận xét tính tan của các mẩu phân bón hóa học trên. 
Phân biệt đạm Amoni sun fát.
6’
Rótmột lượng nhỏ 3 dung dịch vừa pha chế trên vào ba ống nghiệm sạch 1,2,3 mỗi ống khoảng 1ml cho thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 0,5ml dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn nhận ra ống nghiệm chứa NH4+ 
Phân biệt phân kali và phân sunfotfat kép.
5’
Lấy khoảng 1ml dung dịch hai chất còn lại vào hai ống nghiệm riêng biệt. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào từng ống nghiệm.Ống nghiệm nào thấy xuất hiện kết tủa màu trắng xác nhận có ion Cl nhận ra ống nghiệm chức KCl
5.Củng cố: Học sinh nắm vững kiến thức quan trọng có liên quan đến các phần đã học của buổi thực hành.
6.Dặn dò, bài tập về nhà. Làm tường trình thí nghiệm theo hướng dẫn.
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc21.doc
Giáo án liên quan