Bài giảng Tiết 20: Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học (tiếp)

Kiến thức : Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. Nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra.

* Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.

* Thái độ : Có hứng thú say mê môn học.

B. Chuẩn bị:

* GV : Hóa chất: Thuốc tím KMnO4, dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2, dung dịch Na2CO3.

 Dụng cụ : Ống nghiệm, ống nghiệm chữ L, ống hút, cốc thủy tinh, khay, giá đỡ, kẹp gỗ.

* HS : Nội dung của bài thực hành, bảng tường trình (theo mẫu).

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 20: Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/10/06 Tiết 20: BÀI THỰC HÀNH 3
 DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
A. Mục tiêu:
* Kiến thức : Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. Nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra.
* Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.
* Thái độ : Có hứng thú say mê môn học.
B. Chuẩn bị:
* GV : Hóa chất: Thuốc tím KMnO4, dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2, dung dịch Na2CO3.
 Dụng cụ : Ống nghiệm, ống nghiệm chữ L, ống hút, cốc thủy tinh, khay, giá đỡ, kẹp gỗ.
* HS : Nội dung của bài thực hành, bảng tường trình (theo mẫu).
C. Tiến trình dạy học:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I. Tiến hành thí nghiệm.
1. Thí nghiệm 1
 * Hòa tan và đun nóng 
Kali pemanganat (thuốc tím).
2. Thí nghiệm 2:
 *Thực hiện phản ứng với Canxi hiđrôxit.
II. Tường trình.
* Hoạt động của GV
Hoạt động 1: (5’) KTBC + ĐVĐ bài mới.
- Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
- Dấu hiệu để biết có phản ứng hóa học xảy ra?
GV: Nhận xét à ghi điểm.
* ĐVĐ: Nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học, kĩ năng nhận biết có phản ứng xảy ra. Hôm nay các em được làm 1 số thí nghiệm trong tiết thực hành này.
Hoạt động 2: (25’) Tiến hành thí nghiệm.
GV: - Yêu cầu học sinh cho biết dụng cụ và hóa chất của thí nghiệm 1
 - Trong Thí nghiệm này chúng ta cần những thao tác nào?
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 1 theo nhóm.
GV: Quan sát, uốn nắn những thao tác sai cho HS
GV: Khi HS đã làm xong, giáo viên đặt ra các câu hỏi: Trong thí nghiệm trên có mấy quá trình biến đổi xảy ra? Những quá trình biến đổi đó là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học. Giải thích.
GV: - Yêu cầu HS cho biết dụng cụ và hóa chất của thí nghiệm 2a
 - Yêu cầu học sinh nêu các thao tác chính.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2a
GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 2a.
GV: Quan sát, hướng dẫn, uốn nắn những thao tác sai
GV: - Yêu cầu HS cho biết dụng cụ và hóa chất của thí nghiệm 2b
 - Yêu cầu học sinh nêu các thao tác chính.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2b.
GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
GV: Quan sát, uốn nắn những thao tác sai.
Hoạt động 3: (10’) Viết bảng tường trình.
GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành bản tường trình theo mẫu.
GV: Yêu cầu HS thu dọn, vệ sinh phòng thí nghiệm
GV: Nhận xét, đánh giá giờ thực hành
* Hoạt động của HS
HS: - Hiện tượng vật lý .... không tạo ra chất mới.
 - Hiện tượng hóa học. có tạo ra chất mới.
 - Dấu hiệu: Có chất mới tạo thành (màu sắc, trạng thái.).
HS: Ghi đầu bài “Bài thực hành 3”.
HS: + Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ,diêm, bông
 + Hóa chất: Thuốc tím, nước.
HS: Nêu các thao tác chính.
HS:Lắng nghe và quan sát.
HS: Tiến hành thí nghiệm 1.
HS: - Quan sát hiện tượng xảy ra.
 - Ghi chép kết quả thí nghiệm.
 - Giải thích (kết quả)
HS: Thảo luận à ghi vào bản tường trình (cột 2, 3)
HS: Trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Dụng cụ và hóa chất.
Nêu thao tác chính.
HS: Quan sát, lắng nghe. 
HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
Quan sát hiện tượng xảy ra (cột 1)
Ghi chép két quả thí nghiệm (cột 2).
Viết phương trình chữ (cột 3).
HS: Trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Dụng cụ và hóa chất.
Nêu thao tác chính.
HS: Quan sát, lắng nghe. 
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm:
Quan sát hiện tượng xảy ra (cột 1)
Ghi chép kết quả (cột 2).
Viết phương trình chữ(cột 2).
HS: Hoàn thành bảng tường trình theo mẫu.
TT
Hiện tượng
quan sát
Kết quả TN
Giải thích ( PT chữ)
1
2
HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên.
HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
D. Hướng dẫn tự học (5’):
* Bài vừa học: Nhận xét, đánh giá giờ thực hành.
* Bài sắp học : Định luật bảo toàn khối lượng.
 1. Viết sơ đồ chữ của phản ứng hóa học (H 2.7)
 2. Khối lượng của các chất trước phản ứng và sau phản ứng như thế nào với nhau? (H 2.7).
 3. Từ kết quả thí nghiệm rút ra được kết luận gì?
 4. Dựa vào kiến thức đã học để giải thích định luật.
E. Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
...

File đính kèm:

  • docTIET 20.doc