Bài giảng Tiết 20 - Bài 13: Đại cương về polime (tiếp theo)

 1. Kiến thức.

 - Học sinh biết: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng của polime.

 - Học sinh hiểu: Phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.

 2. Kĩ năng.

 - So sánh phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 20 - Bài 13: Đại cương về polime (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME ( TIẾT PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH 20)
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
 1. Kiến thức.
 - Học sinh biết: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng của polime.
 - Học sinh hiểu: Phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
 2. Kĩ năng.
 - So sánh phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
 - Viết các phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của polime và các phản ứng tổng hợp ra các polime.
 3. Tình cảm, thái độ.
 Làm cho học sinh thấy được hợp chất polime là những loại vật liệu gần gũi trong cuộc sống. Từ đó giúp cho học sinh có tính hứng thú, tìm hiểu khi học bài này.
II. CHUẨN BỊ.
 Giáo viên chuẩn bị các sơ đồ, hình vẽ về các công thức của polime liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ( 5p).
Câu 1. Hãy trình bày khái niệm, phân loại và đặc điểm cấu trúc của polime?
HD: Học sinh trả lời theo sách giáo khoa.
Câu 2. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho xenlulozơ tác dụng với , với đặc/ đặc, đun nóng. Từ đó hãy nhận xét về mạch của xenlulozơ sau phản ứng.
Trả lời:
1). .
2). .
Nhận xét: - Phản ứng 1: Mạch xenlulozơ bị phân cắt.
	 - Phản ứng 2: Mạch của xenlulozơ được giữ nguyên.
3. Dạy bài mới.
NỘI DUNG
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15p
Hoạt động 1.
H: Trên cở sở các phản ứng của xenlulozơ trên em nào có thể cho biết polime có những tính chất hoá học như thế nào?
H: Em nào có thể cho biết phản ứng phân cắt mạch polime được thể hiện qua những phản ứng nào?
HD: Phản ứng thuỷ phân, phản ứng nhiệt phân, phản ứng oxi hoá.
H: Những polime như thế nào có thể tham gia phản ứng thuỷ phân?
H: Em nào có thể viết các phản ứng xảy ra khi thuỷ phân tinh bột và policaproamit?
H: Những polime như thế nào có khả năng tham gia phản ứng nhiệt phân?
H: Em nào có thể viết được phản ứng nhiệt phân của polistiren?
H: Phản nhiệt phân polime còn được gọi là phản ứng gì?
H: Em nào có thể cho biết phản ứng giữ nguyên mạch polime được thể hiện qua những phản ứng nào?
HD: Phản ứng cộng, phản ứng thế, phản ứng của nhóm chức ngoại mạch.
H: Những polime như thế nào có khả năng tham gia phản ứng cộng?
H: Em nào có thể viết phản ứng xảy ra khi cho poliisopren tác dụng với HCl?
H: Em nào có thể cho biết những polime nào có thể tham gia phản ứng của nhóm chức ngoại mạch?
H: Em nào có thể viết phản ứng xảy ra khi cho poli(vinyl axetat) tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng?
GV trình bày cho học sinh tham khảo thêm về phản ứng thế của polime.
H: Em nào có thể cho biết phản ứng tăng mạch polime xảy ra như thế nào?
GV cho học sinh tham khảo SGK rút ra những phản ứng của polime dẫn đến làm tăng mạch polime.
H: Em nào có thể viết phản ứng chuyển hoá nhựa rezol thành nhựa rezit?
H: Em nào có thể cho biết phản ứng nối mạch polime còn được gọi là phản ứng gì?
IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC.
1. Phản ứng phân cắt mạch polime.
a. Phản ứng thuỷ phân.
- Những polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thuỷ phân tạo thành các monome. Chẳng hạn: Tinh bột, xenlulozơ, poliamit, polipeptit
-Ví dụ: 
 (tinh bột) (glucozơ)
+ .
b.Phản ứng nhiệt phân.
- Những polime trùng hợp dễ bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp thành các đoạn mạch ngắn, cuối cùng thành monome ban đầu.
-Ví dụ: 
 polistiren stiren
- Lưu ý: Phản ứng nhiệt phân polime thành các monome còn được gọi là phản ứng giải trùng hợp hay phản ứng đepolime hoá.
c. Phản ứng oxi hoá.
 Một số polime bị oxi hoá dẫn đến cắt mạch polime.
2. Phản ứng giữ nguyên mạch polime.
a. Phản ứng cộng vào liên kết đôi.
- Những polime có liên kết đôi trong mạch có khả năng tham gia phản ứng cộng. Chẳng hạn: Poliisopren, cao su buna
- Ví dụ: 
+ nHCl
 poliisopren 
 poliisopren hyđroclo hoá
b. Phản ứng của nhóm chức ngoại mạch.
- Những polime có nhóm chức ngoại mạch như poli(vinyl axetat), xenlulozơcó tính chất đặc trưng của nhóm chức ngoại mạch nên khi tham gia phản ứng vẫn giữ nguyên mạch polime.
- Ví dụ: 
+ nNaOH+ 
c. Phản ứng thế.
+ n Cl2 + nHCl.
3. Phản ứng tăng mạch polime.
- Các polime có thể nối lại với nhau thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới ở những điều kiện thích hợp( nhiệt độ, xúc tác). Chẳng hạn như các phản ứng lưu hoá chuyển cao su thành cao su lưu hoá, chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit, polipeptit kết hợp thành protein...
Lưu ý: Phản ứng nối mạch polime thành mạng lưới không gian được gọi là phản ứng khâu mạch polime.
15p
Hoạt động 2.
H: Các polime tổng hợp được điều chế như thế nào?
H: Ở lớp 11, các em đã tìm hiểu về phản ứng trùng hợp. Em nào có thể nhắc lại khái niệm của phản ứng trùng hợp?
H: Em nào có thể cho biết những monome như thế nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp?
H: Em nào có thể viết phản ứng tổng hợp poli(vinyl clorua) từ vinyl clorua ?
H: Em nào có thể nhắc lại phản ứng trùng ngưng của axit - aminocaproic?
H: Em nào có thể cho biết khi đun nóng hỗn hợp axit terephtalic và etylen glicol thu được các sản phẩm gì?
Gv: Cho học sinh biết các phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng ngưng.
H: Từ các phản ứng trên, em nào có thể cho biết phản ứng trùng ngưng là gì?
H: Những monome như thế nào có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
H: Em nào có thể cho biết, phản ứng trùng hợp và trùng ngưng có gì giống và khác nhau?
Gv: Hướng dẫn HS tự so sánh.
V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ.
1. Phản ứng trùng hợp.
a. Khái niệm.
Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ(monome) giống nhau hay tương tự nhau thành các phân tử lớn hơn (polime).
b. Điều kiện của monome tham gia phản ứng trùng hợp.
- Những monome tham gia phản ứng trùng hợp phải thoã mãn điều kiện về cấu tạo là:
+ Phân tử có chứa liên kết bội: , 
+ Phân tử có vòng kém bền có thể mở ra: , 
-Ví dụ: 
 vinyl clorua poli(vinyl clorua)
2. Phản ứng trùng ngưng.
a). Khái niệm.
Thí dụ: 
- n+ .
-
 + 
Vậy, trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn(polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ ).
b). Điều kiện những monome tham gia phản ứng trùng ngưng.
- Những monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải thoã mãn về cấu tạo là trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
- Ví dụ:, , 
5p
Hoạt động 3.
H: Polime được ứng dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất?
VI. ỨNG DỤNG.
Polime có nhiều ứng dụng như làm vật liệu polime phục vụ cho đời sống và sản xuất: Chất dẻo, tơ sợi, keo dán, cao su
5p
Hoạt động 4: Củng cố.
Câu 1: Nhận định nào sau đây là sai?
Phản ứng lưu hoá cao su là phản ứng làm tăng mạch polime.
Những monome tham gia phản ứng trùng hợp thì trong phân tử có chứa liên kết bội hoặc vòng kém bền.
Sự kết hợp các chuỗi polipeptit là quá trình nối mạch polime.
Phản ứng thuỷ phân tinh bột là phản ứng giữ nguyên mạch polime.
Đáp án: D.
Câu 2: Dãy các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
polietilen, poli(vinyl clorua), polistiren.
polietilen, poli(vinyl clorua), protein.
poli(vinyl clorua), polistiren, poli(etylen terephtalat).
polietilen, polistiren, xenlulozơ.
Đáp án: A.
Câu 3: Dãy gồm các chất có thể dùng điều chế trực tiếp ra polime là
 A. 
 B. 
 C. 
 D. 
Đáp án: C.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 và 5 sách giáo khoa. 
 Dặn dò HS: Về nhà làm các bài tập 1, 3, 4, 6 SGK.

File đính kèm:

  • docBai 13 DAI CUONG VE POLIME TIET PHAN PHOI CHUONG TRINH 20.doc