Bài giảng Tiết 17: Peptit và protein (tiếp)

 1.Về kiến thức: HS biết :

 - Tính chất hoá học của protein (sự đông tụ, phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2. Vai trò của protein với sự sống

 - Khái niệm ezim và axit nucleic

 2.Về kĩ năng :

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 17: Peptit và protein (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
8/10/2010
12D
12E
Tiết 17: PEPTIT VÀ PROTEIN
 (Tiếp) 
I. Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức: HS biết : 
 - Tính chất hoá học của protein (sự đông tụ, phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2. Vai trò của protein với sự sống 
 - Khái niệm ezim và axit nucleic
 2.Về kĩ năng : 
 - Viết PTHH chứng minh tính chất hoá học của protein
 - Phân biệt dd protein với dd chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.
 3. Về thái độ: 
 - Qua bài học HS thấy khoa học có thể khám phá được những hợp chất cấu tạo nên cơ thể sống và thế giới xung quanh. Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học .
II. Chuẩn bị :
 GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
 HS: học thuộc bài cũ và chuẩn bị tốt bài mới
III. Tiến trình bài giảng : 
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Nêu khái niệm, tính chất của peptit
 - Bài tập 3 SGK.
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Tính chất 
GV: Lấy VD luộc trứng → lòng trắng trứng sẽ đông tụ hoặc nấu canh cua gạch cua đông tụ
HS: nêu tính chất của protein
GV: bổ sung và kết luận
HS: Nêu tính chất hoá học đặc trưng của protein. Giải thích tại sao protein có tính chất tương tự protit?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu tầm quan trọng của protêin đối với sự sống
HS: nghiên cứu SGK trả lời 
Hoạt động 2: Enzim. Axit nucleic
GV: Yêu cầu HS cho biết khái niệm về enzim , tên gọi các enzim, đặc điểm các enzim
GV: bổ sung và kết luận
HS: Nghiên cứu SGK cho biết :
- Khái niệm chung về axit nucleic
- Những đặc điểm của axit nucleic 
- Vai trò của axit nucleic
GV: Cho hs quan sát mô hình cấu trúc 1 đoạn ADN hình trong SGK
 Bổ sung và kết luận
3.Tính chất:
a) Tính chất vật lí:
- Nhiều protein tan được trong nước tạo thành dd keo và bị đông tụ lại khi đun nóng 
VD: lòng trắng trứng 
- Sự đông tụ và kết tủa còn xảy ra khi cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dd protein
b) Tính chất hoá học: tương tự protit
- Protein bị thuỷ phân nhờ xúc tác axit hoặc bazơ hoặc enzim thành các chuỗi peptit và cuối cùng thành - amino axit 
- Protein còn có phẳnngs màu biure với Cu(OH)2 cho màu tím đặc trưng ( màu của sp phức tạp giữa protein với ion Cu2+ 
4. Vai trò của protein đối với sự sống:
Protein có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sống của con người và sinh vật vì cơ thể sống được tạo nên từ các tế bào. Hài thành phần chính của tế bào được hình thành từ protein → Có protein mới có sự sống 
- Là thành phần chính trong thức ăn của người và động vật
III.Khái niệm về enzim và axit nucleic:
1. Enzim: 
a) khái niệm: Enzim là những hợp chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho quá trình hoá học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật 
- Tên của enzim xuất phát từ tên của phản ứng hay chất phản ứng thêm đuôi aza
b) Đặc điểm của xúc tác enzim: 
- Hoạt động có tính chọn lọc cao: mỗi enzim chỉ xúc tác cho một sự chuyển hoá nhất định
- Tốc độ phản ứng nhờ xt enzim rất lớn, thường gấp từ 109 đến 1011 lần tốc độ nhờ xt hoá học
2. axit nucleic: 
a) Khái niệm :
Axit nucleic là poli este: của axit photphoric và pentozơ( monosaccarit có 5 nguyên tử C)
Axit nucleic là thành phần quan trọng nhất của nhân tế bào và loại polime này có tính axit
Axit nuleic thường tồn tại dưới dạng kết hợp với prtein gọi là nucleprotein
Axit nucleic có 2 loại được kí hiệu là ADN và ARN 
b. Vai trò: 
 SGK
3. Củng cố - Luyện tập: HS nhắc lại nội dung chính của bài 
Thảo luận làm bài tập số 3 SGK : Viết CT và gọi tên tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin, pheylalanin
Có các tên gọi sau: Gly-Ala-Phe, Ala-Gly-Phe, Ala-Phe-Gly, Gli-Phe-Ala, Phe-Gli-Ala, Phe-Ala-Gly.
Bài 5: Phân tử khối gần đúng của hemogrobin: = 14 000,0
Bài 6: nAlanin có trong 500 g A là : = 1,91 
 Khối lượng alanin trong 1 mol A là: = 17 000 (g)
 nAlanin có trong 1 mol A = = 191 (mol)
 Số mắt xích alanin = nAlanin = 191 ( mắt xích)
4.Hướng dẫn Hs tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết
 Làm bài tập 1,2,4 SGK ,Chuẩn bị bài Luyện tập ,Làm bảng tổng kết chương
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ trưởng 

File đính kèm:

  • doctiet 17- protein(tiep).doc