Bài giảng Tiết 17 - Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại chất vơ cơ

Mục tiêu:

1. Kiến thức: - HS biết được mối quan hệ về t/c h2 giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau. Viết được PTHH biểu diễn chuyển hoá.

2. Kĩ năng: - Vận dụng những hiểu biết trên giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, áp dụng trong đời sống và sản xuất.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 17 - Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại chất vơ cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/10/ 2009
Tiết 17. Bài 12: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI CHẤT VƠ CƠ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS biết được mối quan hệ về t/c h2 giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau. Viết được PTHH biểu diễn chuyển hoá.
2. Kĩ năng: - Vận dụng những hiểu biết trên giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, áp dụng trong đời sống và sản xuất.
- Vận dụng làm BT hoá học.
B. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vơ cơ ở bảng phụ.
 - HS chuẩn bị bảng phụ học nhóm và phiếu BT.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu 1 số loại phân bón thường gặp. Ghi CTHH của các loại phân bón đó?
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV yêu cầu HS trả lời: Qua t/c h2 các loại hợp chất vô cơ ta có thể thực hiện được điều gì?
GV giới thiệu HS sơ đồ câm về mối quan hệ các loại hợp chất vô cơ. Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành các mũi tên biểu diển trên sơ đồ.
HĐ2: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để viết các PTHH thực hiện chuyển đổi hoá học trên.
I. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ:
- HS thảo luận nhóm trả lời.
Sau đó thực hiện hoàn thành các mũi tên biểu diễn trên sơ đồ.
II. Những phản ứng hoá học minh hoạ:
- HS thực hiện viết các PTHH:
1. Na2O( r ) + H2O(l) 2NaOH(dd)
2. Cu(OH)2(r) to CuO(r) + H2O(l)
3. SO3(k) + H2O(l) H2SO4 (dd)
4. CuO(r) + 2HCl (dd) CuCl2 (dd) + H2O(l)
5. CO2(k) + 2NaOH (dd) Na2CO3 (dd) + H2O(l)
6. Mg(OH)2(r) + H2SO4 (dd) MgSO4 (dd) + 2H2O(l)
7. CuSO4 (dd) + 2NaOH(dd) Na2SO4 (dd) + Cu(OH)2(r)
8. BaCl2(dd) + H2SO4 (dd) BaSO4 (r) + 2HCl (dd)
9. H2SO4 (dd) + ZnO(r ) ZnSO4 (dd) + H2O(l)
4. Củng cố: GV yêu cầu HS làm BT: Cho các dd sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một. Hãy ghi dấu (*) nếu có phản ứng hoá học xảy ra, dấu (o) nếu không có phản ứng.
NaOH
HCl
H2SO4
CuSO4
HCl
Ba(OH)2
Viết các PTHH xảy ra( nếu có).
5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Luyện tập chương I( các loại hợp chất vô cơ). BT về nhà: bài 1, 2, 3, 4/ SGK.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 10/10/2009
Tiết 18. Bài 13: LUYỆN TẬP CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS nắm được sự phân loại các loại hợp chất vô cơ.
- Hệ thống hoá những t/c h2 của mỗi loại hợp chất. Viết được các PTHH biểu diễn mỗi t/c của hợp chất.
2. Kĩ năng: - Giải BT về các loại hợp chất vô cơ. Giải thích những hiện tượng hoá học xảy ra trong đời sống, sản xuất.
B. Chuẩn bị: GV chuẩn bị trên bảng phụ:
- Sơ đồ về sự phân loại các hợp chất vô cơ.
- Sơ đồ t/c h2 của các hợp chất vô cơ( sơ đồ câm).
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV giới thiệu HS bảng phân loại các hợp chất vô cơ. 
GV yêu cầu HS phân loại các hợp chất vô cơ. Sau đó cho vd cụ thể?
HĐ2: GV giới thiệu cho HS sơ đồ câm về các loại hợp chất vô cơ. Sau đó GV yêu cầu HS dựa vào t/c h2 các hợp chất vô cơ đã học để bổ sung vào sơ đồ trên cho hoàn chỉnh.
GV bổ sung t/c h2 của muối chưa được trình bày trên sơ đồ?
HĐ3: GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ t/c h2 của các loại hợp chất vô cơ để giải BT1: bổ sung hoàn chỉnh vào các sơ đồ trên. Sau đó viết PTHH.
GV yêu cầu HS khá, giỏi làm BT3.
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Phân loại các hợp chất vô cơ:
- HS thảo luận nhóm trả lời.
2. Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ:
- HS thảo luận nhóm thực hiện.
II. Bài tập:
- HS thảo luận nhóm giải BT1.
- HS khá, giỏi giải BT3:
n NaOH = 20/ 40 = 0,5 (mol)
a.CuCl2 + 2NaOH 2NaCl +Cu(OH)2 (1)
 1mol 2mol 2mol 1mol
 0,2mol 0,5mol x=o,4mol y=0,2mol
 Cu(OH)2 to CuO + H2O (2)
 1 mol 1 mol
 0,2mol x= 0,2mol
b. Theo (2): mCuO = 0,2 . 80 = 16(g)
c. m NaCl = 0,4. 58,5 = 23,4 (g)
 m NaOH = ( 0,5- 0,4). 40 = 4 (g)
4. Dặn dò: GV yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành:
 - Chuẩn bị trước 1 phần bảng tường trình ở nhà. Nghiên cứu trước nội dung bài thực hành.
 - Mỗi nhóm chuẩn bị: 2 chiếc đinh sắt nhỏ không bị gỉ.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 14/10/ 2009
Tiết 19. Bài 14: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA BA ZƠ VÀ MUỐI
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS khắc sâu những kiến thức về t/c h2 ba zơ, muối.
2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành hoá học.
3. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và thực hành hoá học.
B. Chuẩn bị:
1. Dụng cụ TN: - Ống nghiệm, giá ống nghiệm, khay nhựa, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ.
2. Hoá chất: - dd NaOH, dd FeCl3, dd CuSO4, dd HCl, dd BaCl2, dd Na2SO4, dd H2SO4 loãng, đinh sắt nhỏ.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV hướng dẫn HS làm TN: nhỏ vài giọt dd NaOH vào ống nghiệm có chứa1 ml dd FeCl3. Lắc nhẹ. Cho HS quan sát hiện tượng của TN. Nhận xét và viết PTHH.
HĐ2: GV hướng dẫn HS làm TN: cho từ từ dd NaOH vào ống nghiệm có chứa 2 ml dd CuSO4 . lắc nhẹ. Sau đó, giữ lại phần kết tủa Cu(OH)2 . Nhỏ vài giọt dd HCl vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
GV cho HS quan sát hiện tượng của TN. Nhận xét và viết PTHH.
HĐ3: GV hướng dẫn HS làm TN: cho cẩn thận đinh sắt nhỏ, sạch vào ống nghiệm có chứa 1 ml dd CuSO4 . GV cho HS quan sát hiện tượng của TN. Nhận xét và viết PTHH.
HĐ4: GV hướng dẫn HS làm TN: nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dd Na2SO4 . GV cho HS quan sát hiện tượng của TN. Nhận xét và viết PTHH.
HĐ5: GV hướng dẫn HS làm TN: nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dd H2SO4 loãng. GV cho HS quan sát hiện tượng của TN. Nhận xét và viết PTHH.
HĐ6: GV hướng dẫn HS thu hồi hoá chất. Rửa dụng cụ TN, thu dọn và làm vệ sinh phòng TN.
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tường trình TN và nộp lại.
I. Tiến trình TN:
1. Tính chất hoá học của bazơ:
TN1: NaOH tác dụng với muối.
- HS tiến hành làm TN.
- HS nhận xét và viết PTHH:
3NaOH(dd)+FeCl3(dd) 3NaCl(dd)+Fe(OH)3(r)
TN2: Cu(OH)2 tác dụng với axit.
- HS tiến hành làm TN.
- HS nhận xét và viết PTHH:
Cu(OH)2(r) + 2HCl(dd) CuCl2(dd) + 2H2O(l)
2. Tính chất hoá học của muối:
TN3: CuSO4 tác dụng với kim loại.
- HS tiến hành làm TN.
- HS nhận xét và viết PTHH:
Fe(r) + CuSO4(dd) FeSO4(dd) + Cu(r)
TN4: BaCl2 tác dụng với muối.
- HS tiến hành làm TN.
- HS nhận xét và viết PTHH:
BaCl2(dd) + Na2SO4(dd) BaSO4(r)+2NaCl(dd)
TN5: BaCl2 tác dụng với axit.
- HS tiến hành làm TN.
- HS nhận xét và viết PTHH:
BaCl2(dd) + H2SO4(dd) BaSO4(r) + 2HCl(dd)
II. Công việc cuối buổi thực hành:
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS nộp bảng tường trình TN.
4. Dặn dò: GV yêu cầu HS ôn lại các kiến thức đã học ở chương I: T/c h2 của bazơ, dd NaOH, dd Ca(OH)2, muối. Viết các PTHH minh hoạ. Chuẩn bị tốt cho tiết sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 9T1719.doc
Giáo án liên quan