Bài giảng Tiết 16: Luyện tập về phản ứng trao đổi

Kiến thức

 - HS được củng cố các kiến thức đã học về tính chất hoá học của bazơ và muối. minh hoạ được tính chất hoá học bằng phương trình phản ứng.

 - Hiểu được phản ứng trao đổi là gì và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi.

 - Củng cố lại tính tan của các loại muối.

2. Kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng viết PTHH, kĩ năng suy đoán phản ứng hoá học và hoạt động theo nhóm nhỏ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 16: Luyện tập về phản ứng trao đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/12/2011
Ngày dạy: 9B:06/12/2011
 9A:08/12/2011
Tiết 16: lUYệN TậP Về PHảN ứNG TRAO ĐổI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - HS được củng cố các kiến thức đã học về tính chất hoá học của bazơ và muối. minh hoạ được tính chất hoá học bằng phương trình phản ứng.
	- Hiểu được phản ứng trao đổi là gì và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi.
	- Củng cố lại tính tan của các loại muối.
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng viết PTHH, kĩ năng suy đoán phản ứng hoá học và hoạt động theo nhóm nhỏ.
3. Thái độ
 - GD ý thức yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị
1. GV
 - Bài tập, bảng phụ.
2. hs
 - Ôn lại bài 9 ở nhà
III. Tiến trình tiết giảng
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ (lồng vào bài)
3. Bài mới
Hoạt động 1. Phản ứng trao đổi
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS hoàn thành các phản ứng hoá học sau:
1) Fe + CuSO4 --> FeSO4 + Cu
2) CaCO3 --> CaO + CO2
3) Na2O + SO2 --> Na2SO3
4) BaCl2 + H2SO4 - -> BaSO4 + HCl
5) CuO + CO --> Cu + CO2
6) CaCO3 + HCl -->CaCl2 + CO2 + H2O
7) NaOH + HCl -> NaCl + H2O
- Hãy cho biết các phản ứng hoá học trên thuộc loại phản ứng nào đã học?
- Phản ứng hoá hợp là gì? 
- Điều kiện xảy ra phản ứng hoá hợp?
- GV chốt lại các loại phản ứng đã học.
- Củng cố lại điều kiện của phản ứng trao đổi.
- Chép đề bài.
- Thảo luận theo nhóm hoàn thành nội dung bài
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác BS.
* HS rút ra kiến thức:
1) Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
2) CaCO3 -> CaO + CO2
3) Na2O + SO2 -> Na2SO3
4) BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl
5) CuO + CO -> Cu + CO2
6) CaCO3 + 2HCl ->CaCl2 + CO2 + H2O 
7) NaOH + HCl -> NaCl + H2O
- (1) phản ứng thế
- (2) phản ứng phân huỷ
- (3) phản ứng hoá hợp
- (4,6, 7) phản ứng trao đổi
- (5) phản ứng phân huỷ
- HS nêu định nghĩa phản ứng hoá hợp.
* HS rút ra kiến thức:
- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:
+ Có chất kết tủa tạo thành.
+ Có chất bay hơi yếu tạo thành.
+ Phản ứng trung hoà cũng chính là phản ứng trao đổi.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Hoàn thành các phản ứng hoá học sau và ch biết phản ứng nào là phản ứng trao đổi?
 MgCl2 
 1 2
 3
MgSO4 Mg(OH)2
 4
 6 5
 MgO
- GV giúp đỡ nhóm hoạt động yếu.
- Yêu cầu các nhóm kiểm tra lẫn nhau bổ sung kiến thức.
- Chốt lại kiến thức.
Bài 2: Hoàn thành các phản ứng hoá học sau đây và cho biết chúng thuộc laọi phản ứng nào?
 CuO 
 1 3
 2 
 Cu CuCl2
 6 5
 Cu(OH)2
- GV yêu cầu hs đứng tại chỗ trình bày.
- Bổ sung kiến thức (nếu cần).
- Chốt lại kiến thức:
- HS thảo luận theo nhóm.
- Thống nhất nội dung trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
Bài 1:
1) MgSO4 + BaCl2 -> BaSO4 + MgCl2
2) MgCl2 + 2NaOH -> Mg(OH)2 + 2NaCl
3) Mg(OH)2 + H2SO4 -> MgSO4 + 2H2O
4) MgSO4 + 2NaOH ->Mg(OH)2+ Na2SO4
5) Mg(OH)2 -> MgO + H2O 
6) MgO + H2SO4 -> MgSO4 + H2O
 - Bài 2:
- Học sinh hoạt động cá nhân.
- Tự tái hiện kiến thức hàon thành bài tập.
- HS đứng tại chỗ trình bày.
- HS khác bổ sung:
* HS rút ra kiến thức:
1) 2 Cu + O2 -> 2CuO 
2) CuO + H2 -> Cu + H2O
3) CuO + 2HCl -> CuCl2 + H2O
4) CuCl2 + 2NaOH -> Cu(OH)2 + 2NaCl
5) Cu(OH)2 + 2HCl -> CuCl2 + 2H2O
6) Cu(OH)2 -> CuO + H2O 
- (1) phản ứn hoá hợp
- (2) phản ứng oxi hoá - khử.
- (3; 4; 5) phản ứng trao đổi.
- (6) phản ứng phân huỷ. 
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- Phản ứng trao đổi là gì, điều kiện của phản ứng trao đổi?
Bài 3: Hoàn thành bài tập sau:
 (1) (2) (3)
CaCO3 ---> CaO ------> Ca(OH)2 ---> CaSO4
 (4) (5) 
 Ca(NO3)2 Ca(HCO3)2
- Trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- HS rút ra kiến thức của bài học.
- Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bài.
- Đại diện nhóm trình baỳu.
- Nhóm khác bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
1) CaCO3 -> CaO + CO2
2) CaO + H2O -> Ca(OH)2
3) Ca(OH)2 + H2SO4 -> CaSO4 + 2H2O
4) CaO + 2HNO3 -> Ca(NO3)2 + H2O
5) Ca(OH)2 + 2CO2 -> Ca(HCO3)2
5. Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại nội dung bài học.
 - Ôn lại tính chất hoá học của kim loại.
 - Bài tập về nhà:
- Hoàn thành chuỗi PƯHH sau:
 Cu -> CuO -> CuCl2 -> Cu(OH)2 -> Cu(NO3)2 -> Cu -> CuSO4

File đính kèm:

  • docTC 9.16.doc
Giáo án liên quan