Bài giảng Tiết : 15 - Bài 10: Một số muối quan trọng (tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.HS biết

- Tính chất vật lý, tính chất hóa học của một số muối quan trọng như NaCl, KNO3.

- Trạng thái tự nhiên và cách khai thác muối NaCl.

- Cách sản xuất muối KNO3.

- Những ứng dụng quan trọng của muối NaCl và KNO3.

2. Kỹ năng.

- Vận dụng tính chất hóa học của muối để làm bài tập.

3. Thái độ.

- Tiết kiệm, chống lãng phí muối ăn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 15 - Bài 10: Một số muối quan trọng (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/10/07
Ngày dạy :
Tiết : 15
bài 10. một số muối quan trọng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.HS biết
- Tính chất vật lý, tính chất hóa học của một số muối quan trọng như NaCl, KNO3.
- Trạng thái tự nhiên và cách khai thác muối NaCl.
- Cách sản xuất muối KNO3.
- Những ứng dụng quan trọng của muối NaCl và KNO3.
2. Kỹ năng.
- Vận dụng tính chất hóa học của muối để làm bài tập.
3. Thái độ.
- Tiết kiệm, chống lãng phí muối ăn.
II. Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hợp tác nhóm nhỏ.
III. Chuẩn bị.
- Mẫu một số muối: NaCl, KNO3,( muối biển, muối mỏ).
- Sơ đồ ứng dụng của muối ăn.
- Bảng phụ.
IV. Các hoạt động dạy và học.
. ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Muối có những tính chất hóa học nào , điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi.
3. Bài mới: (30')
1
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (20')
Tìm hiểu muối ăn Natriclorua.
GV. giới thiệu trong thực tế có rất nhiều muối song ta không thể tìm hiểu hết được chúng vì vậy ta chỉ có thể tìm hiểu được một số muối quan trọng gần giũ với chúng ta như muối ăn NaCl, muối kalintrat...
Ta lần lượt nghiên cứu từng loại muối.
? Thường ngày ta nghe nói muối ăn lấy từ đâu
HS. trả lời (lấy tử biển, mỏ...)
GV. giới thiệu trong 1m3 nước biển có tới 27 kg muối ăn NaCl, 5kg MgCl2, 1kg CaSO4 và một số muối khác chính vì có lần nhiều các muối trên nên nước biển có vị mặn chát.
GV. y/c học sinh nghiên cứu thông tin sgk và ghi nhớ phần trạng thái tự nhiên
HS. nghiên cứu thông tin và ghi nhớ .
? Muối ăn có ở biển và trong lòng đất vậy ta khai thác như thế nào.
HS. quan sát h1.23/34 trả lời câu hỏi.
? Nêu cách khai thác muối ăn ở biển.
HS. trả lời -nhận xét - bổ xung.
GV. chốt lại.
HS. ghi nhớ.
GV. cho hs quan sát mẫu muối biển chưa được làm sạch với mẫu muối biển đã được sử lý làm sạch.
HS. quan sát nêu nhận xét.
? Muốn khai thác muối ăn từ mỏ trong lòng đất ta làm thế nào.
HS. trao đổi trả lời nhận xét. 
GV. cho hs quan sát mẫu muối mỏ.
? ở Việt Nam có những vùng nào khai thác muối.
HS. kể được. Thanh hóa, Hà Tĩnh, Hải Phòng...
? muối ăn có những ứng dụng gì.
HS. trả lời.
GV. treo tranh ứng dụng của muối ăn.
? Nêu ứng dụng của các sản phẩm sản xuất từ muối ăn là NaOH, Cl2.
HS. cần nêu được.
- NaOH để sx xà phòng
- Cl2 để làm thuốc tẩy, sx PVC, HCl...
I. Muối Natriclorua.
1. Trạng thái tự nhiên.
2. Cách khai thác.
a. Khai thác muối ăn từ nước biển.
 Cho nước bay hơi ta thu được muối ăn có lẫn một số muối khác.
b. Khai thác muối ăn từ mỏ.
Đào hầm hoặc đào giéng sâu trong lòng đất để lấy muối đem nghiền 
( muối sạch).
3. ứng dụng của muối ăn.
- Làm gia vị, bảo quản thực phẩm.
- SX Na, Cl2, H2, NaOH, Na2CO3, NaHCO3...
Hoạt động 2: (10')
Tìm hiểu muối KNO3
GV.giới thiệu KNO3 còn có tên là diêm tiêu. và cho hs quan sát mẫu KNO3.
HS. quan sát nêu trạng thái của muối.
GV. cho 1 thìa nhỏ KNO3 vào ống nghiệm có nước và lắc nhẹ.
HS. quan sát nêu nhận xét về tính tan.
? Nêu tính chất vật lý của KNO3
HS. nêu tính chất vật lý.
GV. cho hs nhớ lại quá trình phân huỷ muối ở phần điều chế oxi (L8)
HS. trao đổi nhớ lại và viết PTPU.
GV. thông tin KNO3 có tính oxi hóa mạnh.
? KNO3 có những ứng dụng gì.
HS. trả lời - nhận xét - bổ xung.
II. Muối kali nitrat. (KNO3)
1. Tính chất vật lý.
- Là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước.( 20oC 100g nước hòa tan được 32g KNO3).
2. Tính chất hóa học.
2KNO3(r) KNO2(r)+O2(k)
3. ứng dụng.
- Chế tạo thuốc nổ.
- Làm phân bón ( chứa K, N).
- Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.
4. Củng cố: (8')
GV. cốt lại toàn bài.
HS. làm bài tập.
N1,2 làm bài 1/36
N3,4 làm bài 2/36
 Bài 1: Có các muối CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl.
Muối nào trong các muối trên có trong các ý sau.
a, Muối khôn được phép cho vào thức ăn vì tính dộc của nó.............
b, Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó...........
c, Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao.................
d, ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao.................
Đ/a : a - Pb(NO3)2; b - NaCl; c - CaCO3; d - CaSO4;
Bài 2: Trộn hai dd với nhau ta được dd muối NaCl
Hãy cho biết 3 cặp chất ban đầu nào có thể được dùng. Viết PTPU.
Đ/án
a, Cặp 1. dd axit và bazơ
HCl(dd)+NaOH(dd) NaCl(dd)+H2O(l)
b, Cặp 2. dd axit và muối.
HCl(dd)+ Na2CO3(dd) NaCl(dd)+H2O(l)+CO2(k)
c.Cặp 3. 2 dd muối tác dụng với nhau.
CaCl2(dd)+Na2CO3(dd) NaCl (dd)+CaCO3(r)
5. Dặn dò: (1')
- BTVN. 2, 3, 4, 5 sgk/36
- Chuẩn bị trước bài 11.

File đính kèm:

  • docTiet 15.doc