Bài giảng Tiết 11: Bài luyện tập 1 (tiết 3)

Kiến thức : Ôn lại các khái niệm: Nguyên tử, nguyên tố, đơn chất, hợp chất và phân tử.

 Hiểu thêm phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.

* Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng làm một số bài tập về xác định nguyên tố dựa vào nguyên tử khối.

 Tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp.

* Thái độ : Cẩn thận, chính xác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 11: Bài luyện tập 1 (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/10/07 Tiết 11: BÀI LUYỆN TẬP 1
A. Mục tiêu :
* Kiến thức :	Ôn lại các khái niệm: Nguyên tử, nguyên tố, đơn chất, hợp chất và phân tử.
	Hiểu thêm phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
* Kĩ năng :	Rèn luyện kĩ năng làm một số bài tập về xác định nguyên tố dựa vào nguyên tử khối.
	Tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp.
* Thái độ :	Cẩn thận, chính xác.
B. Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, phiếu học tập, hệ thống bài tập, tấm bìa.
* HS: Nội dung của bài học.
C. Tiến trình dạy học:
NỘI DUNG
 PHƯƠNG PHÁP
I. Kiến thức cần nhớ
1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm.
Vật thể (tự nhiên và nhân tạo)
Chất
 Đơn chất Hợp chất
( Tạo nên từ 1 ngtố) (Tạo nên từ 2 ngtố trở lên)
Kim loại Phi kim Vô cơ Hữu cơ
(Hạt hợp thành là (Hạt hợp thành là phân tử)
nguyên tử, phân tử)
Ví dụ:
Natri Lưu huỳnh Nước Khí mêtan
Đồng Khí hiđrô Muối Đường
Nhôm Khí oxi Axit clohiđric Glucozơ
2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử (sgk)
II. Bài tập:
* Bài 1b/30 sgk Bài giải:
- Dùng nam châm hút Fe.
- Cho hỗn hợp còn lại vào nước 
 Gỗ (nổi lên)
 Nhôm (chìm xuống)
* Bài 2/31 sgk Bài giải:
a. + số p = số e = 12
 + số lớp e = 3 lớp
 + số e lớp ngoài cùng = 2e
b. - Khác nhau: số p, số e
 - Giống nhau: số e lớp ngoài cùng.
* Bài 3/ 31 sgk Bài giải:
- Phân tử khối của hiđrô: 2x1 = 2 (đvC)
a. PTK của hợp chất: 31x2 = 62 (đvC)
b. PTK = 2X + 16 = 62 
Þ 2X = 46 Þ X = 23(đvC) 
Vậy X là Natri (Na)
* Hoạt động của GV
Hoạt động 1: (1’) Giới thiệu bài.
 Nhằm giúp các em nắm vững mối quan hệ giữa các khái niệm: nguyên tử, nguyên tố, đơn chất, hợp chất và phân tử. Đồng thời vận dụng các kiến thức để giải một số bài tập.
Hoạt động 2: (9’) Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm.
GV: Phát cho mỗi nhóm các tấm bìa. Yêu cầu các nhóm thảo luận: ghép các tấm bìa để có được sơ đồ.
GV: Tổ chức trò chơi cho các nhóm: nhóm nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ được phần thưởng.
GV: Đưa bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ à cho học sinh đối chiếu nhận xét.
GV: Nhận xét và kết thúc trò chơi.
* Chất, nguyên tử và phân tử quan hệ với nhau như thế nào
Hoạt động 3: (10’) Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử.
GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập lại các khái niệm bằng cách tổ chức cho các em chơi: trò chơi ô chữ.
- Giới thiệu ô chữ trên màn hình.
- Phổ biến luật chơi.
(1) Từ chỉ hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
(2) Khái niệm được định nghĩa: gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.
(3) Khối lượng nguyên tử tập trung ở hầu hết phần này.
(4) Hạt cấu tạo nên nguyên tử, mang điện tích bằng -1.
(5) Hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử mang điện tích +1
(6) Từ chỉ tập hợp những nguyên tử cùng loại.
GV: Các chữ cái trong từ chìa khóa gồm:Ư, H,Â, N, P, T
* Các em vận dụng những kiến thức trên để giải các bài tập sau:
Hoạt động 4: (20’) Bài tập.
GV: Hướng dẫn học sinh bài 3/31sgk.
- Phân tử khối của hiđrô = ?
- Phân tử khối của hợp chất = ?
- PTK của hợp chất = 2X + 16 à X = ? 
 X là nguyên tố nào? Có KHHH = ?
GV: Gọi học sinh lên bảng giải các bài 1/30 và 2/31 sgk.
GV: Gọi học sinh nhận xét 
GV: Nhận xét, ghi điểm
GV: Gọi học sinh giải bài 4/31 sgk
GV: Gọi học sinh giải bài 5/ 31 sgk
“ Nước cất là một hợp chất, vì nước cất sôi ở đúng 1000C”
* Hoạt động của HS
HS: Thảo luận theo nhóm: Các tấm bìa có ghi: Vật thể, chất, đơn chất, hợp chất, kim loại, phi kim, hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ, các ví dụ.
HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên.
HS: Nhận xét.
HS: Ghi sơ đồ vào vở 
N
G
U
Y
Ê
N
T
Ử
H
Ỗ
N
H
Ợ
P
H
Ạ
T
N
H
Â
N
E
L
E
C
T
R
O
N
P
R
O
T
O
N
N
G
U
Y
Ê
N
T
Ố
1
2
3
4
5
6
HS: Nguyên tử.
HS: Hỗn hợp.
HS: Hạt nhân.
HS: Electron.
HS: Proton
HS: Nguyên tố.
HS: Đoán: Phân tử.
HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên.
- PTK của hiđrô: 2x1 = 2(đvC)
- PTK của hợp chất: 31x2 = 62(đvC)
- PTK của hợp chất: 2X + 16 = 62
à 2X = 46 à X = 23(đvC)
 Vậy X là Natri (Na)
HS1: Giải bài 1/30sgk
HS2: Giải bài 2/31sgk
HS: Nhận xét.
HS: Lần lượt làm các câu a,b,c,d,e
 a) Nguyên tố hóa học, hợp chất
 b) Phân tử, liên kết với nhau, đơn chất.
 c) Đơn chất, nguyên tố hóa học.
 d) Hợp chất, phân tử, liên kết với nhau.
 e) Chất, nguyên tử, đơn chất
HS: Chọn câu D “ Cả 2 ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích cho ý 1”
D. Hướng dẫn tự học: ( 5’)
* Bài vừa học: - Học bài theo vở ghi + sgk
 - Làm các bài tập sau: Cho sơ đồ nguyên tử của các nguyên tố, hoàn thành bảng sau.
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Tên nguyên tố
KHHH
NTK
15+
7+
a
b
* Bài sắp học: Công thức hóa học
 1. Viết công thức hóa học của vài đơn chất mà em biết ?
 2. Viết công thức hoá học của vài hợp chất mà em biết ?
 3. Công thức hoá học có ý nghĩa gì?
E. Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

File đính kèm:

  • docTIET 11.doc