Bài giảng Tiết 10: Bài thực hành 2: Sự lan tỏa của chất (tiếp)

Kiến thức: Học sinh biết được một số loại phân tử có thể khuếch tán ( lan tỏa trong chất khí, trong nước )

* Kĩ năng : Bước đầu làm quen với việc nhận biết một chất (bằng quỳ tím).

 Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.

* Thái độ : Có hứng thú say mê môn học.

B. Chuẩn bị:

* GV: Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ , cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh.

 Hoá chất: Dung dịch amoniac (đặc), giấy quỳ, thuốc tím (kali pemanganat)

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 10: Bài thực hành 2: Sự lan tỏa của chất (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/10/07 Tiết 10: BÀI THỰC HÀNH 2
 SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT
A. Mục tiêu :
* Kiến thức:	Học sinh biết được một số loại phân tử có thể khuếch tán ( lan tỏa trong chất khí, trong nước)
* Kĩ năng :	Bước đầu làm quen với việc nhận biết một chất (bằng quỳ tím).
	Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
* Thái độ :	Có hứng thú say mê môn học.
B. Chuẩn bị:
* GV: Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ , cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh.
 Hoá chất: Dung dịch amoniac (đặc), giấy quỳ, thuốc tím (kali pemanganat)
* HS: Nội dung của bài thực hành.
C. Tiến trình dạy học:
NỘI DUNG
 PHƯƠNG PHÁP
I. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1: 
 Sự lan tỏa của amoniac.
2. Thí nghiệm 2: 
Sự lan toả của thuốc tím (kali pemanganat) trong nước.
II. Tường trình 
 * Hoạt động của GV
Hoạt động 1: (5') KTBC + ĐVĐ cho bài mới.
- Hãy nêu các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Hãy nêu cách sử dụng hoá chất trong phòng thí nghiệm.
GV: Gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, ghi điểm.
* ĐVĐ bài mới.
GV: Dùng lọ nước hoa xịt ở bàn giáo viên à các em có ngửi thấy mùi gì không? Vì sao?
GV: Ta không nhìn thấy vì đây là các phân tử chất thơm chuyển động trong không khí.
Þ Để hiểu rỏ hơn các em sẽ làm thí nghiệm về sự lan tỏa của chất để biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất.
Hoạt động 2: (12') Thí nghiệm 1.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các bước.
- Nhỏ 1 giọt amoniac vào giấy quỳ.
- Đặt 1 mẫu giấy quỳ tẩm nước vào đáy ống nghiệm, đặt 1 miếng bông... dd NH3... miệng ống nghiệm
- Đậy nút ống nghiệm
- Quan sát mẫu giấy quỳ ( ghi vào bảng tường trình).
- Rút ra kết luận và giải thích (ghi vào bảng tường trình).
GV: Theo dõi, sửa sai các thao tác thí nghiệm cho HS
Hoạt động 3: (13') Thí nghiệm 2.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các bước sau
- Lấy 2 cốc nước.
- Bỏ 1 hạt thuốc tím vào cốc1, khuấy đều cho tan hết.
- Bỏ 1 hạt thuốc tím vào cốc 2, cho rơi từ từ, để cốc lặng yên.
- Quan sát sự đổi màu của nước ở cốc 2.
- So sánh màu của nước ở cốc 1 và cốc 2. (ghi vào bảng tường trình).
GV: Theo dõi, sửa sai (nếu có)
Hoạt động 4: (10') Viết bảng tường trình
GV: Yêu cầu học sinh viết bản tường trình theo mẫu.
TT
Mục đích thí nghiệm
Hiện tượng quan sát
Kết quả thí nghiệm
GV: Hướng dẫn học sinh để các em ghi đúng theo các cột
GV: Yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh phòng.
GV: Nhận xét, đánh giá giờ thực hành.
* Hoạt động của HS
HS1: Nêu quy tắc an toàn trong PTN
HS2: Nêu cách sử dụng hoá chất trong PTN.
HS: + Ngửi thấy mùi thơm.
 + Vì chất thơm từ trên lan toả vào không khí.
HS: Các nhóm học sinh làm theo hướng dẫn của GV.
- Nhóm 1.
- Nhóm 2.
- Nhóm 3.
- Nhóm 4.
HS: Nhận xét: Giấy quỳ (màu tím) à màu xanh.
HS: Giải thích: Khí NH3 đã khuếch tán từ miếng bông ở miệng ống nghiệm đến đáy ống nghiệm.
HS: Các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của G
- Nhóm 1.
- Nhóm 2.
- Nhóm 3.
- Nhóm 4.
HS: Nhận xét:
 + Màu tím của thuốc tím lan toả rộng ra.
 + Màu của nước ở cốc 1 và cốc 2 như nhau.
HS: Viết tường trình.
HS: Ghi đúng nội dung các cột
HS: Thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh phòng đúng qui định.
HS: Lắng nghe, rút kinh nghiêm.
D. Hướng dẫn tự học: (5’)
* Bài vừa học: Nhận xét, đánh giá giờ thực hành.
* Bài sắp học : Bài luyện tập 1.
 1. Ôn lại các khái niệm cơ bản: Nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất.
 2. Ghi nhớ kí hiệu hoá học của các nguyên tố thường gặp (15 nguyên tố).
 3. Ghi nhớ nguyên tử khối của các nguyên tố thường gặp (15 nguyên tố).
 4. Làm các bài tập 1, 2, 4/30 - 31 sgk.
E. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
....

File đính kèm:

  • docTIET 10.doc