Bài giảng Tiết 1: Ôn tập hóa đầu năm (tiết 3)

. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8: Hóa trị, định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối của chất khí, dung dịch, nồng độ dung dịch.

- Giúp HS ôn lại các bài toán về tính theo công thức, tính theo phương trình hoá học và các khái niệm về dung dịch độ tan, nồng độ dung dịch

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập hóa đầu năm (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết (TheoTKB)....
Ngày dạy: 
....../......./2011
Sĩ số: 
.....
Vắng:
......
Lớp 9B
Tiết (TheoTKB)....
Ngày dạy: 
....../......./2011
Sĩ số: 
.....
Vắng:
......
Lớp 9C
Tiết (TheoTKB)....
Ngày dạy: 
....../......./2011
Sĩ số: 
.....
Vắng:
......
Tiết 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8: Hóa trị, định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối của chất khí, dung dịch, nồng độ dung dịch.
- Giúp HS ôn lại các bài toán về tính theo công thức, tính theo phương trình hoá học và các khái niệm về dung dịch độ tan, nồng độ dung dịch.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho các em kĩ năng viết phương trình phản ứng kĩ năng lập công thức.
- Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về dung dịch.
3. Thái độ:
- Hướng dẫn các em tư duy: tổng hợp. Từ các kiến thức cơ bản đã học giúp các em có cách hệ thống hợp lý. Giúp các em có thể nhớ lâu kiến thức đã học.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Nội dung kiến thức cơ bản lớp 8
- HS: Ôn lại bài lớp 8
III. Hoạt động dạy học:
- Vào bài: ở chương trình lớp 8, các em đã được học rất nhiều khái niệm, công thức của những hợp chất vô cơ. Để học tốt chương trình Hoá 9, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các lý thuyết đã học: 
Hoạt động 1: Ôn lại các khái niệm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: nhắc lại cấu trúc, nội dung chính mà các em đã học Hoá 8 ở lớp 8
-Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức.
? Nêu định nghĩa hóa trị? Nêu hóa trị của một số nguyên tố ?
? Nêu quy tắc hóa trị 
Gv nhận xét 
Yêu cầu hs làm ví dụ
-Ví dụ: Muối nhôm sunfat có công thức tổng quát là: Alx(SO4)y , trong đó Al hóa trị III, SO4 có hóa trị là II.
Gv gọi đại diện nhóm lên bảng làm
Yêu cầu hs nhóm khác nhận xét
Gv nhận xét – kết luận
Gv yêu cầu:
? Nêu định luật bảo toàn khối lượng
Yêu cầu hs làm ví dụ
-Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 12g Mg bởi O2 trong không khí cho 20g MgO. Tìm khối lượng O2 đã tham gia phản ứng ?
Gv gọi đại diện nhóm lên làm – nhóm khác nhận xét
Gv yêu cầu:
? mol là gì 
? Khối lượng mol là gì
? Thể tích mol của chất khí
? Viết các công thức liên quan .
Gv nhận xét
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung. GV kết luận.
Gv yêu cầu hs viết các công thức về tỉ khối của chất khí 
Yêu cầu hs làm ví dụ
- Ví dụ: 
a. Hãy cho biết trong 540g Al có chứa bao nhiêu nguyên tử Al (27)
b. Tính khối lượng và thể tích của 1,5 . 1023 phân tử CO2 .
Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày
Gv nhận xét – kết luận
Yêu cầu:
? Dung dịch là gì
? Dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa là gì
? Độ tan ? viết công thức của độ tan
Gv yêu cầu: 
? Nêu định nghĩa nồng độ % và nồng độ dung dịch
? viết công thức tính C% và CM 
Gv gọi hs lên bảng viết công thức
Gv nhận xét – Kết luận
- Chú ý lắng nghe
HS nhắc lại
Hs nhắc lại
Hs lắng nghe
Hs làm ví dụ theo nhóm
Đại diện nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét – bổ xung
Hs lắng nghe – ghi bài
Hs trả lời
Hs làm ví dụ theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét – bổ xung
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
1 -2 Hs lên viết công thức
Hs lắng nghe ghi bài
Hs lên bảng viết công thức
Hs khác nhận xét
Hs làm ví dụ theo nhóm
Đại diện nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét – bổ xung
Hs lắng nghe – ghi bài
Đại diện nhóm trả lời
1 -2 Hs viết công thức
Nhóm khác nhận xét – bổ xung
Hs trả lời
Hs viết công thức
Hs lắng nghe – ghi bài
I. Các khái niệm: 
1.Hóa trị
a. Hóa trị:	
- Định nghĩa: Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) được xác định theo hoá trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
b. Quy tắc hóa trị. Trong một công thức hóa học, tích số chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Từ quy tắc này ta thành lập được công thức phân tử của một hợp chất. 
- Ví dụ: Muối nhôm sunfat có công thức tổng quát là: Alx(SO4)y , trong đó Al hóa trị III, SO4 có hóa trị là II. Thì ta có: III . x = II . y 
=> x/y = II/III = 2/3 => Công thức phân tử của nhôm sunfat là Al2(SO4)3 .
2. Định luật bảo toàn khối lượng.
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. 
Ví dụ: 
Giải: 
2Mg + O2 à 2MgO
 - Định luật bảo toàn khối lượng :
mMg + mO2 = mMgO 
=> mO2 = 20 – 12 = 8 (g)
3. Mol
a. Mol: Mol là lượng chất có chứa 6 x 1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó : 
Số N = 6 x 1023 gọi là số Avogadro.
b. Khối lượng mol: 
Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của1 mol nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Ví dụ: MO = 16 (g)
 M O2 = 32 (g).
c. Thể tích mol của chất khí.
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó ( tức là 1 mol chất khí đó).
- Bất kì chất khí nào ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích như nhau khi có số mol như nhau khi có số mol như nhau.
- Nếu là điều kiện tiêu chuẩn ( 0oC, 1 atm ) thì thể tích 1 mol chất khí luôn luôn là 22,4 lit.
d. Các công thức cần nhớ.
- Tính số mol (n) của một chất khi biêt khối lượng (m) chất đó : n = m/M (M là khối lượng mol của chất)
=> M = m/n 
- Tính số mol của chất khí khi biết thể tích chất khí (V) ở đktc : n = V/22,4 (mol) 
=> V = n . 22.4 (lít).
4. Tỉ khối của chất khí .
- Ta có :
 dA/B = mA/mB 
(khí VA = VB)
dA/B = MA/MB
- dA/kk = MA/29 
=> MA = MB . dA/B 
=> MA = 29 . dA/kk
- Ví dụ: 
Giải. 
a. nAl = 540/27 = 20 (g)
Số nguyên tử Al = 20 .6.1023
= 12 . 1024
b. Số mol CO2 nCO2 = 1,5 .1023/ 6 . 1023 = 0,25 (mol)
=> mCO2 = 0,25 . 44 = 11 (g)
V CO2 = 0,25 . 22,4 = 5,6 (l)
5. Dung dịch.
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Ở nhiệt độ xác định: 
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
- Độ tan của một chất trong nước: Độ tan của một chất là số gam chất đó tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định. Độ hòa tan tăng khi nhiệt độ tăng.
Độ hòa tan S = mct . 100/ mdm
6. Nồng độ dung dịch.
a. Nồng độ phần trăm của dung dịch .
C% = mct . 100% /mdd
b. Nồng độ mol của dung dịch.
CM = n/V (mol/l)
c. Liên quan giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol.
CM = 10C%D/M
Trong đó:
M khối lượng mol của chất tan
D Khối lượng riêng của dung dịch (g/ml) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải Bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung Nội dung
- Yêu cầu: HS nêu lại các công thức về số mol, khối lượng, nồng độ dung dịch.
- Giới thiệu 1 số dạng bài tập 
*Dạng 1: Tính theo PTHH
- Yêu cầu : Nhắc lại các bước làm?
- GV kết hợp hỏi đáp giải
bài tập
*Dạng 2: Thiết lập công thức hóa học của một chất.
- Yêu cầu:Đọc kĩ bài tập, xác định dạng BT, tóm tắt bài tập?
- GV hướng dẫn HS giải:
- Gọi 1 HS lên bảng giải 
- GV quan sát HS dưới lớp 
- Gọi HS nhận xét bài giải trên bảng.
- GV bổ xung, hoàn thiện kết quả.
*Dạng 3. Bài toán hỗn hợp các chất.
- Yêu cầu:Đọc kĩ bài tập, xác định dạng BT, tóm tắt bài tập?
- GV hướng dẫn HS giải:
- Gọi 1 HS lên bảng giải 
- GV quan sát HS dưới lớp 
- Gọi HS nhận xét bài giải trên bảng.
- GV bổ xung, hoàn thiện kết quả.
*Dạng 4. Bài toán dung dịch
- Yêu cầu:Đọc kĩ bài tập, xác định dạng BT, tóm tắt bài tập?
- GV hướng dẫn HS giải:
- Gọi 1 HS lên bảng giải 
- GV quan sát HS dưới lớp 
- Gọi HS nhận xét bài giải trên bảng.
- GV bổ xung, hoàn thiện kết quả.
- Lên bảng viết lại các công thức về : n, m, v, c %.
- Nêu lại các bước:
+ viết và cân bằng PƯHH
+ Dựa vào hệ số hợp thức với các chất trong phản ứng rút ra tỉ lệ mol giữa chất giả thiết cho dữ kiện và chất cần tìm, suy ra số mol chất cần tìm và khối lượng của nó.
- Giải theo các bước
- Ghi nhớ các bước giải
- Cá nhân thực hiện theo các bước
- Nhận xét kết quả
- Giải theo các bước
- Giải theo các bước
- Ghi nhớ các bước giải
- Cá nhân thực hiện theo các bước
- Nhận xét kết quả
- Ghi nhớ các bước giải
- Cá nhân thực hiện theo các bước
- Nhận xét kết quả
II. Bài tập:
1.Dạng 1.Tính toán theo PTHH.
* Bài tập: Tính khối lượng oxit tạo ra khi đốt cháy hoàn toàn 16g đồng
Giải.
Số mol Cu: nCu = 16/64 =0,25 (mol)
Pthh: 2Cu + O2 to 2CuO
 2 1 2
 0,25 0,25
nCuO = 0,25 mol
Vậy khối lượng CuO :
MCuO = 0,25 . 80 = 20 g
2. Dạng 2. Bài toán thiết lập công thức hóa học của một chất.
* Bài tập. 
a.Tìm công thức của chất X có thành phần sau: H% = 2,05%, 
S% = 32,65%, O% = 64,31%
b. Phân tích một hợp chất hữu cơ X chứa 3 nguyên tố C, H, O.thu được:
mC = 2,4 g. mH = 0,6 g. 
mO = 1,6 g
Tìm công thức đơn giản của X. Biết MX = 46 đvC.
Giải. a. Gọi công thức hóa học của X là: HxSyOz :
x:y:z = 2,04/1:32,65/32:64,31/16 = 2,04:1,02:4,08 =2:1:4
Công thức hh của X: H2SO4 
b.Đặt X là C2H6O, với x:y:z=2,4/12:0,6/1:1,6/16 = 2:6:1
Công thức đơn giản của X là:
C2H6O
Công thức thực nghiệm của X: [C2H6O]n có M = 46 đvC
=> (24 + 6 + 16)n = 46 
=> n = 1
Công thức phân tử (côngthức hóa học) của X là C2H6O.
3. Dạng 3. Bài toán hỗn hợp.
*Bài tập. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 g hỗn hợp hai kim loại Mg, Cu cần dùng 3,36 lít oxi (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Giải. 
Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg, Cu.
Khối lượng hỗn hợp: 
24x + 64y = 11,2 (I)
Pư: 2Mg + O2 -> 2MgO (1)
1
x ?
2Cu + O2 -> 2CuO (2)
1
y ?
Từ 1 và 2 suy ra:
nO2 = x/2 + y/2 = 3,36/22,4 
= 0,15 mol 
=> x + y = 0,3 (II)
Giải hệ phương trình I và II ta có: x =0,2 , y = 0,1
Khối lượng Mg:
mMg = 0,2 . 24 = 4,8 g
%Mg = 4,8 . 100%/11,2= 42,85%
%Cu=100% - ,85% = 57,15%
4. Dạng 4. Bài toán dung dịch.
* Bài tập: Hòa tan 5,6(l) HCl(đktc) vào 0,1 lít H2O để tạo ra dung dịch HCl. Tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch ?
Giải.
nHCl = 5,6/22,4 = 0,25 mol
Vdd HCl = 0,1 lít
=> CM = 0,25/0,1 = 2,5 (M)
mHCl = 0,25 . 36,5 = 9,125 g
mdd HCl = mct + mnước =
9,125 + 0,1.1000 = 109,125g
C% = 9,125.100%/109,125 =
8,36%.
3. Củng cố:
- Hệ thống lại ND ôn tập
- HS ôn tập lại, đọc trước bài sau.
4. Dặn dò:
- Lắng nghe, ghi bài
- Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.
- Chuẩn bị b

File đính kèm:

  • docTiet 1 On tap dau nam Hoa 9 lthanh.doc