Bài giảng Tiết: 1: Ôn tập đầu năm tuần 1

1.Kĩ năng:

 - GV ôn lại cho HS những kiến thức trọng tâm đã học ở lớp 8. Đặc biệt là chương 6 về dung dịch và nồng độ dung dịch.

 - Hệ thống hoá cho các em lại các dạng BT căn bản: cân bằng PTHH, hoàn thành các PTPƯ, nắm lại các bước giải toán hoá.

2.Kĩ năng: rèn kĩ năng viết Pt,cân bằng và tính toán

 

doc83 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết: 1: Ôn tập đầu năm tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hép.
 - Nguyên liệu, nguyên tắc và quá trình sản xuất gang và sản xuất thép.
 2.Kĩ năng: 
 - Biết đọc và tóm tắt các kiến thức từ SGK.
 - Viết được các PTHH chính xảy ra trong quá trình SX gang và quá trình sản xuất thép.
3.Thái độ: Giáo dục HS tự tìm tòi nghiên cứu để rút ra được những kiến thức cho bản thân.
B. Chuẩn bị:
 - Một số mẫu vật về gang và thép.
 - Sơ đồ lò cao, lò luyện thép phóng to.
C. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các tính chất hoá học của sắt. Viết các PTHH minh hoạ?
 Tính chất hóa học của sắt có gì khác tính chất hóa học của nhôm?
 3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là gang, thép?
- Gang, thép có tính chất gì? Hãy kể một số ứng dụng của gang ,thép? Em hãy kể tên một số đồ dùng , máy móc được làm từ gang, thép mà em biết?
HĐ2: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời các câu hỏi sau:
- Luyện gang như thế nào?
-Nguyên liệu luyện gang? Nguyên tắc luyện gang?
- Viết các PTHH xảy ra?
( GV chú ý không sử dụng sơ đồ lò luyện gang )
HĐ3: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời các câu hỏi sau:
- Luyện thép như thế nào? Nguyên liệu luyện thép? Nguyên tắc luyện thép?
- Viết các PTHH xảy ra trong quá trình luyện thép?
( GV chú ý không sử dụng sơ đồ lò luyện thép.)
I. Hợp kim của sắt: Sgk
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời.
II. Sản xuất gang, thép:
1. Sản xuất gang như thế nào?
-Nguyên liệu : Quặng sắt tự nhiên : q-manhetit (Fe3O4) và q-hematit (Fe2O3), than cốc,không khí giàu oxi ,CaCO3
-Nguyên tắc : Dùng CO khử oxit sắt
-Quá trình sản xuất :Đưa nguyên liệu vào lò,phản ứng tạo CO,dùng CO khử oxit sắt,đưa sản phẩm ra lò.
- HS thảo luận trả lời và viết PTHH:
 C (r ) + O2(k ) to CO2(k )
 C (r ) + CO2(k ) to 2CO(k )
3CO(k ) + Fe2O3(r ) to 2Fe(r ) + CO2(k )
 CaO(r ) + SiO2(r ) to CaSiO3(r )
2. Sản xuất thép như thế nào?Sgk
- HS thảo luận trả lời và viết PTHH:
 Phản ứng FeO oxi hoá một số nguyên tố có trong gang: C, Mn, Si, S, P,
 FeO(r ) + C (r ) t0 Fe (r ) + CO (k)
 4. Củng cố: GV yêu cầu HS làm BT sau:
 Cho 7,2 gam một oxit sắt tác dụng với dung dịch axit HCl có dư. Sau phản ứng thu được 12,7 gam một muối khan . Tìm công thức của oxit sắt đó.
 5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. - BT về nhà: Bài 4, 5, 6/ SGK.
.......................................................................................................................................
Ngày soạn: 24/ 11/ 2011
 Tiết 27. Bài 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
 Tuần 14 VÀ BẢO KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
 A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: - HS biết được sự ăn mòn kim loại là gì? Nguyên nhân làm cho kim loại bị ăn mòn. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ các đồ dùng bằng kim loại.
 2. Kĩ năng: - Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại. Nắm được các biện pháp để bảo vệ kim loại.
 3.Thái độ: Giáo dục Hs cách bảo vệ các vật dụng bằng kim loại khỏi bị ăn mòn,sử dụng các vật dụng bằng kim loại hợp lí.
 B. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị trước TN khoảng 1 tuần: Đinh sắt trong không khí khô (ống nghiệm có lớp CaO ở đáy đậy kín nút). - Đinh sắt ngâm trong nước cất ( có lớp dầu nhờn ở trên). – Đinh sắt ngâm trong nước có tiếp xúc với không khí. – Đinh sắt ngâm trong dd muối ăn.
 C. Tiến trình bài giảng: 
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Gang là gì? Thép là gì? Nêu nguyên liệu , nguyên tắc SX gang và sản xuất thép? Viết các PTHH xảy ra?
 3. Vào bài mới:Hàng năm, thế giới mất đi khoảng 15% lượng gang thép luyện được do kim loại bị ăn mòn.Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại ?Tại sao kim loại bị ăn mòn và có những biện pháp nào để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?Ta qua bài học mới SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật, tranh vẽ đã chuẩn bị, nhận xét để rút ra khái niệm về sự ăn mòn kim loại xảy ra trong tự nhiên?
Sau đó nêu khái niệm về sự ăn mòn kim loại.
HĐ2: GV yêu cầu HS báo cáo các kết quả các TN đã chuẩn bị trước tại lớp. Nêu HT của TN, sau đó rút ra nhận xét.
GV cho HS tìm thí dụ trong thực tế để chứng minh: khi nhiệt độ tăng, sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn?
HĐ3: GV nêu câu hỏi: Từ kiến thức đã học và thực tế đời sống, em hãy nêu các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn? Giải thích?
I.Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
- HS quan sát mẫu vật, tranh vẽ để rút ra nhận xét
Và giải thích nguyên nhân sự ăn mòn kim loại.
- HS nêu khái niệm.
II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại:
1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường:
- HS báo cáo kết quả của TN.
Sau đó nêu HT của TN và nhận xét.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ:
- HS cho ví dụ thực tế.
III. Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn?
- HS thảo luận trả lời.
1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.
2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
 4. Củng cố: GV cho HS làm BT sau: Câu trả lời nào sau đây là đúng:
 A. Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hoá học của môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại.
 B. Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao.
 C. Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với dd axit.
 D. Các câu A, B, C đều đúng.
 5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Luyện tập chương 2.
 - BT về nhà: bài 3, 4, 5/ SGK.
 - Các nhóm HS chuẩn bị trước phần kiến thức cần nhớ để báo cáo.
.......................................................................................................................................
Ngày soạn: 24/ 11/ 2011
Tiết 28 Bài 22: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2: KIM LOẠI
 Tuần 14
 A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - HS ôn tập hệ thống hoá lại: Dãy HĐHH kim loại, t/c h2kim loại, t/c h2 giống nhau và khác nhau của kim loại Nhôm và Sắt. T/P, tính chất và SX gang thép. SX Nhôm bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của Al2O3 và Criolit.
 2. Kĩ năng: HS biết hệ thống hoá, rút ra kiến thức cơ bản, so sánh để rút ra t/c giống nhau và khác nhau giữa Al và Fe. Vận dụng ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại để viết PTHH. Vận dụng giải các BT có liên quan.
 3.Thái độ: Giáo dục cách hoạt động theo nhóm cho Hs .
 B. Chuẩn bị: GV giao trước cho HS 1 số câu hỏi, yêu cầu HS tự ôn tập ở nhà. HS chuẩn bị phiếu học tập để làm BT tại lớp.
 C. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Làm thế nào để bảo
 vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn.
 3. Vào bài mới:Củng cố kiến thức đã học về kim loại .Vận dụng để giải thích một số bài tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV nêu câu hỏi: Hãy liệt kê các nguyên tố kim loại trong dãy HĐHH theo chiều giảm dần mức độ hoạt động của kim loại. Nêu các tính chất hoá học của kim loại. Viết PTHH minh hoạ?
HĐ2: GV nêu câu hỏi: Hãy so sánh tính chất hoá học của Nhôm và Sắt. Hãy chỉ ra t/c giống nhau và khác nhau?
HĐ3: GV yêu cầu HS trả lời: Nêu T/P, T/C, ứng dụng và sơ lược về SX gang thép. Sau đó cho HS điền vào bảng sau:
Gang( T/P)
Thép(T/P)
Tính chất
Sản xuất
HĐ4: GV yêu cầu HS làm BT4:
a/ Al (1) Al2O3 (2) AlCl3 
(3) Al(OH)3 (4) Al2O3 (5) Al 
 (6) AlCl3.
b/ Fe (1) FeSO4 (2) Fe(OH)2 
(3) FeCl2
HĐ5: GV hướng dẫn HS giải BT7.
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Tính chất hoá học của kim loại:
- HS thảo luận trả lời và viết PTHH.
2. Tính chất hoá học kim loại Nhôm và Sắt có gì giống nhau và khác nhau?
- HS thảo luận trả lời.
3. Hợp kim của Sắt: T/P, T/C và SX gang thép:
- HS thảo luận trả lời. Sau đó điền vào bảng.
II. Bài tập:
- HS giải BT 4.( câu a)
1. 4Al (r ) + 3O2( r) t0 2Al2O3(r )
2. Al2O3( r)+6HCl (dd) 2AlCl3(dd) + 3H2O(l )
3.AlCl3(dd) +3NaOH(dd) 3NaCl(dd) + Al(OH)3(r)
4. 2Al(OH)3(r ) Al2O3(r ) + 3H2O(l)
5. 2Al2O3(r ) Đ.P.n.c 4Al( r) + 3O2(k )
6. 2Al( r) + 6HCl (dd) 2AlCl3(dd) + 3H2(k )
- HS viết PTHH:
1. Fe( r) + CuSO4(dd) FeSO4 (dd) + Cu (r)
2. FeSO4 (dd) + 2NaOH(dd) Na2SO4 (dd) + Fe(OH)2(r)
3. Fe(OH)2(r ) + 2HCl (dd) FeCl2(dd) + 2H2O(l )
- HS giải BT7.
nH2 = 0,56/ 22,4 = 0,025 (mol)
a. 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (1)
 2 mol 3 mol
 x mol 1,5x mol
 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (2)
 1 mol 1 mol
( 0,025 – 1,5x ) ( 0,025 – 1,5x )
Gọi x là số mol của Al.
Ta có: 27x + ( 0,025 – 1,5x ). 56 = 0,83
GiảiPTtrên: x = 0,01 mol , m Al = 0,01. 27= 0,27 (g)
%Al = ( 0,27. 100): 0,83 = 32,53%.
%Fe = 67,47%.
Hs có thể giải theo cách khác.
 4. Dặn dò: Làm các bài tập còn lại trong Sgk/tr 69. Bài 6 không làm
 GV yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành:
 - Chuẩn bị trước nội dung bài thực hành.
 - Chuẩn bị trước bảng tường trình TN ở nhà.
....
Ngày soạn: 27/ 11/ 2011
 Tiết 29 Bài 23: THỰC HÀNH: 
 Tuần 15 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC NHÔM VÀ SẮT
 A. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Khắc sâu kiến thức hoá học của Al và Fe.
2.Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành h2, khả năng làm BT thực hành hoá học.
3.Thái độ: Rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học.
 B. Nội dung: 
 I. Tiến hành thí nghiệm:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV hướng dẫn HS tiến hành TN: lấy khoảng ½ thìa con bột nhôm vào tờ giấy cứng.
Khẻ khum tờ giấy chứa bột nhôm. Gõ nhẹ tờ giấy để bột Al rơi xuống ngọn lửa đèn cồn.
GV cho HS quan sát HT của TN. Sau đó viết PTHH? Giải thích?
HĐ2: GV hướng dẫn HS làm TN: Trộn bột lưu huỳnh và bột sắt theo tỉ lệ về thể tích khoảng 32:56. Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh, kẹp ống nghiệm trên giá TN. Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm đến khi có đóm sáng xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra.
GV cho HS quan sát, giải thích và viết PTHH?
HĐ3: GV hướng dẫn HS tiến hành TN: cho 1 ít bột mỗi kim loại vào từng ống nghiệm. Cho tiếp khoảng 2- 3 ml dd NaOH vào từng ống nghiệm, dùng đũa TT khuấy nhẹ, để ống nghiệm trên giá TN.
GV hướng dẫn HS quan sát HT của TN. Nhận xét và viết PTHH?
TN1: Tác dụng của Al với oxi
* Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất:
- Mảnh giấy cứng bằng ½ tờ giấy A4. Đèn cồn,
bột

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9(13).doc