Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm (tiết 8)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS nắm lại những kiến thức cơ bản của hoá học 8. Các khái niệm, các công thức tính, các loại phản ứng hoá học, các định luật, dung dịch, nồng độ dug dịch, oxít, axít, bazơ, muối,

2. Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng vận dụng các công thức tính để giải bài tập, kỹ năng viết PTHH.

3. Giáo dục:

Giáo dục HS tính cần cù, chăm chỉ.

 

doc45 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm (tiết 8), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức. 
-Qua tiết kiểm tra HS củng cố nắm chắc các kiến thức của ôxit bazơ, ôxit axit, axit.
2.Kĩ năng: 
-HS có kỷ năng tư duy tổng hợp,giải được các bài tập liên quan hai hợp chất vô cơ đã học (ôxit, axit).
3.Giáo dục: 
- HS có ý thức tự giác, trung thực trong khi làm bài. 
B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1.Chuẩn bị của GV: 
- Đề kiểm tra.
2.Chuẩn bị của HS: 
- Các kiến thức đã học, giấy nháp, bút, máy tính. .
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề: (không)
	2.Phát đề:
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)
Câu1: (2.75 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
1.Cho hợp chất A tác dụng với nước sinh ra dung dịch bazơ, vậy A là:
 	A. Axit 	B.Ôxit bazơ 	C.Ôxit axit 	D.Cả B và C
2.Đơn chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí:
 	A.Cu (đồng) 	B.Ag (bạc) 	C.S (lưu huỳnh) 	D.Al (nhôm)
3. Để điều chế Axit Sunfuric ta cần các nguyên liệu sau:
 	A. lưu huỳnh, quặng pirit, không khí. 	 B. lưu huỳnh, quặng pirit, không khí, nước.
 	C. Lưu huỳnh đioxit, quặng pirit, không khí. D. lưu huỳnh, quặng pirit, nước.
4.Ôxit axit tác dụng với A tạo thành muối và nước hãy cho biết A là:
 	A. Ôxit bazơ 	B. Dung dịch bazơ C.Bazơ 	D. Nước
5.Muốn pha loãng axit Sunfuric đặc thì phải làm như thế nào?
 	A. Rót từ từ nước vào lọ đựng sẵn axit đặc rồi khuấy đều. 
 	 B. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều. 
 	C. Rót nhanh nước vào lọ đựng sẵn axit đặc rồi khuấy đều. 
 	D. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều. 
6.Phản ứng hoá học nào sau đây dùng để điều chế HCl trong công nghiệp?
 	A. H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 + 2HCl 	B. Cl2 + H2 ® HCl(k)(sau đó hoà tan vào H2O) 
 	C.Cl2 + H2O ® HCl + HClO 	D.Cả B vàC
7. Cho 0,98g H2SO4 phản ứng với 1,12g Fe. Sau phản ứng thu được thể tích khí H2 ở đktc là?
A. 0,224 lit	B. 0,448 lit	C. 2,24 lit	D. 4,48 lit
Câu2 (1.25 điểm)
1.Để phân biệt 3 dung dịch sau: HCl, NaCl, và Na2SO4 ta làm như sau:
 (bằng phương pháp hoá học)
 A.Cho quỳ tím vào 3 dung dịch, rồi thử độ mặn của 2 dung dịch còn lại.
 B.Cho quỳ tím vào 3 dung dịch, rồi dùng dd H2SO4 để phân biệt 2 dung dịch còn lại.
 C.Cho quỳ tím vào 3 dung dịch, rồi dùng dd BaCl2 để phân biệt 2 dung dịch còn lại.
 D.Cho quỳ tím vào 3 dung dịch, rồi dùng dd CaCl2 để phân biệt 2 dung dịch còn lại.
2.Hãy giải thích sự lựa chọn ở câu 1 và viết PTPƯ minh hoạ.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
B.PHẦN BÀI TẬP: (6 điểm)
Câu 3: (1,0 điểm) Cho 2 phản ứng hoá học: 	H2SO4 + CuO ® CuSO4 + H2O
H2SO4 + Cu ® CuSO4 + SO2 + H2O
Hỏi phản ứng nào điều chế được lượng CuSO4 nhiều hơn khi cho cùng một lượng H2SO4 PƯ hết với Cu, CuO ? Vì sao?
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu4 (2,5 điểm) Hoàn thành các PTPƯ hoá học sau:
 1). ............. + H2O ® Ba(OH)2 2) N2O5 +................® HNO3
 3) H2SO4 +.............® Na2SO4 + H2O 4) Zn + HCl ® ...........+ H2­
 	5) Cu + .......... ® CuSO4 + ........ + H2O
Câu5 (2,5 điểm): Cho một lá nhôm vào trong ống nghiệm chứa sẵn một lượng vừa đủ dung dịch axit Sunfuric loãng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 13,44 lít khí (đo ở đktc).
Viết phương trình phản ứng xảy ra?
Tính khối lượng của lá nhôm và khối lượng axit Sunfuric đã phản ứng?
(Cho biết: Al: 27; S: 32; O: 16; H: 1)
 IV.Đáp án-thang điểm:
 A. Câu1: 1.B	 2.D	 3.B	4.B	5.B	6.D	7.A
 Mỗi câu đúng được 0,4điểm.
 Câu2 1.C (0,5đ)
 2. Na2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 + NaCl 
 Và giải thích đúng được 1,5 điểm.
 B.Bài tập:
 	Câu 3: Phản ứng H2SO4 với CuO thu được nhiều CuSO4 hơn (0,5đ)
 vì tỉ kệ số mol là 1:1 còn phản ứng H2SO4 với Cu cần tỉ lệ số mol là 2:1 (0,5đ)
Câu1: 1) BaO 2) H2O 3) Na2O (NaOH) 4)ZnCl2 	5)H2SO4 và SO2
 Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
 Câu2: a) 2Al + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2­ (0,75đ)
 b) nH2 = 13,44/22,4 = 0,6mol (0,75đ)
 -Theo PTPƯ: nAl = 2/3nH2=2/3.0.6mol = 0.4mol (0,5đ)
 - mZn, mH2SO4 phản ứng: mAl = 0,4´ 27 = 10,8g, mH2SO4= 0,6´98= 58,8g (1,0đ)
 V.Dặn dò: (1 phút)
- Tiếp tục ôn tập lại các hợp chất vô cơ- xem trước bài “Tính chất hoá học của bazơ”
Tiết 11 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ
Ngày soạn: 4/10/2009
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Tính chất hoá học của ôxit nói chung.
- Tính chất hoá của Axit, tính chất hoá học của nước ...
- Tính chất hoá học bazơ bao gồm làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với Axit, Ôxit axit và một số tính chất khác ....
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: 
-HS biết được những tính chất hoá học của bazơ và viết được những PTPƯ tương ứng với mỗi tính chất.
2.Kĩ năng: 
-Vận dụng được những hiểu biết của mình về tính chất hoá học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất.
-HS biết vận dụng những tính chất hoá học của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng. 
3.Giáo dục: 
- HS có ý thức bảo quản hoá chất- Dụng cụ thí nghiệm.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1.Chuẩn bị của GV: 
- Hoá chất:Các dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2, NaOH, HCl, H2SO4 loãng, CuSO4, quỳ tím, Phenolptalein, CaSO3...
- Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm các cở, đũa thuỷ tinh, phễu, giấy lọc, thiết bị điều chế CO2 từ CaSO3...
2.Chuẩn bị của HS: Xem lại tính chất hoá học của ôxit, axit, bài nước ở lớp 8.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II.Kiểm tra bài cũ: (khôngkiểm tra)
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề: (2 phút)
	Ở các phần trước các em đã gặp một số hợp chất có tên gọi là bazơ- Có loại bazơ tan được trong nước như NaOH, Ba(OH)2, KOH... Có loại bazơ không tan được trong nước như Al(OH)3, Fe(OH)3, Cu(OH)2...Vậy những loại bazơ này chúng có những tính chất hoá học nào? Để trả lời vấn đề đó hôm nay chúng ta sẽ vào bài học mới.
2.Phát triển bài:
a.Hoạt động 1: 	(4 phút) 	I.Tác dụng của dd bazơ với chất chỉ thị màu.
GV làm TN: nhỏ 1 giọt dung dịch NaOH lên mẫu giấy quì tím.
+ Nhỏ 1-2ml giọt dd phenolptalein không màu vào ống nghiệm chứa sẳn 2ml dd NaOH.
? Có hiện tượng gì xảy ra? Ta có thể kết luận gì?
- Các dung dịch bazơ (kiềm) đổi màu chất chỉ thị.
+ Quỳ tím thành màu xanh.
+ Dung dịch phenolptalein không màu thành màu hồng.
b.Hoạt động 2: 	(10 phút) II.Tác dụng của dung dịch bazơ với ôxit axit: 
? Ôxit axit tác dụng được với bazơ? Vậy dd bazơ tác dụng được với ôxit axit không?
- Sản phẩm tạo thành là gì?
GV gọi 1 HS lên bảng viết PTPƯ. 
* Bazơ + Ôxit axit ® Muối + Nước
3Ca(OH)2(dd) + P2O5(r) ® Ca3(PO4)3(r) + H2O
 NaOH(dd) + SO2(k) ® Na2SO3(dd) + H2O
c.Hoạt động 3: 	(10 phút) III.Tác dụng của dung dịch bazơ với axit: 
? Axit tác dụng được với bazơ? Vậy dd bazơ tác dụng được với axit không?
- Sản phẩm tạo thành là gì?
GV gọi 1 HS lên bảng viết PTPƯ. 
* Bazơ + Axit ® Muối + Nước
3Cu(OH)2(dd)+HNO3(dd)®
 Cu(NO3)2(dd) +H2O
 KOH(dd) + HCl(dd) ® KCl(dd) +H2O
*** Phản ứng giữa dung dịch Bazơ và Axit gọi là phản ứng trung hoà.
d.Hoạt động 4: 	(12 phút) IV. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ: 
- GV cho HS làm thí nghiệm đốt Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn ® Nhận xét hiện tượng xảy ra?
- GV giới thiệu sản phẩm sinh ra.
GV gọi 1 HS lên bảng viết PTPƯ. 
TN: Đốt nóng Cu(OH)2 (xanh lơ) ® màu đen.
* PTPƯ:
 to
Cu(OH)2(r) ® CuO(r) + H2O
 - Tương tự: Fe(OH)2, Al)(OH)3,...
*** Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ ® Ôxit bazơ + Nước.
IV.Củng cố: (4 phút)
- Có các bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2, hãy cho biết những bazơ nào:
 a) Tác dụng với dung dịch HCl. b) Bị nhiệt phân huỷ.
 c) Tác dụng với CO2. d) Đổi màu quỳ tím thành xanh.
? Nếu bazơ nào phản ứng được thì viết PTPƯ xảy ra?
V.Dặn dò: (2 phút)
- Học bài cũ.
- Làm các bài tập 1,3,4,5 (SGK trang 25). 
- Xem trước bài mới “Một số bazơ quan trọng”. 
Tiết 12 MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (2 tiết)
 tiết 1
Ngày soạn: 04/10/2009
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Tính chất hoá học của ôxit nói chung.
- Tính chất hoá của Axit, tính chất hoá học của nước ...
- Tính chất hoá học của hợp chất bazơ
- Tính chất vật lí, hoá học của NaOH. 
- Ứng dụng của NaOH.
- Điều chế NaOH.
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: 
 - HS nắm được những tính chất hoá học của những bazơ NaOH, Ca(OH)2; Chúng có đầy đủ các tính chất hoá học của 1 dung dịch bazơ. Dẫn ra được những thí nghiệm minh hoạ. Và viết đúng PTPƯ cho mỗi tính chất;
Những ứng dụng quan trọng của những bazơ này trong đời sống và sản xuất.
-Biết được ý nghĩa của pH đối với dung dịch.
2.Kỹ năng: -Phương pháp sản xuất NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl trong công nghiệp, Viết được PTPƯ điện phân.
- Vận dụng những tính chất của NaOH, Ca(OH)2 trong việc giải các bài tập định tính và định lượng.
3.Giáo dục: 
- HS có ý thức cẩn thận khi sử dụng các hoá chất bazơ và dụng cụ thí nghiệm.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1.Chuẩn bị của GV: 
- Hoá chất: dung dịch HCl, Ca(OH)2 , NaOH, H2SO4l, CuSO4, FeCl3, khí CO2, SO2 giấy pH...

File đính kèm:

  • docGA HOA HOC 9(3).doc
Giáo án liên quan