Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm (tiết 77)

1.Kiến thức:

- Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8.

- Ôn lại các bài toán về tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch.

2.Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng viết công thức hoá học và phương trình hoá học, lập công thức.

- Rèn luyệ kĩ năng làm các bài toán về nông độ dung dịch

3.Thái độ:

- Có hứng thú , say mê học tập bộ môn này.

 

doc48 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm (tiết 77), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phương pháp sản xuất H2SO4 
GV: Làm thí nghiệm về tính chất hoá học của H2SO4 đặc tác dụng với kim loại.
Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm một ít lá đồng nhỏ.
Rót vào ống nghiệm 1: 1ml H2SO4 loãng.
Rót vào ống nghiệm 2: 1ml H2SO4 đặc.
Đun nóng nhẹ cả 2 ống nghiệm.
GV: Gọi 1 học sinh nêu hiện tượng quan sát được 
HS: Quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét:
 ở ống nghiệm 1: Không có hiện tượng gì chứng tỏ axit H2SO4 loãng không tác dụng với Cu
ở ống nghiệm 2: 
+ Có khí không màu, mùi hắc thoát ra.
+ Đồng bị tan một phần tạo thành dung dịch màu xanh lam.
GV: Qua thí nghiệm trên em rút ra nhận xét gì ?
HS: Nhận xét: H2SO4 đặc nóng tác dụng với Cu, sinh ra SO2 và dung dịch CuSO4.
GV: Em hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ?
GV: Giới thiệu: Ngoài Cu, H2SO4 đặc còn tác dụng được với nhiều kim loại khác tạo thành muối sunphat nhưng không giải phóng khí H2.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
Học sinh cho một ít đường (hoặc bông, vải) vào đáy cốc thuỷ tinh.
Giáo viên cho vào mỗi cốc một ít H2SO4 đặc (đổ lên đường).
GV: Em hãy nêu hiện tượng mà mình quan sát được 
HS: Màu trắng của đường chuyển dần sang màu vàng, nâu, đen (tạo thành khối xốp màu đen, bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc), và phản ứng toả nhiều nhiệt.
GV: Hướng dẫn học sinh giải thích hiện tượng và nhận xét.
- Chất rắn màu đen là cacbon (do H2SO4 đặc đã hút mất nước) theo phương trình phản ứng 
 H2SO4 đặc
C12H22O11 11H2O + 12C
- Sau đó một phần C sinh ra lại bị H2SO4 đặc oxi hoá mạnh tạo thành các chất khí SO2 và CO2 gây sủi bọt trong cốc làm cho C dâng lên khỏi miệng cốc. 
GV: Lưu ý khi dùng H2SO4 đặc phải hết sức thận trọng.
GV: Hướng dẫn học sinh viết những lá thư bí mật bằng dung dịch H2SO4 loãng. Khi đọc thì hơ nóng hoạc dùng bàn là.
B. axit sunfuric (H2SO4 ) - (tiếp)
1. Tính chất vật lí 
2. Tính chất hoá học của H2SO4 loãng 
3. H2SO4 có những tính chất riêng
a. Tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí H2
Cu + H2SO4 CuSO4 + H2O + SO2
(r) (đặc, nóng) (dd) (l) (k)
b. Tính háo nước
 H2SO4 đặc
C12H22O11 11H2O + 12 C
hoạt động 2 (2 phut)
tìm hiểu ứng dụng của axit sunfuric 
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Cho học sinh quan sát hình 12 và yêu cầu nêu các ứng dụng quan trọng của H2SO4.
HS: Nêu những ứng dụng của H2SO4 như hình vẽ
4. ứng dụng của H2SO4 
 (SGK/17)
hoạt động 3 (04 phut)
tìm hểu phương pháp sản xuất H2SO4
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: thuyết trình về nguyên liệu sản xuất H2SO4 và các công đoạn sản xuất H2SO4 để hình thành nên sơ đồ:
S (1) SO2 (2) SO3 (3) H2SO4
 FeS2
GV: Đây chính là ba giai đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp
GV: Để sản xuất axit sunfuric cần những nguyên liệu nào
GV: Yêu cầu học sinh viết phơng trình phản ứng xảy ra
 III. Sản xuất axit sunfuric
1. Nguyên liệu 
lưu huỳnh hoặc quặng prit sắt (FeS2)
2. Các giai đoạn sản xuất 
 a. Sản xuất lưu huỳnh đioxit
 S (r) + O2 (k) SO2(k) 
hoặc: 
4FeS2 + 11O2 2 Fe2O3 + 8SO2 
 (r) (k) (r) (k)
sản xuất lu huỳnh trioxit
 SO2 (k) + O2 (k) SO3(l)
 c. sản xuất axit sunfuric 
SO3(l) + H2O(l) H2SO4(l)
hoạt động 4 (5 phut)
phương pháp nhận biết axit sunfuric và muối sunphat 
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm :
- Cho 1ml dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm 1.
- Cho 1ml dung dịch Na2SO4 vào ống nghiệm 2.
- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt dung dịch BaCl2 (hoặc Ba(OH)2).
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm
GV: Hãy cho biết hiện tượng mà quan sát được.
HS: ở mỗi ống nghiệm đều thấy xuất hiện kết tủa trắng
GV: BaCl2 được gọi là thuốc thử Hình thành khái niệm thuốc thử
GV: Muốn nhận biết H2SO4 hoặc dung dịch muối sunphat ta có thể sử dụng những thuốc thử nào
HS: Sử dụng dung dịch Bari hiđroxit hoặc dung dịch muối của kim loại bari 
GV: Em hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ?
 IV. Nhận biết axit sunfuric và muối sunphat. 
- Thuốc thử: dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2 hay Ba(NO3)2.
- PTPƯ: 
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
 (dd) (dd) (r) (dd)
Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
 (dd) (dd) (r) (dd)
hoạt động 5 (6 phut)
luyện tập - củng cố
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung bài học 
GV: Hãy vận dụng lí thuyết ở trên vào làm bài tập theo nhóm ( viết sẵn bảng phụ):
Bài tập 1:
Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các lọ hoá chất bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch không màu sau: H2SO4, K2SO4, HCl, KOH
Bài tập 2:
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. Fe + ? ? + H2
b. Al + ? Al2(SO4)3 + ?
c. Fe(OH)3 + ? FeCl3 + ?
d. H2SO4 + ? HCl + ?
e. CuO + ? ? + H2O
f. FeS2 + ? ? + SO2
HS: 2 học sinh đại diện 2 nhóm lên bảng làm cả lớp theo dõi nhận xét 
GV: Hoàn chỉnh kết luận.
III. luyện tập:
Bài tập 1: 
a. Mg + HCl MgCl2 + H2
 (r) (dd) (dd) (k) 
b. Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + H2O
 (r) (dd) (dd) (l) 
c. ZnO + HCl ZnCl2 + H2O
 (r) (dd) (dd) (l) 
d. Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
 (r) (dd) (dd) (l) 
hoạt động 6 (3 phut)
dặn dò - hướng dẫn về nhà
1. Về nhà làm bài tập: 2, 3, 5 học sinh giỏi làm thêm bài tập 7 SGK/ 19. 
2. Đọc trước bài luyện tập
3. Hướng dẫn bài tập 5/ 19.
a.Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hoá học của axit vì vậy sẽ có những phản ứng là:
- H2SO4 + Fe
- H2SO4 + CuO
- H2SO4 + koh
b. H2SO4 đặc có tính chất hoá học riêng.
- H2SO4 + Cu.
- H2SO4 + C6H12O6.
 H2SO4 đặc
 C6H12O6 6H2O + 6C
Ngày soạn: 22/9/2006
Ngày giảng: .25/9/2006
Tiết 8
luyện tập tính chất hoá học 
của ô xít và a xít.
a. Mục tiêu của bài học 
- Giúp học sinh hệ thống lại các tính chất hoá học cơ bản của oxit axit, oxit bazơ và tính chất hoá học axit
- Rèn luyện kỹ năng làm các bài toán định tính và định lượng
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
GV: Chuẩn bị trước bảng phụ viết sẵn:
Sơ đồ tính chất hoá học của oxit axit, oxit bazơ.
Sơ đồ tính chất hoá học của axit.
một số bài tập:
Bài tập 1:
Cho các chất sau: SO2, CuO, Na2O, CaO, CO2 ,
Hãy cho biết chất nào tác dụng được với 
Nước ? b. axit clohiđric ? c. natri hiđroxit ?
Bài tập 2:
Hoà tan 1,2 g Mg bằng dung dịch HCl 3M.
Viết phương trình phản ứng.
Tính thể tích khí thoát ra (đktc)
Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng (coi thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể so với thể tích của DD HCl đã dùng).
Học sinh: Ôn tập lại các tính chất của oxit axit, oxit bazơ, axit.
C.Tổ chức dạy học 
I. Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra nồng ghép trong quá trình ôn tập.
II. Giảng bài mới 
Vào bài 
Ôxit bazơ, oxit axit và axit có những tính chất hoá học nào; giữa chúng có mối quan hệ về tính chất ra sao ? Giờ luyện tập này ta sẽ trả lời câu hỏi đó.
 (Giáo viên ghi bảng tên bài, học sinh lấy vở học bài mới) 
hoạt động 1 (10 phut)
Ôn tập các tính chất hoá học của oxit
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Chiếu bài tập 1 lên màn hình (viết sẵn bảng phụ) và phát phiếu học tập 1 cho học sinh:
Điền các công thức: H2SO3, CaSO3 , H2O, CaO, Ca(OH)2 , SO2 vào các ô trống cho phù hợp rồi viết các phương trình phản ứng minh hoạ
+
 +
+
+
+
CaO
+
+
HS: Làm việc theo nhóm - Đại diện 1 học sinh lên bảng 
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, hoàn thiện theo bảng:
CaSO3 + H2O
+ Ca(OH)2
+ H2SO3
+ CO2
+ CaO
SO2
CaO
CaSO3
+ H2O
+ H2O
 H2SO3
Ca(OH)2
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng víêt phương trình phản ứng.
HS: 2 học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng 
GV: Chữa hoàn chỉnh bài và cho điểm học sinh 
GV: Yêu cầu học sinh điền tiếp các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các chất tương ứng trong sơ đồ trên
HS: 1 học sinh lên bảng điền cả lớp nhận xét hoàn thiện tính chất hoá học của oxit theo mẫu sau:
Muối + Nước
+ dd bazơ
axit
+ oxit bazơ 
+ oxit axit 
oxit bazơ 
Muối
oxit axit 
+ Nước
+ H2O
axit
dd bazơ
I. kiến thức cần nhớ
1. Tính chất hoá học của oxit
hoạt động 2 (10 phút)
ôn luyện các tính chất hoá học của axit 
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Chiếu bài tập 2 lên màn hình (viết sẵn bảng phụ)
Bài tập2 : Điền các từ hoặc cụm từ : Muối + nước; màu đỏ; kim loại; bazơ; quỳ tím;oxit bazơ;Muối + H2 vào ô trống cho phù hợp:
+
+
Axit
+
+
HS: Làm việc theo nhóm - Đại diện 1 học sinh lên bảng 
GV: Yêu cầu học sinh lấy các chất cụ thể để viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
GV: Tổng kết lại : Em hãy nhắc lại các tính chất hoá học của oxit axit, oxit bazơ, axit.
2. tính chất hoá học của axit
hoạt động 3 (13 phut)
luyện các bài tập
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm (viết sẵn bảng phụ)
Cho các chất sau: SO2, CuO, Na2O, CaO, CO2
Hãy cho biết chất nào tác dụng được với 
Nước ? b. axit clohiđric ? c. natri hiđroxit ?
Viết các phương trình phản ứng.
GV: Tạo bảng để gợi ý cho học sinh số chất tham gia phản ứng
Các oxit tác dụng với nước
Các oxit tác dụng với HCl
Các oxit tác dụng với NaOH
HS: Làm việc nhóm
GV: Gọi 1 học sinh lên hoàn thành bảng 
GV: Gọi 3 học sinh khác lên viết PTPƯ cho 3 phần 
HS: Làm việc cá nhân và theo dõi nhận xét bài làm của bạn
III. Bài tập 
1. bài tập 1 SGK/ 21
hoạt động 4 (10 phút)
ôn tập một số dạng bài tập cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập: 
Hoà tan 1,2 g Mg bằng dung dịch HCl 3M.
Viết phương trình phản ứng.
Tính thể tích khí thoát ra (đktc)
Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng (coi thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể so với thể tích của dung dịch HCl đã dùng).
GV: Em hãy nêu các bước giải bài tập tính theo phương trình hoá học ?
HS: B1. Đổi số liệu của đề bài (nếu cần) 
 B2. Viết phương trình hoá học. 
 B3. Thiết lập tỉ lệ số mol của các chất trong PƯ. 
 B4. Tính toán ra kết quả mà đề bài yêu cầu
GV: Gọi 1 học sinh nhắc lại các công thức phải sử dụng trong bài.
HS: Nêu các công thức cần sử dụng trong bài: Tính n, tính Vkhí, tính CM.
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng đổi số liệu và làm phần a, b.
HS: Đổi số liệu và viết phương trình hoá học, thiết lập các tỉ lệ về số mol và tính phần b
GV: Tổ chức cho học sinh nhận xét và chấm điểm
GV: Sau phản ứng thu được dung dịch nào ?

File đính kèm:

  • docON TAP DAU NAM.doc