Bài giảng Tiết 1 : Mở đầu môn hóa học (tiết 9)

.Mục tiêu :

 - HS biết được hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi chất và ứng

 dụng của chúng .

 - Vai trò của hoá học trong đời sống và sản xuất do đó cần phải có những hiểu biết về hoá học.

 - Bước đầu hs biết các em cần phải làm gì để học tốt môn hoá học.

 

doc131 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 : Mở đầu môn hóa học (tiết 9), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân tử chất khí đó.
GV: Đặt vấn đề : Thể tích của 1 mol các chất rắn , các chất lỏng khác nhau có bằng nhau không ?
GV: Đưa hình vẽ 3. 1 lên màn hình.
GV: Em hãy quan sát hình 3. 1 và nhận xét (có thể gợi ý HS nhận xét, để HS rút ra được).
- Các chất khí trên có khối lượng mol khác nhau,nhưng thể tích mol(ở cùng điều kiện) thì bằng nhau.
Từ đó dẫn dắt học sinh : Thực nghiệm cho thấy thể tích của 1 mol các chất khí khác nhau (nếu ở trong cùng một điều kiện) thì luôn bằng nhau.
Hoàn thiện trả lời của học sinh , kết luận : Trong cùng một điều kiện như nhau về nhiệt độ và áp suất , một mol bất kì chất khí nào cũng chiếm những thể tích bằng nhau. Nếu ở nhiệt độ 00 C và áp suất 1 atm ( được gọi là điều kiện tiêu chuẩn ( đktc)) thì thể tích đó là 22,4 lít . Còn ở điều kiện bình thường (200 C và 1 atm), 1 mol chất khí có thể tích là 24 lít.
GV: Gọi 1 HS lên viết biểu thức.
HS: Nghiên cứu SGK Tr. 63, 64 thử nêu thể tích mol chất khí là gì?
HS: Thể tích mol chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó.
HS: Thử tưởng tượng xem: thể tích 1 mol H2O = (18 ml).
Thể tích 1mol rượu ( = 57,5 ml ) như thế nào với nhau.
Học sinh quan sát hình 3.1 nêu nhận xét , thử nêu kết luận.
HS trả lời và ghi vào vở: “ Một mol của bất kỳ chất khí nào ( ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau ” ).
HS: Từ kết luận trên thử nghĩ xem:
Nếu 2 khí trong cùng điều kiện mà có cùng thể tích thì chúng có gì giống nhau, có gì khác nhau.
HS: ở điều kiện tiêu chuẩn, ta có:
V = V = V = V = 22,4 lít.
 H2 N2 O2 CO2
 Hoạt động 4 : Củng cố ,dặn dò:
GV: Gọi HS nhắc lại khái niệm : Mol là gì ? Khối lượng mol là gì ? Thể tích mol của chất khí là gì?
GV: Đưa đề bài tập 3 lên màn hình:
 Em hãy cho biết trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai:
 1, ở cùng 1 điều kiện : thể tích của 0,5 mol khí N2 bằng thể tích của 0,5 mol khí SO3.
 2, ở điều kiện tiêu chuẩn : thể tích của 0,25 mol khí CO là 5,6 lít.
 3, Thể tích của 0,5 mol khí H2 ở nhiệt độ phòng là 11,2 lít.
 4, Thể tích của 1 gam khí hiđro bằng thể tích của 1 gam khí oxi.
HS: 
 - Câu đúng : 1, 2.
 - Câu sai : 3, 4.
Về nhà thử nghĩ xem: ở trong cùng 1 điều kiện: Nếu hai chất khí có thể tích bằng nhau thì chúng có gì : Bằng nhau, khác nhau ?
Làm đầy đủ bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK Tr. 65) và SBT.
Bài làm thêm: ở trong cùng 1 điều kiện thể tích của 7 g khí N2 bằng thể tích của 16 gam khí X. Hỏi X là khí nào trong các khí sau: H2 , CO2 , SO2 , SO3 .
 _____________________________________
 Thứ 2 , ngày 21 tháng 11 năm 2011
 Tiết 27: Chuyển đổi giữa khối lượng,thể tích 
 và mol . Luyện tập
A.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết: 
 - Chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất , giữa lượng chất và thể tích và ngược lại.
 - Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng biến đổi giữa các đại lượng. 
 - Học sinh biết vận dụng các kiến thức để làm các bài tập hoá học.
B. Chuẩn bị: 
 GV: - Đèn chiếu hoặc máy vi tính.
 - Bảng nhóm.
 HS: Nghiên cứu bài mol trước ở nhà.
C. Tiến trình tiết học:
 1. Bài cũ: HS 1: Nêu khái niệm Mol là gì , khối lượng mol là gì ?
 áp dụng : 1, Tính khối lượng mol của các chất sau: H2O, Cu SO4, Ca(HCO3)2 , N2.
 2, Tính khối lượng của:
 a, 0,5mol H2SO4.
 b, 0,1 mol NaOH. 
HS: Trả lời lý thuyết và làm bài tập ở góc bảng bên phải. Đáp án áp dụng 2 như sau:
 a, M = 98 (g).
 H2SO4 
 Khối lượng của 0,5 mol H2SO4 là:
 0,5 . 98 = 49 (g).
 b, M
 NaOH = 23 + 16 + 1 = 40 (g).
 Khối lượng của 0,1 mol NaOH là:
 0,1 . 40 = 4 (g).
 HS 2: Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí.
 áp dụng: Tính thể tích (đktc) của:
 a, 0,5 mol H2.
 b, 0,1 mol O2.
 HS: Trả lời lý thuyết và làm bài tập áp dụng ở góc bảng bên phải:
 a, Thể tích mol của 1 mol H2 ở đktc là 22,4 lit.
 Vậy thể tích của 0,5 mol H2 ở đktc là x lit.
 -> x = V = 0,5 . 22,4 = 11,2 (lit).
 H2
 b, Thể tích của 1 mol O2 ở đktc là 22,4 lit.
 Vậy thể tích của 0,1 mol O2 ở đktc là y lit.
 -> y = V = 0,1 . 22,4 = 2,24 (lit).
 O2
Từ bài cũ đv.C: 1 mol nước có khối lượng bằng 18 g , nếu có 54 g nước có thể tính được bao nhiêu mol không?
GV cho cả lớp nhận xét, đánh giá và cho điiểm.
 2.Bài mới: 
 Hoạt động1: Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
 Ví dụ 1 : Tính khối lượng của 3 mol nước:
Từ phần bài cũ gợi ý để học sinh thấy:
1 mol nước có khối lượng 18 g ( MH2O =18g)
Nếu có 3 mol nước thì khối lượng bằng bao nhiêu gam ?
 Hoàn thiện trả lời của học sinh và ghi bảng:
Khối lượng của 3 mol H2O là : 3 . 18 = 54(g).
Ví dụ2 : Tính khối lượng của 1,5 mol khí Oxi:
- Khối lượng của 1,5 mol khí Oxi là: 
 m = 1,5 . MO2 = 1,5 . 32 = 48 (g)
Nếu đặt : n là số mol chất,
 M là khối lượng mol của chất đó,
 m là khối lượng của chất đó.
Ta có: 
 m = n . M n = ; M = 
Từ công thức tổng quát này yêu cầu học sinh áp dụng làm các bài tập sau:
Bài tập 1: 
a. Tính khối lượng của: 
- 1,2 mol khí ni tơ.
- 0,45 mol khí CO2.
b. Tính số mol của: 2,2 g khí CO2,4,8g O2.
c. Tính M của chất X biết: 13,5 gam X số mol là 0,5 mol. 
Bài tập 2:
 1, Tính khối lượng của:
 a, 0,15 mol Fe2O3.
 b, 0,75 mol MgO.
 2, Tính số mol của:
 a, 2 g CuO.
 b, 10 g NaOH.
GV: Gọi 2 HS lên chữa bài tập và chấm vở của 1 số HS.
Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
Tiếp tục làm các bài khác tương tự.
Học sinh phân tích để thấy:
 Các đại lượng 3 mol, 1,5 mol là những đại lượng gì số mol(n).
Các giá trị 18g (H2O) MH2O.
- - - - - - 32g(O2) MO2 .
Các giá trị 54 g, 48 g là những đại lượng gì.
Thử rút ra công thức tính tổng quát.
Các nhóm thảo luận bài tập trình bày kết quả giải bài của nhóm mình , các nhóm khác bổ sung.
HS 1: Chữa phần 1:
a, M = 56 . 2 + 16 . 3 = 160 (g).
 Fe2O3 
->m = n . M = 0,15 . 160 = 24 (g).
 Fe2O3
b, M = 24 + 16 = 40 (g).
 MgO
 -> m = n . M = 0,75 . 40 = 30 (g).
 MgO
HS 2: Chữa phần 2:
a, M = 64 + 16 = 80 (g).
 CuO
-> n = 2 / 80 = 0,025 (mol).
 CuO
b, M = 23 + 16 + 1 = 40 (g).
 NaOH
 -> n = 10 / 40 = 0,25 (mol).
 NaOH
 Hoạt động 2: Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào ?
GV: Yêu cầu HS suy nghĩ thí dụ sau: 
Tính thể tích ở đktc của : 
- 0,25 mol khí oxi. 
- 1,25 mol khí các bonnic.
- Hỗn hợp gồm 5,6 lit khí oxi và 8,96 lit khí nitơ (N2).
Từ phần trả lời của HS. GV hoàn thiện , kết luận và ghi bảng:
- Nếu gọi số mol chất khí là n. 
- Thể tích chất khí là V , ta có: 
V = n. 22,4 --> n = V : 22,4
GV: Đưa đề bài tập số 2 lên màn hình:
Bài tập 3:
 1, Tính thể tích ( ở đktc) của:
 a, 0,25 mol khí Cl2.
 b, 0,625 mol khí CO.
 2, Tính số mol của:
 a, 2,8 lít CH4 ( ở đktc).
 b, 3,36 lít CO2 ( ở đktc).
GV: Gọi 2 HS lên chữa bài tập trên bảng và chấm vở của 1 số HS.
HS: Các nhóm thảo luận. 
Trình bày bài làm của nhóm.
Từ đó thử rút ra công thức để chuyển đổi từ số mol chất khí sang thể tích của chất khí ở đktc.
Từ công thức liên hệ hãy thảo luận và làm bài tập sau:
Tính thể tích ở đktc của :
 0,5 mol khí CO.
 1,5 mol khí CO2.
Tính số mol của : 6,72 lít khí nitơ: N2 , của hỗn hợp gồm 4,48 lít oxi và 13,44 khí H2 đều ở (đktc).
HS : Làm bài tập vào vở.
HS 1: Chữa phần 1:
 a,V = n .22,4 = 0,25 .22,4 = 5,6 (lít).
 Cl2
 b,V = n. 22,4 = 0,625 . 22,4 = 14 (lít).
 CO
HS 2: Chữa phần 2: 
 a,n = V/22,4 = 2,8/22,4 = 0,125(mol).
 CH4
b,n = V/22,4 = 3,36/22,4 = 0,15 (mol).
 CO2
 Hoạt dộng 3: Củng cố - dặn dò:
 GV : Gọi HS nhắc lại công thức liên hệ giữa: số mol (n) của chất , khối lượng của chất và khối lượng mol .
 Công thức liên hệ giữa thể tích chất khí , số mol chất khí.
D.Dặn dò : 
 - Hoàn thành hết bài tập 1, 2, 3 ( SGK Tr. 67) và SBT.
 - Hướng dẫn HS làm bài tập 5.
 ______________________________________________ 
 Thứ 4 , ngày 23 tháng 11 năm 2011
Tiết 28: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích 
 và mol . Luyện tập ( tiếp theo)
A.Mục tiêu: Qua tiết luyện tập: 
 - Giúp học sinh biết vận dụng các công thức liên hệ giữa m, n, M và V của chất khí để làm các bài tập.
 - Rèn kĩ năng tính toán qua lại giữa các đại lượng.
 - Học sinh có kĩ năng vận dụng thành thạo các công thức để giải các bài tập có liên quan đến định luật về chất khí.
B.Chuẩn bị : 
 GV: - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ.
 - Phiếu học tập cho HS.
 - Bảng nhóm.
 HS: Ôn lại các kiến thức đã học ở bài trước ( Bài CTHH).
C. Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Luyện tập bài tập xác định CTHH của 1 chất khi biết khối lượng và lượng chất : Vận dụng công thức : n = để tính toán qua lại giữa các đại lượng :
Bài tập 1: 
 1. Hãy tính khối lượng :
 a , 0,25 mol nguyên tử Al.
 b, 1,25 mol phân tử H2. 
 c, 0,25 mol phân tử Na2SO4.
 d, 0,75 mol phân tử H2SO4.
Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận , sau đó mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả.
Yêu cầu học sinh nhận xét ,bổ sung cho các nhóm khác. Giáo viên kết luận, rồi ghi bảng.
 2. Tính số mol phân tử của mỗi chất có trong những khối lượng chất sau :
 a, 2,2 gam khí CO2.
 b, 4,8 gam khí oxi.
 c, 19,6 gam H2SO4.
 Tương tự các bước như trên . Giáo viên kết luận. Kết quả : 
 a, n CO2 = 2,2 : 44 = 0,05 ( mol).
 b, n O2 = 4,8 : 32 = 0.15 ( mol). 
 c, n H2SO4 = 19,6 : 98 = 0,02 ( mol).
 3. Tính khối lượng của những lượng chất sau :
 a, 1,2 mol O2 ; Ta có: m = 1,2 . 32 = 38,4 (gam). 
 b, 0,75 mol CuSO4 ; Ta có: m = 0,75 . 160 = 120 ( gam). 
 c, 2,2 mol HNO3 ; Ta có: m = 2,2 . 6 3 = 138,6 (gam).
GV: Chữa bài tập số 3 (SGK Tr. 67) :
GV: Đưa đề bài số 3 lên màn hình, gọi 3 HS lên bảng làm.
HS 1: Chữa bài 3 a :
n = m/M = 28/56 = 0,5(mol) ; n = m/M = 64/64 = 1(mol); n = m/M = 5,4/27 = 0,2(mol).
 Fe Cu Al
HS 2: Chữa bài 3b :
 V = n . 22,4 = 0,175 . 22,4 = 3,92 (lit); V = n . 22,4 = 1,25 . 22,4 = 28 (lit);
 CO2 H2
 V = n . 22,4 = 3 . 22,4 = 67,2 (lit).
 N2
HS 3: Chữa bài 3c :
 n = n + n + n
 Hỗn hợp khí CO2 H2 N2 .
 n = 0,44 / 44 = 0,01 (mol); n = 0,04 / 2 = 0,02 (mol); n = 0,56 / 28 = 0,02 (mol).
 CO2 H2 N2
 -> n = 0,01 + 0,02 + 0,02 = 0,05 (mol).
 Hỗn hợp khí 
 V = n . 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 (lít).
 Hỗn hợp khí 
Bài tập 2: 
 Hợp chất A có công thức R2O. Biết rằng 0,25 mol hợp 

File đính kèm:

  • docGA HOA8.doc