Bài giảng Tiết: 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 3)

. Mục tiêu :

a.Về kiến thức:

- Biết hoá học là môn nghiên cứu các chất sự biến đổi chất và ứng dung của chúng. Đó là môn học quan trọng và bổ ích.

- Biết hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống do đó cần kiến thức hoá học sử dụng trong cuộc sống

b. Về kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và óc tư duy sáng tạo

 

doc105 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết: 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t như kim loại thì nguyên tử phản ứng )
	- Trong phản ứng số nguyên tử mỗi nguyên tố có thay đổi hay không ? Vì sao ?
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :( 2’)
	- Học bài theo kết luận SGK
	- Làm bài tập 2, 3, 4/50 - 51 /SGK
	- Đọc tìm hiểu trước nội dung bài, Xem lại thí nghiệm ở bài sự biến đổi chất
 *****************************************
Ngày soạn: 15/10/2011 Ngày dạy :
18/10
18/10
18/10
8a
8b
8c
Tiết: 19. Phản ứng hoá học (Tiếp) 
1. Mục tiêu bài dạy :
a. Về kiến thức:
	- Hiểu được phản ứng hoá học là sự biến đổi chất này thành chất khác. Chất tham gia ban đầu bị biến đổi trong phản ứng và chất sản phẩm hay chất tạo thành là chất tạo ra.
	- Bản chất phản ứng hoá học là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Biết dấu hiệu sảy ra phản ứng hoá học
b. Về kĩ năng:
	- Biết chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng hoá học để ghi được phương trình chữ của phản ứng hoá học.
c.Về thái độ
	- Giáo dục tính cẩn thận và ham học tập bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS :
a. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Tranh vẽ hình 2.5 /48/SGK, ống nghiệm, kẹp.
	- Hoá chất: Zn, dd HCl.
b. Chuẩn bị của học sinh:
	- Học bài cũ, chuẩn bị trước nội dung bài mới theo hướng dẫn của giáo viên.
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
* Câu hỏi:
	- Bản chất của phản ứng hoá học là gì ? Trong phản ứng hoá học khối lượng của chất nào giảm dần ? khối lượng của chất nào tăng dần ?
* Đáp án:
	- Bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
	- Trong phản ứng hoá học khối lượng chất tham gia giảm dần, khối lượng chất tạo thành (sản phẩm) tăng dần.
*Vào bài:	
- Bài trước chúng ta biết được quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học. Nhưng làm thế nào để biết phản ứng hoá học có sảy ra hay không ? Bài hôm nay giúp chúng ta giải đáp câu hỏi đó.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt độnh của HS
Muốn có phản ứng hoá học sảy ra các chất phản ứng phải được tiếp xúc với nhau. Qua thí nghiệm em đã quan sát hãy chứng minh điều này ?
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kẽm tác dụng với axit.
Có những phản ứng chỉ có 1 chất tham gia cần điều kiện gì ? cho ví dụ ?
Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK
Qua thông tin nghiêm cứu ở SGK cho biết: Khi nào phản ứng sảy ra.
Các em vừa làm thí nghiệm kẽm tác dụng với axit, dựa vào dấu hiệu nào em biết có phản ứng hoá học sảy ra ?
Trong phản ứng hoá học nhiệt phân đường dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng sảy ra
Nói chung làm thế nào để biết có phản ứng hoá học say ra ?
Thường dựa vào dấu hiệu tính chất của chất mới khác so với tính chất của chất cũ.
III. Khi nào phản ứng hoá học sảy ra ? (16’)
HS tiến hành làm TN
- Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau, có phản ứng cần đun nóng, có phản ứng cần có mặt ủa chất xúc tác.
IV. Làm thế nào để biết có phản ứng sảy ra. (18’)
- Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
-
 Thường dựa vào dấu hiệu sự thay đổi màu sắc, trạng thái, sự toả nhiệt và phát sáng
c.Củng cố,luyện tập: (4 ‘)
	- Làm bài tập 5/SGK/
	? Dấu hiệu nào chứng tỏ có chất mới được tạo thành.
	HS: Khí Cacbonic sinh ra làm sủi bọt dung dịch axit.
d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :( 2’)
	- Học bài theo kết luận SGK
	- Làm bài tập 4, 6 /SGK/51
	- Đọc phần đọc thêm.
	- Đọc tìm hiểu trước nội dung bài thực hành.
 ***************************************************
Ngày soạn:16/10/2011 Ngày dạy:
21/10
21/10
21/10
8a
8b
8c
Tiết 20: Bài thực hành 3.
Dấu hiệu và hiện tượng của phản ứng hoá học 
1. Mục tiêu bài dạy:
a. Về kiến thức:
	- Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
	- Nhận biết được dấu hiệu sảy ra phản ứng hoá học
b. Về kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng thực hành, kĩ năng phân tích và phát hiện của học sinh.
c. Về thái độ :
	- Giáo dục tính cẩn thận và tác phong nghiên cứu khoa học.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
	* Dụng cụ: - ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn.
	* Hoá chât: KMnO4, dd Ca(OH)2.
b.Chuẩn bị của học sinh:
	- Học bài cũ, chuẩn bị trước nội dung bài mới theo hướng dẫn của giáo viên.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: 
GV kết hợp KT kiến thức cũ trong tiết học .
 * Vào bài:
	- Phân biệt hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học và nhận biết dấu hiệu của phản ứng sẩy ra
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
- Cho thuốc tím vào 3 ống nghiệm 1, 2, 3. 
- Cho nước vào ống 2 lắc đều để hoà tan sau đó đun nóng đến khi nước bay hơi, để nguội, quan sát.
- ống 3: để ở miệng 1 ít bông gòn đậy nút cao su có ống dẫn khí.
- Khi que đóm không bùng cháy thì ngừng đun.
- Quan sát hiện tượng.
Nêu các hiện tượng quan sát được ?
Cho nước vào cả 3 ống nghiệm lắc và quan sát.
Cho nước vào 1 ống nghiệm
- Cho nước vôi trong vào ống nghiệm 2
- Thổi khí thở vào cả 2 ống nghiệm
- Quan sát hiện tượng của thí nghiệm
GV hướng dẫn học sinh:
- Đổ dung dịch Na2CO3 lần lượt vào ống nghiệm đựng nước và ống nghiệm 2 đựng dung dịch Ca(OH)2.
Nêu hiện tượng quan sát được
- Hướng dẫn học sinh thu dọn đồ thí nghiệm.
- Đánh giá rút kinh nghiệm giờ thực hành.
- Hướng dẫn học sinh làm báo cáo thực hành
1. Thí nghiệm 1: (10’)
Hoà tan và đun nóng KMnO4
- Học sinh nghe hướng dẫn.
- Các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
2. Thực hiện phản ứng với nước vôi trong: ( 15’)
- Học sinh tiến hành thí nghiệm. 
- Nêu hiện tượng quan sát được
- Học sinh tiến hành thí nghiệm. 
3. Học sinh làm báo cáo thực hành và thu dọn phòng thí nghiệm: (15’)
c.Củng cố ,luyện tập:(4’)
- GV cho HS dọn dẹp phòng thực hành.
- Nhận xét ý thức của HS trong giờ thực hành 
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : ( 1’)
- Ôn lại kiến thức về phản ứng hoá học
- Đọc tìm hiểu trước nội dung bài
- Hoàn thành nốt báo cáo thực hành.
 **********************************************
Ngày soạn:22/10/2011 Ngày dạy:
24/10
24/10
28/10
	 Lớp :
8a
8b
8c
Tiết 21: Định luật bảo toàn khối lượng 
1. Mục tiêu bài dạy:
a. Về kiến thức:
	- HS hiểu được định luật và giải thích được sự bảo toàn khối lượng các nguyên tử trong phản ứng hoá học.
	- Biết vận dụng định luật vào giải các bài tập hoá học
b. Về kĩ năng:
	Rèn kĩ năng quan sát, suy luận, tính toán
c. Về thái độ :
	- Tính ham tìm hiểu và lòng yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS :
a. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Cân Rôbecvan, 2 cốc thuỷ tinh nhỏ
	- Dung dịch BaCl2, Na2SO4.
b. Chuẩn bị của học sinh:
	- Học bài cũ, chuẩn bị trước nội dung bài mới theo hướng dẫn của giáo viên.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
GV nhận xét bài thực hành của HS.
* Vào bài:
- Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất được bảo toàn không ? Hôm này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đó.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu dụng cụ, hoá chất, biểu diễn thí nghiệm.
Lưu ý học sinh quan sát nhận biết dấu hiệu của phản ứng và vị trí của kim cân
Nhận xét hiện tượng say ra khi trộn 2 hoá chất khác nhau
2 chất có phản ứng với nhau không ? vì sao ?
Viết phương trình chữ của phản ứng
Nhận xét vị trí của kim cân trước và sau phản ứng ?
Em có nhận xét gì về tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng.
Từ thí nghiệm hãy thử phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng
Yêu cầu học sinh đọc nội dung định luật SGK
Vì sao khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử
bản chất của phản ứng hoá học là gì ?
Vì sao khi một phản ứng hoá học sảy ra khối lượng các chất được bảo toàn
Viết nội dung của định luật dạng công thức về khối lượng ?
Từ phương trình chữ của phản ứng nếu gọi m là khối lượng thì công thức về khối lượng sẽ được viết ntn ?
1. Thí nghiệm (10’)
* Cách tiến hành: SGK
HS tiến hành làm TN theo hướng dẫn của GV
Phương trình chữ của phản ứng:
Bari clorua + natri sunfatđ
 Bari sunfat + natri clorua.
*. Nhận xét
- Tổng khối lượng của các chất trước và sau phản ứng bằng nhau.
2. Định luật: (10’)
a. Nội dung (SGK)
b. Giải thích:
Do trong phản ứng hoá học số nguyên tử được bảo toàn, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi (sự thay đổi này chỉ liên quan đến các electron)
3. áp dụng:(10’)
Giả sử có phương trình phản ứng.
A + B đ C + D (*)
Kí hiệu: m là khối lượng của chất thì:
mA + mB = mC + mD
* Đối với phương trình hoá học trên thì:
mBaCl2 + mNa2SO4 = mBaSO4 + mNaCl
* Trong phương trình phản ứng có n chất tham gia và tạo thành, để tính khối lượng một chất thì ta phải biết khối lượng của n-1 chất còn lại.
c. Củng cố, luyện tập:(4’)
GV đưa ra hệ thống câu hỏi cho HS củng cố :
- Giải thích tại sao trong 1 phản ứng hoá học khối lượng của các chất trước và sau phản ứng lại bằng nhau
- HS trả lời theo nội dung đã học.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :( 5’)
- Học bài theo kết luận SGK
- Làm bài tập 1, 3 /SGK/54
- Đọc tìm hiểu trước nội dung bài: Phương trình hoá học.
 ***************************************
Ngày soạn: 23/10/2011 Ngày dạy:
28/10
28/10
29/10
	 Lớp :
8a
8b
8c
Tiết 22: Phương trình hoá học 
1. Mục tiêu bài dạy:
a. Về kiến thức:
	- Học sinh biết được phương trình hoá học để biểu diễn phản ứng hoá học, gồm công thức hoá học của chât tham gia và chất sản phẩm với hệ số thích hợp. 
- Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm, thấy được ý nghĩa của phương trình hoá học.
b. Về kĩ năng:
	- Tiếp tục rèn kĩ năng lập CTHH, kĩ năng viết PTHH và cân bằng sơ đồ phản ứng.
c. Về thái độ :
	- Giáo dục tính cẩn thận trong khi giải bài tập, yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS :
a. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Tranh vẽ phóng to hình cân tưởng tượng SGK.
b. Chuẩn bị của học sinh:
	- Học bài cũ, chuẩn bị trước nội dung bài mới theo hướng dẫn của giáo viên.
3.Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: (7’ )
* Câu hỏi:
- Phát biểu định luật BTKL, giải thích định luật.?
- Học sinh 2 làm bài tập 3 SGK
* Đáp án:
- Trong một phản ứng hoá học tổng khối lượng của sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
 Giải thích.

File đính kèm:

  • docGA hoa 8 CKTKN.doc