Bài giảng Tiết 03: Este

Kiến thức: Qua bài học này HS phải:

* Biết:

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc-chức), tính chất vật lí.

- Phương pháp điều chế este của ancol, pp điều chế vinylaxetat, ứng dụng quan trọng của một số este.

* Hiểu:

- Nguyên nhân vì sao este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn so với ancol và axit có cùng số nguyên tử cacbon.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 03: Este, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 27/08/2009
CHƯƠNG 1: ESTE – LIPIT 
Tiết 03: ESTE
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
* Biết: 
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc-chức), tính chất vật lí.
- Phương pháp điều chế este của ancol, pp điều chế vinylaxetat, ứng dụng quan trọng của một số este.
* Hiểu:
- Nguyên nhân vì sao este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn so với ancol và axit có cùng số nguyên tử cacbon.
- Tính chất hóa học của este là phản ứng thủy phân (môi trường axit, kiềm); phản ứng ở gốc hidrocacbon.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết CTCT các đồng phân và gọi tên chúng theo danh pháp gốc-chức, viết PTHH minh họa TCHH của este.
- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập liên quan đến xđ CTPT, CTCT, tính khối lượng tính hiệu suất,
3. Thái độ:
- Tích cực hợp tác học tập hiệu quả, tư duy logic và qua đó tạo niềm đam mê môn học.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Đàm thoại, quan sát kết hợp thảo luận nhóm.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
1. Giáo viên: 
- Giáo án, bảng phụ (có nội dung các câu hỏi trắc nghiệm liên quan) tài liệu tham khảo về este.
- Hướng dẫn HS ôn tập về phản ứng este hóa, phản ứng cộng, trùng hợp.
2. Học sinh: 
- Ôn tập kiến thức cơ bản về phản ứng este hóa, phản ứng cộng, trùng hợp ở chương trình hữu cơ lớp 11, SGK, SBT hóa 11.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
Lớp
12B3
12B4
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài
3. Bài mới:
Giáo viên giới thiệu tổng quan về chương 1 và mục tiêu cơ bản của chương
a. Đặt vấn đề: (2 phút) Hãy hoàn thành các phản ứng sau:
1) CH3COOH + C2H5OH 
2) HCl + C2H5OH 
 Hãy phân tích thành cấu tạo của hai sản phẩm các phản ứng trên và nhận xét ?
HS: Viết PTHH, phân tích thành phần sản phẩm và nhận xét
b. Triển khai bài: 
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (25 phút)
GV: Nêu vấn đề: Nếu ta thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng các gốc H.C ta được loại hợp chất gọi là amin.
HS: Dựa vào phân đặt vấn đề và liên hệ SGK để nêu định nghĩa về amin trên cơ sở so sánh cấu tạo của NH3 và amin.
GV: Chuẩn kiến thức để HS cả lớp cùng ghi nhận.
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu sgk về các loại đồng phân amin và liên hệ với đồng phân của các H.C, dx H.C để HS khái quát về đp amin.
HS: Có 3 loại đồng phân
? HS viết các đồng phân amin của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H11N.
HS: Viết 7 đồng phân và cho biết có bao nhiêu đồng phân amin bậc 1, bậc 2, bậc 3.
HS: Đại diện nhóm trình bày.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu sgk về bảng 3.1 để rút ra các cách gọi tên amin.
HS: - Danh pháp gốc-chức.
 - Danh pháp thay thế.
? Dùng quy luật gọi tên áp dụng cho 7 đồng phân vừa viết.
GV: 
- Chiếu lại bảng 3.1 sgk và diễn giảng để HS tiện theo dõi.
- Chuẩn kiến thức cơ bản và nêu thêm cách gọi tên thông thường một số amin khác để HS cả lớp cùng ghi nhận.
* Chú ý: Các amin có nhóm CH3- liên kết với amin bậc 1, bậc 2, bậc 3 đầu mạch thì dùng thêm tiền tố N- trong cách gọi tên thay thế.
VD: 
(CH3)3N: N,N – đimetylmetanamin
CH3-CH(CH3)-NH-CH3: 
 N-metylpropan-2-amin.
(Chú ý đến mạch cacbon)
Hoạt động 2: (10 phút)
GV: Nêu câu hỏi thảo luận các vấn đề liên quan đến TCVL của amin.
- Vì sao một số amin lại tan được trong nước ?
- Nhiệt độ sôi của amin và độ tan trong của chúng thay đổi như thế nào ?
- Vì sao anilin (phenylamin) để lâu trong không khí lạ có màu đen.
HS: Thảo luận nhóm theo các vấn đề trên và đại diện trình bày trước lớp.
GV: Tiếp thu ý kiến từ các nhóm và chuẩn kiến thức để HS cả lớp cùng ghi nhận.
GV: Nhấn mạnh các điểm sau khi xét đến TCVL của amin:
Khả năng tạo liên kết hiđro.
Chiều tăng dần PTK.
Độ bền của các amin thơm trong môi trường.
Các amin đều độc.
I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP :
1. Định nghĩa:
Amin là những hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon.
* Thí dụ: NH3 ; C6H5NH2 ; CH3NH2 ; 
CH3-NH-CH3 ; CH3-N-CH3 
 CH3
* Đồng phân:
? HS viết các đồng phân amin của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H11N.
* Kết luận: 
Amin có các loại đồng phân:
- Đồng phân về mạch cacbon.
- Đồng phân vị trí nhóm chức.
- Đồng phân về bậc của amin.
2. Phân loại:
Amin được phân loại theo 2 cách:
- Theo loại gốc hiđrocacbon.
- Theo bậc của amin.
3. Danh pháp:
- Cách gọi tên theo danh pháp gốc-chức:
“Tên gốc ankyl + amin”
- Cách gọi tên theo danh pháp thay thế:
“Ankan+ vị trí+ amin”
* Tên thông thường :
Chỉ áp dụng cho một số amin như :
C6H5NH2 : Anilin
C6H5-NH-CH3 : N-Metylanilin
Hợp chất
Tên gốc chức
Tên thay thế
CH3NH2
C2H5NH2
CH3CH2CH2NH2
CH3CH(NH2)CH3
C6H5NH2
C6H5 -NH-CH3
Metylamin
Etylamin
Prop-1-ylamin
(n-propylamin)
Prop-2-ylamin
(isopropylamin)
Phenylamin
Metylphenylamin
Metanamin
Etanamin
Propan-1-amin
Propan-2-amin
Benzenamin
N-Metylbenzenamin
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Các amin có số ngtử C < 4 là chất khí, tan nhiều trong nước.
- Nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của PTK.
- Amin thơm là chất lỏng hoặc chất rắn và dễ bị ôxi hóa.
4. Củng cố: (6 phút)
 GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhanh BT sau: 
? Viết công thức cấu tạo và gọi tên gốc-chức các amin bậc 1, 2 có công thức phân tử C5H13N và C7H9N (amin thơm)
HS: 
- Thảo luận cách viết và hoàn thành vào bảng nhóm
- Đại diện lên bảng thuyết trình cho các đồng phân đó.
5. Dặn dò: (2 phút)
- Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của bài này, chú ý cách viết CTCT các đồng phân amin và gọi tên theo danh pháp thay thế và danh pháp gốc-chức.
- BTVN: 3, 6 sgk trang 44.
- Chuẩn bị: “AMIN” (tiếp theo)
+ Cấu trúc phân tử của amin, bậc amin.
+ Suy đoán TCHH của amin dựa trên đặc điểm cấu tạo của phân tử amin.
+ Viết PTHH biểu diễn các TCHH cơ bản của amin béo và amin thơm.

File đính kèm:

  • doch12tiet3.doc