Bài giảng Polime (tiết 6)

Câu 1: So sánh phản ứng trùng hợp với phản ứng trùng ngưng. Nêu một số ví dụ cho mỗi loại phản ứng đó.

Câu 2: Khi trùng hợp butađien-1,3 thành cao su buna ta còn thu được một polime có nhánh và một sản phẩm phụ A. Khi hiđro hoá A thu được etylxiclohexan. Hãy viết phương trình phản ứng tạo polime có nhánh và biện luận để tìm công thức cấu tạo của A.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Polime (tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Polime
Câu 1: So sánh phản ứng trùng hợp với phản ứng trùng ngưng. Nêu một số ví dụ cho mỗi loại phản ứng đó.
Câu 2: Khi trùng hợp butađien-1,3 thành cao su buna ta còn thu được một polime có nhánh và một sản phẩm phụ A. Khi hiđro hoá A thu được etylxiclohexan. Hãy viết phương trình phản ứng tạo polime có nhánh và biện luận để tìm công thức cấu tạo của A.
Câu 3: Viết phương trình phản ứng điều chế tơ nilon 6-6 từ Br - CH2 - (CH2)4 - CH2 - Br và O2N - CH2 - (CH2)4 - CH2 - NO2 và các hoá chất cần thiết khác.
Câu 4: a) Từ n-butan viết phương trình phản ứng điều chế cao su buna.
b) Từ isopentan viết phương trình phản ứng điều chế cao su isopren.
c) Thế nào là sự lưu hoá cao su?
d) Viết phương trình phản ứng điều chế thuỷ tinh hữu cơ (thuỷ tinh plexiglat).
Câu 5: Có thể điều chế tơ capron từ caprolactam hoặc từ axit e-aminocaproic. Viết phương trình phản ứng và nói rõ bản chất khác nhau giữa các phản ứng đó.
Câu 6: Khi đồng trùng hợp butađien –1,3 với striren ngoài cao su buna-S còn có một số sản phẩm phụ khác trong đó có chất A mà khi hiđro hoá hoàn toàn chất A thu được chất B là đixiclohexyl. Viết phương trình phản ứng tạo thành cao su buna-S và chất A, B dưới dạng CTCT.
Câu7: Từ metan, benzen, các chất vô cơ, điều kiện cần thiết viết phương trình phản ứng điều chế:
a) Nhựa phenolfocmanđehit.
b) Cao su buna.
c) Cao su cloropren.
Câu 8: Viết phương trình phản ứng trùng ngưng tạo polime từ:
a) Axit ađipic và etylenglicol.
b) Chất A (Biết A là đồng phân của C3H6O3 vừa có tính chất của rượu, vừa có tính chất của axit).
Câu 9: Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,77% clo. Hỏi trung bình 1 phân tử Cl2 tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC? Viết các CTCT có thể có của một đoạn tơ clorin.
Câu 10: Isopren có thể trùng hợp thành 4 loại polime.
a) Hãy viết CTCT của 4 loại polime.
b) Hãy cho biết cấu tạo cao su thiên nhiên thuộc loại polome nào ở trên?
Câu 11: Viết phương trình phản ứng đồng trùng hợp tạo polime (sản phẩm chính) từ:
a) Isopren và butađien-1,3.
b) Butađien-1,3 và stiren.
c) Butađien-1,3 và nitri acrylic (CH2 = CH - CN).
d) Etilen và butađien-1,3.
Câu 12: Tơ kevlar dùng trong vỏ xe hơi hoặc áo chống đạn được điều chế từ axit tere-phtalic 
HOOC
COOH
H2N
NH2
	( 	 	) và phenylđiamin (	 	 ).
b) Tơ axetat được điều chế từ xenlulozơ và anhiđrit axetic (H2SO4 đặc xúc tác).
c) Tơ polietylen terephtalat (lapsan) là một loại tơ polieste thông dụng được điều chế từ axit tere-phtalic và etylenglicol.
Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế các tơ trên.
Câu 13: Từ tinh bột và các chất vô cơ, điều kiện cần thiết viết phương trình phản ứng điều chế:
a) PE	c) PVC	 e) PVAc(polivinyl axetat)
b) PP	d) PMA (polimetyl acrylat)	 f) PVA(polivinyl ancol)
Câu 14: Hãy giải thích vì sao không nên giặt quần áo làm từ tơ nilon, len, tằm ... bằng xà phòng có độ kiềm cao? Không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc ủi ở nhiệt độ quá cao các loại quần áo trên.
Câu 15: a) Định nghĩa phản ứng trùng hợp, đặc điểm các monome (phân tử nhỏ) tham gia phản ứng trùng hợp?
Từ các monome tương ứng viết các phương trình phản ứng trùng hợp điều chế polistiren, polimetyl metacrylat và cao su buna.
b) Trùng ngưng là gì? Đặc điểm cấu trúc các monome (phân tử nhỏ) tham gia quá trình trùng ngưng? Từ các monome tương ứng viết các phương trình phản ứng trùng ngưng thành
 - NH - CH2 - C - NH - CH - C -
O
CH3
O
n
 - NH - (CH2)6 - NH - C - (CH2)4 - C -
n
O
O
	 và
 (Trích ĐTTS vào Trường ĐHBK Hà Nội năm 2000/2001)
Câu 16: a) Tại sao cao su không bay hơi?
b) Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ:
- 	H2N - (CH2)6 - NH2 + HOOC - (CH2)4 - COOH đ polime A
- 	HO - C2H4 - OH + HOOC - C6H4 - COOH đ polime B
- 	A, B giống và khác nhau ở điểm nào về mặt cấu tạo.
c) Biết tơ capron và chất dẻo polimetyl acrylat điều đó có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH nóng. Giải thích bằng phương trình phản ứng.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Ngoại thương năm 2000/2001)
Câu 17: Từ than đá, đá vôi, nước và các chất vô cơ cần thiết khác và điều kiện thích hợp hãy viết phương trình phản ứng điều chế các chất sau: polivinyl clorua; cao su buna ; polimetyl acrylat. 
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Thương mại năm 2000/2001)
Câu 18: a) Từ than đá, đá vôi, các chất vô cơ cần thiết viết phương trình phản ứng điều chế PVC (polivinyl clorua) và PE (polietilen)
b) Viết phản ứng trùng hợp isobutilen, vinylbenzen. Gọi tên sản phẩm.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Dược Hà Nội năm 2000/2001)

File đính kèm:

  • docPolime.doc
Giáo án liên quan