Bài giảng Pháp luật đại cương - Lê Thị Bích Ngọc

LỜI NÓI ĐẦU.3 U

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC.3

1.1. BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC, KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NUỚC .3

1.1.1. Nguồn gốc, bản chất của Nhà nước.3

1.1.2. Các kiểu và hình thức nhà nước .7

1.2. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM .9

1.2.1. Bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam .9

1.2.2. Chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam .10

1.2.3. Bộ máy nhà nước CHXHN Việt Nam.12

1.2.4. Vấn đề nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.18

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .19

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1.21

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT.22

2.1. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT.22

2.1.1. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật .22

2.1.2. Những đặc điểm chung của pháp luật.23

2.1.3. Bản chất vai trò của pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam .24

2.2. QUY PHẠM PHÁP LUẬT .27

2.2.1. Khái niệm và những đặc điểm chung của quy phạm pháp luật .27

2.2.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật.27

2.3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT .28

2.3.1. Khái niệm, bản chất của quan hệ pháp luật .28

2.3.2. Chủ thể của quan hệ pháp luật.29

2.3.3. Nội dung của quan hệ pháp luật .29

2.3.4. Khách thể của quan hệ pháp luật .30

2.3.5. Sự kiện pháp lý.30

2.4. Ý THỨC PHÁP LUẬT .30

2.4.1. Khái niệm ý thức pháp luật.30

2.4.2. Quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật .31

2.5 VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ.32

1

pdf140 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Lê Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vi phạm hành chính gây ra 
hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. 
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan 
dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra. 
- Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000đ. 
- Buộc thiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, văn hóa phẩm độc hại. 
5.4.2.4. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 
- UBND các cấp. 
- Cơ quan cảnh sát, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị 
trường và những cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành. 
- Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự. 
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 
1. Khái niệm chung về luật hành chính: Luật hành chính là hệ thống các quy phạm 
pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp 
hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nướchoặc tổ chức xã hội 
khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước. 
* Đối tượng điều chỉnh: Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ 
xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động 
của nhà nước. 
* Phương pháp điều chỉnh: Luật hành chính khi điều chỉnh các quan hệ xã hội mang 
tính chất chấp hành và điều hành sử dụng phương pháp mệnh lệnh phục tùng. 
2. Cơ quan hành chính nhà nước: là những bộ phận hợp thành của bộ máy quản lý 
được thành lập để chuyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước (hoạt động chấp hành và 
điều hành, hoạt động hành pháp). 
 63
Chương 5: Luật hành chính 
3. Cán bộ công chức nhà nước là những người làm việc trong cơ quan nhà nước do 
tuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm, giữ một nghĩa vụ nhất định hoặc tiến hành những hoạt 
động cụ thể nào đó để phục vụ việc thực hiện một chức vụ nhất định do Nhà nước trả lương 
theo chức vụ hoặc loại hoạt động đó. 
4. Vi phạm hành chính là những hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp 
luật do các chủ thể của luật hành chính thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại tới các 
quan hệ xã hội do luật hành chính bảo vệ và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi 
phạm hành chính. 
5. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính: 
 Trong luật hành chính hiện hành, xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm 
hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác. 
- Xử phạt vi phạm hành chính; 
- Các biện pháp xử lý hành chính khác; 
Ngoài các hình thức xử lý vi phạm hành chính nêu trên, việc xử lý vi phạm hành 
chính còn bao gồm các biện pháp xử lý hành chính khác, chỉ áp dụng đối với các cá nhân: 
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; 
- Đưa vào trường giáo dưỡng; 
- Đưa vào cơ sở giáo dục; 
- Đưa vào cơ sở chữa bệnh; 
- Quản chế hành chính. 
Bên cạnh các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, trong việc xử lý vi phạm hành 
chính người ta còn có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt vi 
phạm hành chính là: 
- Tạm giữ người theo thủ tục hành chính; 
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; 
- Khám người; 
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật; 
- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; 
- Bảo lãnh hành chính; 
- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, 
cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn. 
6. Đối tượng áp dụng xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác: 
Xử phạt hành chính được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành 
chính bao gồm cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính 
trên cac lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính trên các lĩnh vực khác nhau của quản lý 
hành chính nhà nước, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. 
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: 
Các cơ quan nhà nứoc và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: 
 64 
Chương 5: Luật hành chính 
- Ủy ban nhân dân các cấp (quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002, 
các Điều 28, 29, 30); 
- Công an nhân dân (Điều 31 Pháp lệnh); 
- Bộ đội biên phòng (Điều 32 Pháp lệnh); 
- Cơ quan cảnh sát biển (Điều 33 Pháp lệnh); 
- Hải quan (Điều 34 Pháp lệnh); 
- Kiểm lâm (Điều 35 Pháp lệnh); 
- Thuế vụ (Điều 36 Pháp lệnh); 
- Quản lý thị trường (Điều 37 Pháp lệnh); 
- Thanh tra chuyên ngành (Điều 38 Pháp lệnh); 
- Giám đố cảng vụ hàng hải, Giám đốc cảng vụ thủy nội địa, Giám đốc cảng vụ hàng 
không (Điều 39 Pháp lệnh); 
- Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự (Điều 40 Pháp lệnh). 
8. Trách nhiệm hành chính là một dạng của trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong 
hoạt động quản lý - hoạt động hành chính nhà nước theo quy định của luật hành chính. Đó 
là sự áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi 
phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại được quy định trong những chế tài của quy 
phạm pháp luật hành chính bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những chủ 
thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. 
9. Các biện pháp trách nhiệm hành chính: 
Biện pháp xử phạt: 
+ Biện pháp xử phạt chính: 
Cảnh cáo: áp dụng với những vi phạm nhỏ chưa gây ra hậu quả, vi phạm lần 
đầu có nhiều tình tiết giảm nhẹ. 
Phạt tiền: từ 5.000đ - 100.000.000đ 
Đối với mỗi vi phạm hành chính chỉ áp dụng một trong hai hình thức phạt này. 
+ Biện pháp xử phạt bổ sung: 
Biện pháp khôi phục pháp luật. 
10. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: 
- UBND các cấp. 
- Cơ quan cảnh sát, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị 
trường và những cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành. 
- Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự. 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 
1.Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính? 
 65
Chương 5: Luật hành chính 
2. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước? 
3. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước? 
4. Khái niệm cán bộ công chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức Việt Nam? 
Các loại công chức? 
5. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về cán bộ công chức? 
6. Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính? 
7. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính? 
8. Đối tượng áp dụng xử phạt hành chính và thẩm quyền xử phạt hành chính? 
9. Khái niệm và các đặc điểm của trách nhiệm hành chính. Phân biệt trách nhiệm hành 
chính với các dạng trách nhiệm pháp lý khác? 
10. Các biện pháp trách nhiệm hành chính? 
 66 
Chương 6: Luật dân sự và tố tụng dân sự 
CHƯƠNG 6: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ 
Quan hệ dân sự là một quan hệ chủ yếu thường xuyên diễn ra trong đời sống xã hội. 
Để điều chỉnh nó Quốc hội Việt Nam ban hành Bộ luật dân sự đầu tiên vào năm 1997, sau 
gần 10 năm thi hành Bộ luật dân sự đã bộc lộ nhiều khuyết điểm nên năm 2005 nó đã được 
sửa đổi và bổ sung cho phù hợp. Bằng việc điều chỉnh các quan hệ dân sự bằng các văn bản 
luật đã đưa các quan hệ này vào một vòng trật tự nhất định, ứng xử của các chủ thể trong 
các giai dịch dân sự đã tuân theo các quy định của pháp luật. Chương 6 chúng tôi đưa ra các 
khái niệm về Luật dân sự, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự. Do thời 
lượng chương trình có hạn nên chúng tôi chỉ cung cấp cho người học những chế định quan 
trọng, cơ bản mà Bộ luật dân sự điều chỉnh như chế định quyền sở hữu trong đó làm rõ khái 
niệm, nội dung 3 quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc 
người không phải là chủ sở hữu. Chế định về hợp đồng dân sự - đây là một trong những chế 
định quan trọng nhất của Bộ luật dân sự điều chỉnh những vấn đề liên quan đến việc xác 
lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng dân sự. Chế định về nghĩa vụ dân sự như khái niệm, 
các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ và các biện pháp dể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 
bao gồm: thế chấp, cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. 
Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết sang người còn sống. Đây là 
vấn đề đã phát sinh từ lâu trong đời sống xã hội nay được điều chỉnh bằng pháp luật, ngài 
việc đưa ra các khái niệm chung về thừa kế trong chế định này còn đưa ra các hình thức 
thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, quy định các điều kiện phát 
sinh, trình tự, cách thức phân chia di sản, hàng và diện thừa kê... Ngoài các chế định của 
Bộ luật dân sự còn đưa ra khái niệm Luật tố tụng dân sự (được nâng lên từ Pháp lệnh giải 
quyết các vụ án dân sự), trình tự giải quyết các vụ án dân sự như thủ tục khởi kiện và thụ lý, 
thủ tục điều tra và hoà giải, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thủ tục xét xử, 
thủ tục thi hành án. 
6.1. LUẬT DÂN SỰ 
6.1.1. Khái niệm chung về luật dân sự 
6.1.1.1. Khái niệm 
Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các qui 
phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân 
thân phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu 
cầu của cá nhân dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt lợi ích, quyền tự định đoạt của các 
bên, tự chịu trách nhiệm về tài sản. 
6.1.1.2. Đối tượng điều chỉnh 
Bao gồm các nhóm quan hệ sau: 
 67
Chương 6: Luật dân sự và tố tụng dân sự 
- Nhóm quan hệ tài sản: Là quan hệ giữa người với người thông qua 1 tài sản dưới 
dạng 1 Tư liệu sản xuất, 1 Tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ tạo ra 1 tài sản nhất định. 
Tài sản trong luật dân sự được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả tài sản, quyền tài sản 
và nghĩa vụ về tài sản. 
- Nhóm quan hệ nhân thân: Là quan hệ giữa người với người không mang tính kinh 
tế, không tính được thành tiền. Nó phát sinh do 1 giá trị tinh thần gắn liền với 1 người hoặc 
1 tổ chức nhất định và không dịch chuyển được. 
Ví dụ: Quyền được đứng tên trên các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình... mà 
người đó là tác giả hay quyền bất khả xâm phạm về nhãn hiệu hàng hoá của 1 doanh 
nghiệp. 
Có 2 loại quan hệ nhân thân là: 
+ Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản: Là những quan hệ 

File đính kèm:

  • pdfUnlock-Đại cương về nhà nước & pháp luật.pdf
Giáo án liên quan