Bài giảng Ôn tập hóa 12 (tiết 10)

Kiến thức:

 Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương hoá học đại cương và vô cơ (sự điện li, nitơ - phôtpho, cacbon - silic) và các chương hoá học hữu cơ (Đại cương về hoá hữu cơ, hidrocacbon, dãn xuất halogen – ancol, phenol, andehit – xeton-axit cacboxylic)

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của các chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán cấu tạo của chất.

- Rèn kỹ năng giải bài tập xác định CTPT của hợp chất.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập hóa 12 (tiết 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/ 8/2008 Tiết 1: Ôn tập đầu năm
I - Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
 Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương hoá học đại cương và vô cơ (sự điện li, nitơ - phôtpho, cacbon - silic) và các chương hoá học hữu cơ (Đại cương về hoá hữu cơ, hidrocacbon, dãn xuất halogen – ancol, phenol, andehit – xeton-axit cacboxylic)
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của các chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán cấu tạo của chất.
- Rèn kỹ năng giải bài tập xác định CTPT của hợp chất.
3. Tình cảm thái độ:
 Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn học hơn.
II - Chuẩn bị:
- Yêu cầu HS lập bảng tổng kết kiến thức của từng chương theo sự hướng dẫn của giáo viên trước khi học tiết ôn tập đầu năm.
- GV lập bảng tổng kết vào khổ giấy lớn hoặc bảng phụ.
III - Tiến trình dạy học:	 ( Tiết 01)
1.ổn định lớp: 
Lớp
12A1
12A2
12A3
12A4
12A5
12A6
Sĩ số
Thứ – Ngày giảng
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
³ Hoạt động 1:
ù GV yêu cầu HS nhắc lại một số khái niệm: Sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
ù HS lên điền các thông tin trên vào bảng.
I- Sự điện li:
1. Sự điện li:
Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li
Những chất khi tan trong nước phân li ra ion gọi là những chất điện li
ù GV phân tích để HS hiểu sâu sắc các khái niệm trên:
- ở đây chỉ xét dung môi là nước.
- Sự điện li còn là quá trình phân li các chất thành ion khi nóng chảy.
- Chất điện li là những chất khi nóng chảy phân li các chất ra ion.
- Không nói chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành ion (VD: H2SO4 là chất điện li mạnh nhưng: H2SO4 H+ + HSO HSO H+ + SO- không h. toàn) 
- Không nói chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước phân li gần như hoàn toàn thành ion. (VD: NaCl là chất điện li mạnh, mà trong dd vẫn còn phân tử NaCl thì không đúng).
³ Hoạt động 2:
ù GV yêu cầu HS nhắc lại một số khái niệm: axit, bazơ, muối và hidroxit lưỡng tính (dựa theo thuyết điện li) ? 
Muối là những hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH) và anion
³ Hoạt động 3:
ù GV yêu cầu HS nhắc lại các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li? 
Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion
Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion
2. Axit, bazơ và muối (là những chất điện li):
Axit, bazơ, muối
Bazơ là những chất tan trong nước phân li ra anion OH-
Axit là những chất tan trong nước phân li ra cation H+
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit
3. Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li
Bản chất là làm giảm số ion trong dung dịch.
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau:
- Tạo thành chất kết tủa
- Tạo thành chất điện li yếu
- Tạo thành chất khí.
³ Hoạt động 4:
ù GV yêu cầu HS cho biết: cấu hình e, ĐAĐ, cấu tạo phân tử của nitơ, photpho; số oxi hoá của N, P trong các hợp chất ?
II- Nitơ - Phốt pho:
Nitơ
Photpho
Cấu hình e: 1s22s22p3
Độ âm điện: 3,04
Cấu tạo phân tử: N º N (N2)
Các số oxi hóa: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5
Axit HNO3 là axit mạnh, có tính oxi hoá mạnh.
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p3
Độ âm điện: 2,19
Cấu tạo phân tử: P4 (photpho trắng);
Pn (photpho đỏ)
Các số oxi hóa: -3, 0, +3, +5
Axit H3PO4 là axit ba nấc, có độ mạnh trung bình, không có tính oxi hoá như HNO3
³ Hoạt động 5:
ù GV yêu cầu HS cho biết:
Cấu hình e, các dạng thù hình, tính chất hoá học của C, Si và hợp chất của chúng?
³ Hoạt động 6:
ù GV yêu cầu HS nhắc lại:
- Phân loại hợp chất hữu cơ
III- Cac bon - silic:
Cacbon
Silic
Cấu hình e: 1s22s22p2
Các dạng thù hình: kim cương, than chì, fuleren
Đơn chất: thể hiện tính khử là chủ yếu, ngoài ra còn thể hiện tính oxi hoá.
Hợp chất; CO, CO2, H2CO3 và muối cacbonat.
* CO là oxit trung tính, có tính khử mạnh.
* CO2 là oxit axit, có tính oxi hoá
* H2CO3 là axit yếu, không bền, chỉ tồn tại trong dung dịch.
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p2
Các dạng tồn tại: Tinh thể và vô định hình.
Đơn chất: vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hoá.
Hợp chất; SiO, SiO2, H2SiO3 và muối Silicat
* SiO2 là oxit axit, không tan trong nước.
* H2SiO3 là axit, ít tan trong nước và yếu hơn axit H2CO3.
IV- Đại cương hoá hữu cơ:
Hợp chất hữu cơ
Hidrocacbon
Dẫn xuất của hidrocacbon
Hidrocacbon
no
Hidrocacbon
Không no
Hidrocacbon
Thơm
Dẫn xuất halogen
Ancol, phenol, ete.
Anđehit,
xeton
Amino
axit
Axit
Cacbõylic
este
- Đồng đẳng, đồng phân là gì?
³ Hoạt động 7:
ù GV yêu cầu HS điền các thông tin vào bảng sau:
- Đồng đẳng: những hợp chất hữu có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau là những đồng đẳng, chúng họp thành dãy đồng đẳng.
- Đồng phân: những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng CTPT gọi là các chất đồng phân.
V- Hiđrocacbon:
CT
Chung
Đ Đ
Cấu tạo
TCHH
CT
Chung
Đ Đ
Cấu tạo
TCHH
Ankan
Ankan
CnH2n+2
(n≥ 1)
- Chỉ có lk đơn, mạch hở
- có đồng phân mạch C
- PƯ thế Hal
- PƯ tách H
- Không làm mất màu dd KmnO4
Anken
Anken
CnH2n
(n≥ 2)
-Có 1 lk đôi, mạch hở
- Có đồng phân mạch C, đồng phân vị trí nối =, đồng phân h.học
- PƯ cộng
- PƯ trùng hợp
- Tác dụng với chất oxi hoá
Ankin
Ankin
CnH2n-2
(n≥ 2)
- Có 1 lk ba, mạch hở
- Có đồng phân mạch C, đồng phân vị trí nối ba.
- PƯ cộng
- PƯ thế H ở C đầu mạch có LK ba.
- Tác dụng với chất oxi hoá
Ankadien
Ankadien
CnH2n-2
(n≥ 3)
Có 2 lk đôi, mạch hở.
- PƯ cộng
- PƯ trùng hợp
- Tác dụng với chất oxi hoá
Ankyl
benzen
Ankyl
benzen
CnH2n-6
(n≥ 6)
- Có vòng benzen
- Có đồng phân vị trí tương đối của nhánh ankin.
- PƯ thế
(hal, nitro)
- PƯ cộng.
³ Hoạt động 8:
ù GV yêu cầu HS điền các thông tin vào bảng sau:
 VI- Dẫn xuất halogen – ancol – phenol:
CT chung
TCHH
Đ. Chế
CT chung
TCHH
Đ. Chế
Dẫn xuất
Halogen
Dẫn xuất
Halogen
CxHyX
- PƯ thế X bằng -OH
- PƯ tách hidro halogenua
- Thế H của H-C bằng X.
- Cộng HX hoặc X2 vào anken, ankin.
Ancol no, đ.chức
Ancol no, đ.chức
CnH2nb+1OH
- Pư với KLK
- PƯ thế nhóm OH
- PƯ tách H2O
- Pư oxi hoá không hoàn toàn, PƯ oxi hoá hoàn toàn.
Từ dẫn xuất halogen hoặc anken
Phenol
Phenol
C6H5OH
- PƯ với KLK
- PƯ với dd Kiềm
- PƯ thế nguyên tử H của vòng benzen
Từ benzen hay cumen
³ Hoạt động 9:
ù GV yêu cầu HS điền các thông tin vào bảng sau:
CTCT
TCHH
Đ.Chế
CTCT
TCHH
Đ.Chế
Andehit no, đc, mạch hở
Andehit no, đc, mạch hở
CnH2n+1CHO
 - Tính oxi hóa: +H2
 - Tính khử: 
+ AgNO3+H2O+NH3
 - Oxi hoá ancol bậc I.
 - Oxi hoá etilen để đ/c andehit axetic
Xe ton no, đc, mạch hở
Xe ton no, đc, mạch hở
CnH2n+1 CO
CmH2m+1
- Tính oxi hóa: +H2
- Oxi hoá ancol bậc I.
Axit cacboxylic no, đc, mạch hở
Axit cacboxylic no, đc, mạch hở
CnH2n+1COOH
 - Có tính chất chung của một axit (5 t/c)
 - Td với ancol
 - Oxi hgoá andehit
- Oxi hoá cắt mạch ankan
 - SX CH3COOH
 (lên men giấm, CH3OH+CO)
³ Hoạt động 10:
ù GV yêu cầu đưa ra hai bài tập:
1. Dựa vào cấu hình e nguyên tử
B. Bài tập:
N hãy dự đoán các số oxi hoá của N ?
2. Có thể dùng kim loại Na để phân biệt các ancol:
CH3OH, C2H5OH, C3H7OH được không? Nếu được, hãu trình bày cách làm.
ù HS chuẩn bị 2 phút.
Sau đó gọi 2 HS lên chữa bài.
Bài 1:
Cấu hình e của N: 1s22s22p3. Nguyên tử N có 5 e lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm tối đa 3 electron và có thể nhường tối đa 5 electron, có số oxi hoá cao nhất là +5. Ngoài ra nitơ còn có số oxi hoá trung gian nằm giữa -3 và +5.
Bài 2:
Về mặt định tính thì không thể phân biệt được nhưng dựa vào mặt định lượng thì có thể phân biệt được:
CH3OH + Na CH3ONa + 1/2 H2
32 g 11,2 lít (đktc)
 C2H5OH + Na C2H5ONa + 1/2 H2
46 g 11,2 lít (đktc)
C3H7OH + Na C3H7ONa + 1/2 H2
60 g 11,2 lít (đktc)
Dựa vào phương trình hoá học trên, ta suy ra cách làm như sau: Lấy khối lượng bằng nhau của ba ancol cho tác dụng hết với Na dư và thu khí H2 (ở cùng điều kịên nhiệt độ và ấp suất). Ancol cho thể tích H2 lớn nhất là CH3OH, cho thể tích H2 nhỏ nhất là C3H7OH còn lại là H2 do C2H5OH sinh ra.
V - Củng cố 
GV khái quát bài
V - Hướng dẫn về nhà
Xem lại những kiến thức thuộc chương trình lớp 11./. 

File đính kèm:

  • docgiao an 12 coban.doc