Bài giảng Mở đầu môn hóa học (tiết 47)

HS biết hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất,sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.Hoá học là môn khoa học quan trọng và bổ ích.

 2/ Bước đầu, các em HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết phân biết phân biệt và sử dụng chất.

 3/ HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để học tốt môn hoá học.

 

doc83 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Mở đầu môn hóa học (tiết 47), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dd muối Muối ăn(r) 
HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.
HS:2/ Nhận xét:
Trong các quá trình trên, đều có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất.
HS: 3/ Kết luận:
Hiện tượng chất bị biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu gọi là HTVL
Hoạt động 2: II/ Hiện tượng hoá học
GV: làm TN2: Sắt tác dụng với lưu huỳnh
- Giới thiệu dụng cụ, hoá chất.
- Trộn đều hỗn hợp bột Fe & S theo tỉ lệ 7: 4 về khối lượng rồi chia làm 2 phần.
- Dưa nam châm vào phần 1 YC HS quan sát, nhận xét.
GV: - Đỏ phần 2 vào ống nghiệm đun nóng hỗn hợp, đưa nam châm lại gần sản phẩm. Yêu cầu HS quan sát nhận xét.
GV thông báo: Sản phẩm tạo thành khi nung hỗn hợp Fe & S là hợp chất sắt(II) sunfua.
GV: YC HS rút ra kết luận.
GV: Yêu cầu HS làm TN 2 theo nhóm:
Đun nóng đường.
GV: Trong các quá trình trên, có phải là HTVL không? Tại sao?
GV khẳng định: Trong các quá trình trên, chất bị biến đổi thành chất khác. Đó là HTHH. Vậy HTHH là gì?
GV: Vậy làm thế nào phân biệt được HTVL & HTHH?
GV: Trong đời sống hằng ngày, em đã biết được những HTVL & HTHH nào? Kể ra.
1/ Thí nghiệm 1:
HS: Quan sát - nhận xét: 
a-Phần I: Sắt bị nam châm hút sắt và lưư huỳnh vẫn giữ nguyên.
b- Phần II: Hỗn hợp nóng đỏ chuyển sang xám đen, sản phẩm không bị nam châm hút.
HS: c/Kết luận:
Hỗn hợp được đun nóng, sắt tác dụng với lưu huỳnh biến đổi thành chất mới.
2/ Thí nghiệm 2:
HS: làm TN như hướng dẫn SGK
-Nhận xét, ghi hiện tượng quan sát:
Đường đun nóngmàu nâu đen( than)
Trên thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước.
HS: báo cáo thí nghiệm.
HS: Các quá trình biến đổi trên, không phải là HTVL vì các quá trình trên đều sinh ra chất mới.
3/ Kết luận:
Hiện tượng chất bị biến đổi, có tạo ra chất khác được gọi là HTHH.
HS: Dựa vào có chất mới tạo ra hay không.
HS: Tự nêu
 Hoạt động 3: Luyện tập- củng cố
GV: YC HS làm bài tập 1 vào vở- 1 HS làm miệng:
Bài 1: Trong các quá trình sau, quá trình nào là HTVL, HTHH? Giải thích?
 a/ Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn, tán thành đinh. 
 b/ Trứng gà để lâu ngày bị ung.
 c/ Hiện tượng cháy rừng gây ô nhiễm môi trường.
 d/ Hoà tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm giấm ăn.
 Đáp án: HTVL: a, d ; HTHH: b, c; vì có sinh ra chất mới.
Bài 2: Tự điền vào chỗ trống những cụm từ thích hợp:
 a/ Với các ......... có thể xảy ra những biến đổi thuộc hai loại hiện tượng, khi có sự thay đổi về .......... mà chất vẫn giữ nguyên thì biến đổi thuộc loại ......... còn khi có sự biến đổi ........... này thành chất khác, sự biến đổi thuộc loại.......
 b/ Trong các HTVL: trước khi biến đổi về ............. và sau khi biến đổi không có sự thay đổi về các loại ......... còn trong hiện tượng hoá học thì có sự xuất hiện các loại ..... mới.
Đáp án: Các từ cần điền lần lượt là: chất; trạng thái; HTVL; chất; HTHH; trạng thái; phân tử; phân tử.
 Bài tập về nhà: HS TB làm các bài tập: 1, 2, 3 SGK/47
 HS khá giỏi: 12.1 12.4/15 SBT
Chuẩn bị bài: Phản ứng hoá học:
- Phản ứng hoá học là gì? chất nào gọi lầ chất pứ, là sản phẩn?
- Khi nào PỨHH xảy ra?
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
-Cần trộn bột Fe & bột S đúng theo tỉ lệ thích hợp .
- Làm TN theo phương pháp nghiên cứu.
* * *--- * * * ---* * *
Tuần 9
Tiết 18:
PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
ND: Nguyễn Quang Chánh
Ngày soạn : 5/11/2006
Ngày dạy : 7 /11/2006
 I. MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức :
Hiểu được phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác . Chát tham gia là chất ban đầu biến đổi trong phản ứng và sản phẩm hay chất tạo thành là chất tạo ra.
Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kêt giữacác nguyên tử làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác . 
 2.Kỹ năng: 
Từ hiện tượng hoá học , biết được các chất tham gia và các sản phẩm để ghi được phương trình chữ của PƯHH và ngược lại , đọc được PƯHH khi biết pương trình chữ .
 II.CHUẨN BỊ :
	Tranh vẽ hình 2.5 trang 48 SGK 
 III) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
 Hoạt động 1: KTBC
Hiện tượng vật lí là gì? Hiện tượng hoá học là gì? Cho mỗi loại 1 ví dụ .
- 1HS lên chữa bài tập 2 tr.47 SGK 
HS : Trả lời câu hỏi kiểm tra 
Giới thiệu bài : Các em đã biết , khi có biến đổi chất này thành chất khác , ta nói đó là hiện tượng hoá học . Sự biến đổi này diễn ra theo một quá trình . Quá trình này gọi là gì ?
Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu .
 Hoạt động 2: Định nghĩa 
Gv: Cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
Hiện tượng hoá học là gì ?
Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là gì? Định nghĩa :
Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là gì ?
Chát mới sinh ra gọi là gì? 
GV: Hãy cho biết tên các chất tham gia và tên các chất tạo thành trong các phản ứng sau:
Khi bị nung nóng đường biến đổi thành than và nước .
Đung hỗn hợp sắt và lưu huỳnh tạo ra chất sắt (II) sun fua.
GV:Phản ứng được ghi theo phương trình chữ như sau : 
GV : Ghi bảng 
Tên các chất phản ứng tên các sản phẩm 
GV: Hãy ghi phương trình chữ của các PƯ HH nêu trên và đọc.
GV: Hướng dẫn cách đọc phương trình chữ .
GV: Ví dụ phương trình chữ ,HS đọc .
 Kẽm+ axit Clohidric khí hidro + kẽm Clorua
HS : Trả lời câu hỏi 
 ĐN : Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học
 - Chất ban đầu gọi là chất
tham gia( chất phản ứng)
 -Chất mới sinh ra là chất tạo thành ( sản phẩm )
HS: Ghi bảng và đọc 
Lưu huỳnh + Sắt Sắt (II) sunfua
Đọc là: Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra chất sắt (II) sunfua.
 Đường Than + nước 
Đọc là: Đường bị phân huỷ thành nước và than .
1 HS đọc 
 Hoạt động 3:Diễn biến của phản ứng hoá học 
-GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.5 SGK ( phóng to)
Thảo luận nhóm các câu hỏi đã ghi ử bảng phụ .
1/Trước phản ứng hình (a )có những nguyên tử nào?
 Các nguyên tử nào liên kết với nhau ?
2/ Trong phản ứng hình (b) 
 Các nguyên tử nào liên kết với nhau ?
3/ Sau phản ứng hình (C) có các phân tử nào?
 Các nguyên tử nào liên kết với nhau ?
4/ Em hãy so sánh chất tham gia và sản phẩm về: 
Số nguyên tử mỗi loại ?
Liên kết trong phân tử ? 
 GV: bổ sung : Vậy các nguyên tử được bảo toàn .
 GV: Qua phân tích sơ đồ nêu trên , ta kết luận được điều gì . Về bản chất của phản ứng hoá học ? 
HS: Các nhóm quan sát sơ đồ lần lượt trả lời các câu hỏi .
HS nhóm phát biểu , sau đó đọc phần kết luận .
Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành thành 
phân tử khác .
 Hoạt động 4: Củng cố
Định nghĩa phản ứng hoá học .
Bản chất của phản ứng hoá học .
Khi chất phản ứng thì hạt vi mô nào thay đổi ?
(Khi chất phản ứng thì các hạt phân tử phản ứng (thay đổi ) )
Chép vào vở các em các câu sau đây với đầy đủ các từ ( cụm từ ) thích hợp 
+ “là quá trình làm biến đổi chất này thành thành chất khác . Chất biến đổi trong phản ứng gọi làcòn .mới sinh ra là.
+ Trong quá trình phản ứng giảm dần , còn..tăng dần ” 
	Hướng dẫn về nhà:
Học bài .
Làm các bài tập vào vở (1,2,3Tr. 50SGK )
Đọc trước phần 3,4/ III SGK
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần 10
Tiết 19:
PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (tiết 2)
ND: Nguyễn Quang Chánh
Ngày soạn : 9/11/06
Ngày dạy : 11/11/06
 I. MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức :
Biết được có phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tác dụng tiếp xúc với nhau ; có trường hợp cần đun nóng , có mặt chất xúc tác .
Biết cách nhận biết phản ứng hoá học dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra,có tính chất khác so với chất ban đầu (màu sắc,trạng thái ...), toả nhiệt, phát sáng cũng là dấu hiêu của phản ứng hoá học .
 2.Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng quan sát,nhận xét 
 II.CHUẨN BỊ :
	1)Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm , kẹp gắp, ống hút.
	2) Hoá chất : Dung dịch axit HCl , kẽm viên .
 III) NỘI DUNG :
 1)Ổn định lớp :
 2)Kiểm tra bài cũ : 
Ghi PT chữ của phản ứng : Kim loại sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric sinh ra sắt (II) sunfat và khí hidro. Hãy cho biết trong quá trình phản ứng , lượng chất nào giảm dần , lượng chất nào tăng dần ? 
3) Nội dung bài mới : 
Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học nhưng khi nào có phản ứng hoá học xảy ra ? và làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ? Bài học hôm nay giúp chúng ta giải quyết vấn đề .
Nội dung ghi bài
Giáo viên
Học sinh
3) Khi nào phản ứng hoá học xảy ra ?
-Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau 
-Có trường hợp cần đun nóng .
- Có trường hợp cần chất xúc tác .
4) Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành .
Hoạt động 1: Phản ứng hoá học xảy ra.
GV: Muốn có phản ứng hoá học xảy ra , các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau , cacsem hãy cho ví dụ ?
GV hướng dẫn..................
GV: Có phản ứng chỉ có một chất tham gia , thì cần điều kiện nào ? cho ví dụ ?
-Có những phản cần có mặt chất xúc tác .
 Qua các hiện tượng ,thí nghiệm.Hãy cho biết 
khi nào có phản ứng hoá học xảy ra ?
Hoạt động 2: Dấu hiệu phản ứng 
GV : Thí nghiệm kẽm với dung dịch HCl dựa 
vào dấu hiệu nào , các em biết có phản ứng hoá học xảy ra?
-Trong –TN đun nóng đường ,dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?
-Nói chung , làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? 
HS:Thảo luận nhóm 
Phát biểu.
HS làm thí nghiệm : 
Kẽm với dd HCl chứng tỏ chất phản ứng được tiếp xúc với nhau .
HS thảo luận , phát biểu .
HS đọc SGK phần 3/III
HS thảo luận nhóm 
Phát biểu 
HS: sủi bọt khí .
HS : Sự thay đổi màu sắc đồng thời có chất mới (nước) trên thành ống nghiệm 
HS phát biểu , sau đó đọc SGK
 4) Củng cố : Làm bài tập 5,6 trang 51 SGK .
5)Dặn dò:
-Học bài .
-Làm bài tập vào vở .
-Chuẩn bị bài thực hành 3: 
+ Cách tiến hành các thí nghiệm 
 +Cách viết bản tường trình .
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
Tuần:10
Tiết: 20
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ
PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
ND: Nguyễn Quang Chánh
Ngày soạn : 12/11 /06
Ngày dạy : 14/11 /06
I/Mục tiêu:
 -HS phân biệt được hiện tượng vật lí , hiện tượng hoá học .Nhận biết được các dấu hiệu phản ứng hoá học xảy ra.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sủ dụng dụng cụ , hoá chất trong phòng thí nghiệm .
II/ Chuẩn bị: HS thực hành theo 6 nhóm :
 Mỗi nhóm có một bộ thí nghiệm gồm : 
 Hoá

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 8 HKI(2).doc
Giáo án liên quan