Bài giảng Metan (tiết 3)

 Kiến thức:

 Nắm được kiến thức tính chất vật lí metan, trạng thái tự nhiên

 Nắm được công thức cấu tạo và khái niệm liên kết đơn

 Nắm được hai tính chất hoá học: phản ứng cháy và phản ứng thế bổ clo từ đó suy ra một số ứng dụng quan trọng

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Metan (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
METAN
Mục tiêu
Kiến thức:
Nắm được kiến thức tính chất vật lí metan, trạng thái tự nhiên
Nắm được công thức cấu tạo và khái niệm liên kết đơn 
Nắm được hai tính chất hoá học: phản ứng cháy và phản ứng thế bổ clo từ đó suy ra một số ứng dụng quan trọng 
Kĩ năng:
Bước đầu làm quen với phân tích thí nghiệm và rút ra nhận xét về phản ứng hoá học 
Viết phương trình phản ứng thế và phản ứng cháy
Vận dụng kĩ năng tính toán theo phương trình hoá học và thể tích chất khí vào trường hợp, chất hữu cơ
Chuẩn bị:
Chuẩn bị mô hình phân tử metan dạng đặc và dạng rỗng
Tranh ảnh minh hoạt cho phản ứng cháy, phản ứng thế 
Phương pháp
Nêu vấn đề 
Hoạt động nhóm
Quan sát thí nghiệm 
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Em hãy nêu đặc điểm công thức cấu tạo phân tử hợp chất hưu cơ
Cho biết ý nghĩa công thức cấu tạo 
Sửa bài tập: 2,4 /112SGK 
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bài
Bài trước chúng ta tìm hiểu chung về hợp chất hưu cơ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1HCHC cụ thể thuộc loại hidrocacbon là metan 
GV: Giới thiệu công thức phân tử yêu cầu học sinh tính phân tử khối 
GV: Phát phiếu học tập1. yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa các nhóm thảo luận trả lời 
GV: Trong tự nhiên metan có ở đâu?
GV: Hãy nêu một vài tính chất vật lí mà em biết?
GV: Tại sao em biết metan nhẹ hơn không khí?
HS: PTK: 16
HS: thảo luận và trả lời khí metan có nhiều trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than, bùn ao, khí bioga
HS: trả lời là chất khí, không màu, không mùi nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước 
HS: d = 16/29
Bài 36: METAN
CTPT: CH4
PTK: 16
Tính chất vật lí – Trạng thái tự nhiên 
Trạng thái tự nhiên:
Khí metan có nhiều trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than, bùn ao, khí bioga
Tính chất vật lí:
Chất khí, không màu, không mùi nhẹ hơn không khí (d = 16/29), ít tan trong nước 
Hoạt động 3: cấu tạo phân tử
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bài
Trước nghiên cứu tính chất hoá học, chúng ta phải nghiên cứu công thức cấu tạo của phân tử metan. Trong hoá học hữu cơ, công thức cấu tạo và liên kết giữa các nguyên tử ảnh hưởng trực tiếp tính chất hoá học 
GV: Cho học sinh lắp ráp mô hình phân tử metan? Quan sát và nhận xét 
GV: Yêu cầu học sinh viết lại công thức cấu tạo của metan 
GV: Giữa C và H có 1 liên kết được gọi là liên kết đơn. Vậy phân tử metan có bao nhiêu liên kết đơn? 
HS: Lắp ráp phân tử metan và nhận xét phân tử metan có 1C và 4H
HS: Trong phân tử metan có 4 lk đơn 
Cấu tạo phân tử 
Công thức cấu tạo 
 H 
 H – C – Cl 
 H
Viết gọn: CH4 
Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn 
Hoạt động 4: Tính chất hoá học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bài
Tính chất chung của hợp chất hưu cơ là phản ứng cháy. Đối với metan có liên kết đơn thì phản ứng đặc trưng của metan là gì? 
GV: Treo tranh mô phỏng thí nghiệm lên bảng. yêu cầu HS đọc thí nghiệm va quan sát dự đoán sản phẩm 
GV: khí metan cháy tạo ra sản phẩm gì ?
GV: Yêu cầu hoc sinh viết phương trình phản ứng hoá học 
GV: ở cùng điều kiện tỉ lệ mol chất khí bằng tỉ lệ thể tích của nó. 
GV: Cho HS quan sát hình vẽ 
GV: Khí clo có màu gì? Dấu hiệu nào cho biết CH4 phản ứng với clo? 
GV: Quỳ tím hoá đỏ chứng minh dd có tính chất gì? Có thể là axit gì?
GV:Cho học sinh lắp ráp mô hình 
CH4 + Cl2 à sp tạo thành là gì ? 
GV:Yêu cầu học sinh viết phương trình. GV hướng dẫn 1 nguyên tử H đã bị thay thế 1 nguyên tử Clo là phản ứng thế 
HS: trả lời 
SP1: H2O vì có nước bám trên thành ống nghiệm 
SP2: là khí CO2 vì làm đục nước vôi trong 
HS: 
CH4K + O2K à CO2K + H2Ol 
HS: khí Clo có màu vàng nhạt
Thấy bình clo mất màu chứng toả Clo phản ứng với metan 
HS: Xác định mô hình HCl sau đó là sản phẩm thế CH3Cl 
HS: 
 H
 H – C – H + Cl –Cl as 
 H
 H 
 H – C – Cl + H –Cl 
 H
Tính chất hoá học 
Tác dụng với oxi ( phản ứng cháy )
CH4K + 2O2K t CO2K + H2Ol
1 mol 2mol
1V 2V
Metan cháy toả nhiều nhiệt 
Hỗn hợp gồm 1Vmatan : 2V oxi là hỗn hợp nổ mạnh 
Tác dụng với clo( phản ứng cháy)
 H
 H – C – H + Cl –Cl as 
 H
 H 
 H – C – Cl + H –Cl 
 H
Viết gọn: 
CH4 + Cl2 as CH3Cl + HCl 
 Metyl clorua 
Trong phản ứng thế, 1 nguyên tử H của phân tử metan được thay thế bởi nguyêu tử Cl 
Phản ứng thế là phản ứng đặc trưng cho liên kết đơn 
Hoạt động 5: Ứng dụng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bài
GV: Dựa vào SGK các em nêu cho cô biết ứng dụng của metan 
HS: Là nguyên liệu để điều chế hidro, bột than và nhiều chất khác 
Ứng dung
SGK 
Hoạt động 6: Củng cố 
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
	Em hãy nêu tính chất vật lí của metan
	Nêu tính chất hoá học và phản ứng đặc trưng của metan là gì? 
	Phản ứng thế là gì? 
Làm bài tập 2 /SGK 116

File đính kèm:

  • docmetan(2).doc