Bài giảng Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của cacbonhiđrat

. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

 -Ôn tập về cấu tạo của các cacbonhiđrat điển hình

 -Tính chất hoá học đặc trưng, điển hình của các loại hợp chất đó

2. Về kỹ năng:

 -Giải các bài tập hoá học về hợp chất cacbonhiđrat

 -Bước đầu rèn luyện cho hs khả năng tư duy trừu tượng từ cấu tạo phức tạp của các cacbonhiđrat, từ cấu tạo (các nhóm chức) suy ra tính chất của chúng

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của cacbonhiđrat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết chương trình: 10 Ngày soạn: 
Tên bài giảng: 
LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CACBONHIĐRAT
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
	-Ôn tập về cấu tạo của các cacbonhiđrat điển hình
	-Tính chất hoá học đặc trưng, điển hình của các loại hợp chất đó
2. Về kỹ năng:
	-Giải các bài tập hoá học về hợp chất cacbonhiđrat
	-Bước đầu rèn luyện cho hs khả năng tư duy trừu tượng từ cấu tạo phức tạp của các cacbonhiđrat, từ cấu tạo (các nhóm chức) suy ra tính chất của chúng
3. Về thái độ:
	-Ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn các tài nguyên thiên nhiên
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
	-Bảng tổng kết chung
	-Cho trước học sinh một số bài tập lí thuyết và tính toán
2.Học sinh:
	-Bảng tổng kết từng phần theo phân công
III. Trọng tâm bài giảng:
	-Các bài tập lí thuyết và tính toán ôn tập kiến thức về cacbonhiđrat
IV. Phương pháp:
	-Tổng kết lí thuyết kết hợp với bài tập củng cố
	-Phát vấn, đàm thoại gợi mở
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
 	2. Kiểm tra bài cũ
	Kết hợp trong quá trình ôn tập
3. Giảng bài mới:
tg
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung
Hoạt động 1
-Hướng dẫn hs hoàn thành bảng tổng kết bằng cách nêu câu hỏi, gọi hs trả lời, kết hợp kiểm tra bài cũ.
-Trả lời các câu hỏi
1. Cacbonhiđrat chia làm mấy loại?
2. Mỗi loại có các chất tiêu biểu nào?
3. Cho biết CTPT, đặc điểm cấu tạo của từng chất
4. Nêu tính chất hoá học đặc trưng của từng loại?
Hoạt động 2
Chữa các bài tập trắc nghiệm lí thuyết
4. Củng cố: làm các bài tập trắc nghiệm trong tờ bài tập
5. Dặn dò: chuẩn bị thực hành và kiểm tra một tiết
6. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BÀI TẨP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG CACBONHIĐRAT..
Câu 1. Cho các chất
1. gluco 2. fructo 3. mantozơ 4. saccarozơ 5. tinh bột 6. xenlulo
I. Các hợp chất thuộc loại polisaccarit là
A. 1,2 	B. 3,4 	C. 5,6 	D. 3,5,6
II. Chất cho pư thuỷ phân trong môi trường axit là
A. 1,2,3,4 	B. 3,4 	C. 3,4,5 	D. 3,4,5,6
III. Chất có khả năng pư với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dd màu xanh là
A. 1,2,3 	B. 1,2,3,4 	C. 2,3,4 	D. 3,4,5,6
IV. Phản ứng dùng để nhận biết tinh bột với các chất còn lại
A. Tráng gương B. Lên men
C. Với Cu(OH)2 D. Tạo màu với cồn iot
Câu 4. Gluxit là những hợp chất tạp chức, trong phân tử của chúng có chứa.
	A. Một nhóm hidroxyl (-OH) và có nhóm cacbonyl.
 	B. Một nhóm hidroxyl (-OH) và nhiều nhóm cacbonyl.
	C.Nhiều nhóm hidroxyl (-OH) và có nhóm cacbonyl.
	D.Nhiều nhóm hidroxyl (-OH) và nhóm andehit
Câu 1. Khi thuỷ phân đến cùng Xenlulozơ và tinh bột, ta thu được các phân tử Glucozơ. Điều đó đã chứng tỏ
A. Xenlulozơ và tinh bột đều phản ứng được với Cu (OH)2.
	B. Xenlulozơ và tinh bột đều các polime có nhánh.
C. Xenlulozơ và tinh bột đều bao gồm các gốc Glucozơ liên kết với nhau.
D. Xenlulozơ và tinh bột đều tham gia phản ứng tráng gương.
Câu 2. Để phân biệt Saccarozơ, tinh bột và Xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?
A.Hoà tan từng chất với nước, đun nóng nhẹ và thử với dung dịch iot.
	B.Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca (OH)2.
C.Cho từng chất tác dụng với iot.
D.Cho từng chất tác dụng với HNO3/ H2SO4.
Câu 3. chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?
A.Saccarozơ.	B.Glucozơ.	C.Tinh bột .	D.Xenlulozơ.
Câu 5. Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
	A. Dung dịch AgNO3/ NH3.	B. Dung dich Brom.	
C. H2/ Ni, to .	D. Cu(OH)2.
Câu 6. Dãy gồm các dung dịch đều hoàn tan được, Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là:
 A. Glucozơ, Fructozơ, Mantozơ và Saccarozơ.	B. Glucozơ, Fructozơ, Mantozơ và Xenlulozơ.
 C. Glucozơ, Fructozơ, Fomanđehit và tinh bột .	D. Glucozơ, Fructozơ, Mantozơ và tinh bột .
Câu 7. Đối với Glucozo , fructozo , saccarozo, mantozo. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Glucozo và Fructozo có cùng CTPT, nhưng có CTCT khác nhau.
B. Glucozo và Fructozo khác nhau về CTPT, nhưng saccarozo là sản phẩm thuỷ phân của glucozo.
C. Fructozo và mantozo có cùng CTPT, mantozo là sản phẩm thuỷ phân của fructozo.
D. Tất cả các loại đường trên đều có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau.
Câu 8. Xenlulozơ có những tính chất nào sau đây:
1. Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng không mùi vị.
2. Xenlulozơ không tan trong nước ngay cả khi nước nóng.
3. Xenlulozơ tan được trong các dung môi hữu cơ thông thường như ete, benzen.
4. Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật và là bộ khung của cây cối.
5. Xenlulozơ có nhiều trong quả nho, củ cải đường.
 A. 1,2,4 B. 2,4,5 C.2,3 D.3,5
Câu 9.Loại đường nào được coi là không có tính khử? (không cho được phản ứng tráng gương, không tác dụng với Cu(OH)2/NaOH đun nóng cho tủa đỏ gạch)
 A. Glucozơ 	C. Mantozơ               
  B. Fructozơ               D. Saccarozơ
Câu 11. khi đun nóng dung dịch Saccarozơ với dung dịch axit . thu được dung dịch có phản ứng tráng gương. 
	A. Trong phân tử Saccarozơ có nhóm chức andehit .
	B. Saccarozơ bị thuỷ phân thành Glucozơ và Fructozơ .
	C. Saccarozơ bị thuỷ phân thành các andehit đơn giản .
	D. Saccarozơ bị đồng phân hoá thành mantozơ.
Câu 38. Dữ kiện thực nghiệm nào sau không dùng để chứng minh cấu tạo mạch hở của gluco
A. Khử hoàn toàn gluco được n-hexan
B. Gluco có pư tráng gương
C. Khi có xúc tác enzim, dd gluco lên men thành ancol etylic
D. Gluco tạo este chứa 5 gốc CH3COO
Câu . Dùng 340,1 kg Xenlulozơ và 420 kg HNO3 nguyên chất có thể thu được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat, biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%?
A. 0,6 tấn.	B. 0,75 tấn.	C. 0,85 tấn.	D. 0,5 tấn.
Câu 39 .Thuỷ phân hoàn toàn 34,2 g saccarozơ trong môi trường axit vừa đủ thu được dung dịch A. Trung hoà A, cho tác dụng với AgNO3/NH3và đun nhẹ. Khối lượng kết tủa Ag là
	A. 21,6 g	 C. 43,2 g	B. 12,5g	 D. 34,2 g
Câu 40. Cho glucozơ lên men thành rượu etylic, toàn bộ khí cacbonic sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 40g kết tủa. Hãy tính khối lượng glucozơ. Biết hiệu suất phản ứng là 75%.
A. 36g	B. 27g	C. 48g	D. 72g
Câu 41. Cho xenlulozơ pư với anhiđrit axetic thu 16,65g hỗn hợp X gồm xenlulo triaxetat và xenlulozơ điaxetat và 9,9g axit axetic. Khối luợng xenlulozơ tham gia pư là:
A. 13,68g	B. 16,83g	C. 18,36g	D. 13,86g
Câu 42. cho m (g) xenlulozơ pư với 31,5g HNO3đặc (H2SO4 đặc xt) thu 79,2g coloxilin gồm xenlulozơ monotrat và xenlulozơ đinitrat . Phần trăm khối lượng các chất trong coloxilin (theo thứ tự) là
A. 52,3 %và 47,7%	B. 50% và 50%	C. 45% và 55%	D. 35% và 65%
Câu 43. Từ một tấn bột gạo (chứa 90% tinh bột) có thể điều chế được lượng ancol nguyên chất là bao nhiêu kg. Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%
A. 488,9	B. 408,9	C. 511,1	D. 500
Loại
Chất
CTPT
Công thức cấu tạo
Đặc điểm
Hoá tính
Điều chế, ứng dụng
Mono
saccarit
Đi
Saccarit
Poli
saccarit
Glu
Co
zơ
Fruc
Tô
zơ
Saccarozơ
Mantôzơ
Tinh bột
Xenlulôzơ
C6H12O6
C6H12O6
C12H22O11
C12H22O11
(C6H10O5)n 
(C6H10O5)n 
+ Hở
HO-CH2-(CHOH)4-CHO
+ Vòng
+ Hở
HO-CH2-(CHOH)3-CH2OH
+ Vòng
+Trong mt bazơ có sự chuyển hoá: fructozơ glucozơ
+ Vòng ( không hở)
+ Do 1 gốc α glucozơ và 1 gốc β glucozơ kết hợp với nhau
+ Vòng ( không hở)
+ Do 2 nhóm α -glucozơ kết hợp với nhau
+ Là hỗn hợp gồm: Amilôzơ và amilôpectin
C6H7O2(OH)3 n - do nhiều gốc α -glucozơ kết hợp với nhau
+ Nhiều nhóm 
 (-OH)
+ Có (-CHO)
+ Nhiều nhóm
 (-OH)
+ Không có (-CHO)
+ Nhiều nhóm 
 (-OH)
+ Không có (-CHO)
+ Nhiều nhóm 
 (-OH)
+ Có (-CHO)
+ Amilozơ do nhiều gốc α -glucozơ kết hợp với nhau, hở không phân nhánh 
+Amilopectin phân nhánh
+ Không còn nhóm CHO
+ mạch thẳng ko phân nhánh, KLPT rất lớn
+ không còn nhóm CHO
1. Tính chất của rượu đa chức:
+ Tác dụng Cu(OH)2→ dd xanh lam
+ Tác dụng (CH3CO)2O tạo este
2. Tính chất andehit
+ Tác dụng H2
+ Tác dụng AgNO3/NH3
+ Tác dụng Cu(OH)2→ kết tủa Cu2O đỏ gạch
+Tác dụng với dd brom
1. Tính chất của rượu đa chức:
+ Tác dụng Cu(OH)2→ dd xanh lam
+ Tác dụng (CH3CO)2O tạo este
2. Tính chất andehit
+ Tác dụng H2
+ Tác dụng AgNO3/NH3
+ Tác dụng Cu(OH)2→ kết tủa Cu2O đỏ gạch
1. Thuỷ phân:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
2. Tính chất của rượu đa chức:
+ Tác dụng Cu(OH)2 → dd xanh lam
3. Không có tính chất anđehit
1. Thuỷ phân:
C12H22O11 + H2O 2C6H12O6 
 Glucôzơ
2. Tính chất của rượu đa chức:
+ Tác dụng Cu(OH)2 →dd xanh lam
3. Tính chất andehit
+ Tác dụng AgNO3/NH3
+ Tác dụng Cu(OH)2→ kết tủa Cu2O đỏ gạch
1. Thuỷ phân:
(C6H10O5)n + n H2O nC6H12O6 
 Glucôzơ
2. Phản ứng màu với I2
Cho iot vào hồ tinh bột xuất hiện màu xanh tím
1. Thuỷ phân:
(C6H10O5)n + n H2O nC6H12O6 
 Glucôzơ
2. Tác dụng với HNO3
C6H7O2(OH)3 + 3nHNO3 
 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3n H2O
1. Thuỷ phân tinh bột
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
Sản xuất từ mía ( củ cải đường, thốt nốt)
Thuỷ phân tinh bột nhờ men amylaza có trong mầm lúa làm xúc tác.
Phản ứng quang hợp ở cây xanh:
6nCO2 + 6nH2O (C6H10O5)n + 6nO2 
1. Gỗ mùn cưa, tre nứa
2. Dùng để điều chế tơ visco, tơ axetat.

File đính kèm:

  • docbai 7 luywn tap cacbohidrat.doc
Giáo án liên quan