Bài giảng Hướng dẫn thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non áp dụng cho tất cả:

 Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục,

 Giáo viên (sau đây gọi chung là giáo viên) đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non trong phạm vi toàn quốc ;

 Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Hướng dẫn thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G THƯỜNG XUYÊN CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN MẦM NON Triệu Thị Thu Hằng- Phòng GDMN Công tác bồi dưỡng thường xuyên hằng năm giáo viên mầm non được thực hiện theo những văn bản nào ? HOẠT ĐỘNG 1 - Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 10 tháng 7 năm 2012 ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. – Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 17 tháng 8 năm 2011. – Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm non hằng năm. – Công văn hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục hằng năm. VĂN BẢN HƯỚNG DẪN Đối tượng áp dụng của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non ? HOẠT ĐỘNG 2 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non áp dụng cho tất cả: Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, Giáo viên (sau đây gọi chung là giáo viên) đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non trong phạm vi toàn quốc ; Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non. ĐỐI TƯỢNG Thời lượng quy định mỗi giáo viên bồi dưỡng trong một năm học là bao nhiêu ? HOẠT ĐỘNG 3 THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Lưu ý: Thời lượng cho mỗi nội dung có thể thay đổi theo nhiệm vụ chuyên môn hằng năm và thực tiễn địa phương Khối lượng quy định kiến thức bồi dưỡng GVMN trong 01 năm học Có những hình thức bồi dưỡng thường xuyên nào dành cho giáo viên mầm non ? HOẠT ĐỘNG 4 Thực hiện theo Điều 5 (Thông tư 26), gồm các hình thức : – Tự học. – Tập trung. – Học tập từ xa (qua mạng internet). Tuy nhiên, để thực hiện tốt, có kết quả, các hình thức bồi dưỡng thường xuyên cần đáp ứng các tiêu chí : Tự giác và nghiêm túc – Khoa học và phù hợp – Thiết thực và hiệu quả. HÌNH THỨC Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non được tổ chức biên soạn, phát hành như thế nào ? HOẠT ĐỘNG 5 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên được tổ chức biên soạn và phát hành dưới dạng ấn phẩm, băng tiếng, băng hình và các thiết bị lưu trữ thông tin khác đảm bảo các quy định của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên, hình thức bồi dưỡng thường xuyên. – Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức biên soạn, cung ứng, giới thiệu tài liệu phục vụ bồi dưỡng thường xuyên theo các nội dung bồi dưỡng 1 và 3. – Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp với các dự án chỉ đạo tổ chức biên soạn, lựa chọn, cung ứng tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 (có thể lựa chọn một số mô đun phù hợp, không nhất thiết phải tự biên soạn). 1-Giáo viên khai thác tài liệu bồi dưỡng thường xuyên như thế nào ? 2-Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên truy cập trên mạng bao gồm những tài liệu gì ? HOẠT ĐỘNG 6  Gồm – Tài liệu 44 mô đun trong Thông tư 36 đã được Bộ thẩm định (phụ lục 1). – 10 mô đun bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên mầm non của Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non (phụ lục 2). - Các mô đun bồi dưỡng cho giáo viên mầm non tiếp tục được cập nhật bổ sung mới hằng năm. NGUỒN TÀI LIỆU – GIÁO VIÊN KHAI THÁC Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên được thực hiện như thế nào ? HOẠT ĐỘNG 7 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Đây là khâu quan trọng nhất đối với mỗi giáo viên, trường học, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch được xây dựng cho từng năm học. – Sở, Phòng cần phải hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch của giáo viên, trường học ; quy định cụ thể thời gian xây dựng kế hoạch và báo cáo kế hoạch. – Riêng kế hoạch của Sở phải thực hiện việc báo cáo về Bộ trong tháng 6 hằng năm. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Những yêu cầu về việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên trong bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non được thực hiện như thế nào ? HOẠT ĐỘNG 8 Theo Điều 9 (Thông tư 26) – Lựa chọn đội ngũ báo cáo viên theo các tiêu chí : năng lực, trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm, cơ cấu theo môn học, cấp học, độ tuổi, sức khoẻ, số lượng... – Sau khi lựa chọn được báo cáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định phê duyệt. – Báo cáo viên cần được tập huấn phương pháp tập huấn cho giáo viên ở địa phương theo đúng đặc thù của từng cấp học. – Báo cáo viên cần được tham gia vào kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên. – Báo cáo viên cần được cung cấp và cập nhật những thay đổi, những vấn đề mới về thực hiện nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ chuyên môn hay tổ chức giáo dục của trường học. – Báo cáo viên cần giữ ổn định lâu dài. Tuy nhiên, cần bổ sung thay thế những báo cáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÁO CÁO VIÊN Việc triển khai và tổ chức kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non được thực hiện như thế nào ? HOẠT ĐỘNG 9 TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN - Nhà trường tổ chức cho giáo viên thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên, của nhà trường. - Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo nhà trường đảm bảo tài liệu BDTX cho giáo viên và chủ trì, phối hợp với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX tổ chức lớp BDTX tập trung theo kế hoạch. - Nhà trường, sở giáo dục và đào tạo tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX giáo viên, báo cáo cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp vào tháng 6 hằng năm. TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN – Tổ chức hội nghị triển khai Quy chế bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non. Sở triển khai tới Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường sư phạm tỉnh. Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai tới trường mầm non. Trường triển khai tới giáo viên. – Chỉ đạo, quản lí chặt chẽ công tác bồi dưỡng thường xuyên của từng trường, từng giáo viên. Tiến hành thanh tra, kiểm tra định kì, đột xuất công tác bồi dưỡng thường xuyên và cấp chứng chỉ. – Lựa chọn các cơ sở giáo dục (Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trường sư phạm...) để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức bồi dưỡng tập trung. – Tham mưu với Uỷ ban Nhân dân tỉnh bố trí kinh phí bồi dưỡng thường xuyên giáo viên hằng năm. – Kết thúc năm học thì tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác bồi dưỡng thường xuyên của năm và triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của năm học tiếp theo. Việc đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non được thực hiện như thế nào ? HOẠT ĐỘNG 10 ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Căn cứ đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3. – Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên gồm bốn loại : Loại giỏi (viết tắt : G), loại khá (viết tắt : K), loại trung bình (viết tắt : TB) và loại không hoàn thành kế hoạch. – Thực hiện theo Điều 12, 13, 14, 15 (Thông tư 26) : Lưu ý việc đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên phải bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng và công khai ; có tác dụng động viên, khuyến khích giáo viên tích cực, tự học, tự bồi dưỡng Khung thời gian thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non như thế nào ? HOẠT ĐỘNG 11 KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN 1- Giáo viên có nhiệm vụ gì ? 2- Quyền của giáo viên khi thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên là gì ? HOẠT ĐỘNG 12 NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON - Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, của nhà trường. - Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. QUYỀN CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON - Được biết nguồn tài liệu học tập BDTX theo kế hoạch đã được phê duyệt. - Được cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX theo quy định. - Được khen thưởng nếu có thành tích trong việc thực hiện kế hoạch BDTX. - Được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp (nếu có) và các chế độ, chính sách khác theo quy định trong thời gian thực hiện kế hoạch BDTX. 1- Giáo viên muốn thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên hằng năm thì phải làm gì ? 2- V ì sao Chuẩn nghề nghiệp lại liên quan tới Chương trình bồi dưỡng thường xuyên ? HOẠT ĐỘNG 13 - Trước tiên phải thiết lập mối liên hệ giữa đánh giá Chuẩn nghề nghiệp và công tác bồi dưỡng thường xuyên, vì khi đánh giá Chuẩn sát với khả năng của mỗi cá nhân thì mới có kế hoạch bồi dưỡng những kiến thức mình còn thiếu nhằm luôn bổ sung, hoàn thiện kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp cho bản thân. - Khối kiến thức phát triển nghề nghiệp giúp giáo viên mầm non phát triển nghề nghiệp liên tục, nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo nhu cầu của từng giáo viên. Khối kiến thức này được xây dựng theo yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNVÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI CHƯƠNG TRÌNH BDTX Khối kiến thức phát triển nghề nghiệp gồm bao nhiêu yêu cầu ? HOẠT ĐỘNG 14 Nâng cao năng lực hiểu biết về các đối tượng giáo dục (6 mô đun) Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên (3 mô đun) Nâng cao năng lực hướng dẫn và tư vấn giáo dục của giáo viên (5 mô đun) Nâng cao năng lực phát hiện và cá biệt hoá với trẻ đặc biệt, chăm sóc / hỗ trợ tâm lí của giáo viên (2 mô đun) Nâng cao năng lực lập kế hoạch giáo dục của giáo viên (2 mô đun) Tăng cường năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên (9 mô đun) Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên (5 mô đun) YÊU CẦU CỦA KHỐI KIẾN THỨC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI GVMN Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá của giáo viên (2 mô đun) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên (2 mô đun) Tăng cường năng lực quản lí lớp / trường của giáo viên (4 mô đun) Phát triển năng lực hoạt động hoạt động chính trị − xã hội của giáo viên (2 mô đun) Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục cho GV (2 mô đun) TRÂN

File đính kèm:

  • pptHuong dan BDTX 2014.ppt