Bài giảng Củng cố tính chất của kim loại

I/ Mục tiêu của tiết:

1. Kiến thức:

 Ôn tập, củng cố cho hs kiến thức về tính chất của kim loại.

2. Kỹ năng:

 + Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học.

 + Kĩ năng giải bài tập .

3. Trọng tâm:

 + GV ôn lại cấu tạo và tính chất của kim loại.

 + Rèn luyện cho HS một số kỹ năng làm bài tập.

II/ Chuẩn bị:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Củng cố tính chất của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bám sát 14: CỦNG CỐ TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
I/ Mục tiêu của tiết:
1. Kiến thức:
	 Ôn tập, củng cố cho hs kiến thức về tính chất của kim loại.
2. Kỹ năng:
	+ Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học.
	+ Kĩ năng giải bài tập . 
3. Trọng tâm: 
	+ GV ôn lại cấu tạo và tính chất của kim loại.
	+ Rèn luyện cho HS một số kỹ năng làm bài tập.
II/ Chuẩn bị:
	-GV : chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập.
	- HS: Chuẩn bị bài tập trước ở nhà và ôn lại kiến thức.
III/ Phương pháp:
	Hoạt động nhóm, thảoluận nêu vấn đề.
IV/ Tổ chức các hoạt động:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:Tiến hành trong bài dạy gọi hs lên bảng làm bài tập.
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
 GV củng cố kiến thức cho hs thông qua các bài tập sau: 
HS đọc đề và chọn đáp án đúng.
Dãy gồm các kim loại tác dụng được với nước là: K, Na, Ca, Ba.
==> Đáp án C 
Hoạt động 2:
 GV gọi HS lên bảng làm bài tập 2, đây là một câu hỏi dạng trắc nghiệm do đó HS nên làm theo cách nhanh nhất.
HS lên bảng trình bày bài giải:
 = 0,2 (mol)
Khi cho Fe vào dd Cu(NO3)2 Cu. 
Nên => Mtăng = 64-56=8
Vậy mtăng=0,2.8=1,6(g)
 Đáp án: B
Hoạt động 3:
HS xác định số trường hợp xảy ra phản ứng.
 Zn sẽ tác dụng: CuCl2, Pb(NO3)2, HCl, FeSO4, AgNO3.
HS viết các PTHH xảy ra.
GV hướng dẫn HS cách xác định khối lượng lá kẽm tăng hay giảm sau phản ứng dựa vào khối lượng mol của kim loại hoà tan và kim loại tạo thành.
Hoạt động 4:
GV gọi HS lên bảng làm, gợi ý cho HS.
HS xác định số mol của kim loại dựa vào dữ kiện của đề bài.
Ta có: nFe = x mol => nAl = 2x mol
 Mhh = 27.2x + 56x = 5,5(g)
 => x = 0,05(mol)
PTHH: Al + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3Ag
 1mol 3mol 1mol 3mol
 0,1 0,3 0,3(mol)
Vậy chất rắn sau phản ứng gồm 0,05 mol Fe và 0,3 mol Ag.
 => mrắn = 0,05.56 + 108.0,3= 35,2(g) 
Hoạt động 5:
GV hướng dẫn HS làm bài tập 9/82.
= 0,4.0,25= 0,1(mol)
 Mtăng = MA – MFe = MA – 56
 mtăng = 0,1(MA – 56) = 0,8 (g)
=> MA = 64
Vậy A là Cu.
Thông qua bài tập GV củng cố kiến thức cho HS.
Bài 1: Dãy kim loại nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Fe, Zn, Li, Sn B. Cu, Pb, Rb, Ag
C. K, Na, Ca, Ba D. Al, Hg, Cs, Sr
Bài 2: Ngâm một đinh sắt trong 200ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, giả thuyết đồng taọ ra bám hết vào đinh sắt.Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra, sấy khô, khối lượng đinh sắt tăng thêm là:
A. 1,55g B. 1,6g
C. 0,8g D. 2,4g
Bài 3: Nhúng một lá kẽm nhỏ vào dung dịch chứa một trong các chất sau: CuCl2, Al(NO3)3, Pb(NO3)2, HCl, FeSO4, AgNO3. Trường hợp nào xảy ra phản ứng, viết phương trình hoá học và cho biết khối lượng thanh kẽm sẽ thay đổi như thế nào khi ngâm vào các dung dịch trên.
Bài 4: BT 6/89 sgk
Bài 5: BT 9/82 sgk
4. Củng cố:
 Đã củng cố qua các bài tập. 
5. Dặn dò: HS chuẩn bị nội dung bài “Hợp kim”.

File đính kèm:

  • docBam sat tinh chat cua kim loai.doc