Bài giảng Công nghệ 10

Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật tự nhiên và các nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

 Tiếp theo chương trình môn Công nghệ ở Trung học cơ sở, Công nghệ 10 sẽ giúp học sinh làm quen với một số ứng dụng của Công nghệ sinh học, hoá học, kinh tế học.trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và trong tạo lập doanh nghiệp. Những hiểu biết này sẽ làm cơ sở để học sinh học tiếp các ngành, nghề sau này cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân và cộng đồng.

 Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học (HS), Sách giáo khoa Công nghệ 10 đã chú trọng đến đổi mới cách dạy và học cũng như cập nhật kiến thức mới. Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học.

 Để góp phần vào công cuộc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học môn Công nghệ 10, trên cơ sở lí luận về phương pháp dạy học đã tiếp thu được ở trường đại học sư phạm, kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy cùng với việc tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, tác giả đã mạnh dạn biên soạn cuốn sách Bài giảng Công nghệ 10 với hi vọng được dùng làm tài liệu tham khảo cho quý đồng nghiệp đang phụ trách giảng dạy môn Công nghệ 10, đặc biệt là những đồng nghiệp dạy Sinh học kiêm Công nghệ 10 .

 

doc148 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 12773 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Công nghệ 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễ mắc bệnh tiêm lửa.
3. Giống cây trồng và chế độ chăm sóc.
- Giống cây trồng: nếu sử dụng giống cây trồng đã bị nhiễm sâu bệnh hoặc giống có khả năng kháng bệnh thấp sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
- Chế độ chăm sóc: khi bón phân không hợp lí, để cây trồng bị ngập úng lâu ngày hoặc gây nhiều vết thương cơ giới cho cây trồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
HĐ2: Tìm hiểu về điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch.
Cách tiến hành
Kết quả
- GV nvđ: Chúng ta biết rằng có sâu bệnh là có hại cho cây trồng. Tuy nhiên tác hại của sâu bệnh chỉ trở nên nghiêm trọng khi chúng đã phát triển thành dịch. Vậy trong những điều kiện nào thì sâu, bệnh phát triển thành dịch?II
- GV hỏi: để sâu bệnh phát triển thành dịch cần phải có những điều kiện nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
- GV nvđ: Như vậy khi hội tụ đầy đủ các điều kiện trên thì sâu bệnh sẽ phát triển thành dịch. Vậy dịch bệnh phát sinh, phát triển trên đồng ruộng diễn ra theo những giai đoạn như thế nào?2
- GV nêu và giảng giải cho HS hiểu về các giai đoạn phát triển của dịch bệnh trên cây trồng.
- GV nvđ: Từ những hiểu biết về các giai đoạn phát triển của dịch bệnh, một em hãy cho biết: Để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra, ta nên diệt trừ dịch bệnh ở giai đoạn nào? Nhân dân ta thường diệt trừ sâu bệnh hại lúa ở giai đoạn nào?
- HS trả lời: diệt trừ sâu bệnh ở giai đoạn hình thành ổ dịch, GV kết luận: Như vậy khi phát hiện có ổ dịch, nếu có biện pháp diệt trừ kịp thời thì ổ dịch sẽ được dập tắt.
II. Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch.
1. điều kiện.
- Có ổ dịch: nguồn sâu, bệnh hại.
- Có đủ thức ăn cho sâu, bệnh.
- Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho sâu bệnh sinh trưởng, phát triển.
- Cây trồng kháng sâu, bệnh kém.
- ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng của con người kém...
2. Các giai đoạn phát triển của dịch bệnh.
- Giai đoạn 1: Hình thành ổ dịch.
- Giai đoạn 2: ổ dịch phát triển: sâu bệnh lan ra nhanh chóng, cây trồng bắt đầu bị tàn phá
- Giai đoạn 3: Cao điểm của ổ dịch: mật độ sâu bệnh cao nhất, cây trồng bị tàn phá nghiêm trọng, năng suất cây trồng giảm
- Giai đoạn 4: Dịch lụi dần và tự dập tắt: do sâu bệnh không còn thức ăn hoặc chuyển sang dạng trưởng thành hay dạng sinh sản, cây trồng bị tàn phá nặng nề, mùa màng bị mất trắng
HĐ3: Củng cố và hoàn thiện kiến thức.
 GV tóm tắt bài: Như vậy qua bài học ngày hôm nay, chúng ta đã thấy rằng, nguồn sâu, bệnh hại có ngay trên đồng ruộng. Khi gặp điều kiện thuận lợi, sâu bệnh có thể phát triển thành dịch, nếu chúng ta không chủ động phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng thì thiệt hại do chúng gây ra sẽ là rất lớn. Để hạn chế những thiệt hại do sâu bệnh gây ra, chúng ta cần phải chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, giờ học sau chúng ta sẽ tìm hiểu về các biện pháp này.
	4. Hướng dẫn về nhà.
	- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
	- Tìm hiểu thói quen, ý thức phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng của nông dân ở địa phương.
V. Nhận xét, rút kinh nghiệm giảng dạy.
	Kí duyệt của tổ trưởng
Bài 17 – phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
	Ngày soạn:
	Ngày giảng:
I. Mục tiêu bài học.
	Sau khi học xong bài này, HS cần phải:
	1. Về kiến thức.
	- Hiểu được thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
	- Giải thích được nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
	- Nắm được những biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
	2. Về kĩ năng.
	- Rèn luyện kĩ năng: phân tích, tổng hợp, làm việc với SGK – tài liệu tham khảo.
	3. Về thái độ.
	- Có ý thức bảo vệ cây trồng, môi trường và sức khoẻ con người khi sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây trồng, đặc biệt là biện pháp hoá học.
II. Chuẩn bị cho bài giảng.
	1. Về nội dung.
	- Nghiên cứu kĩ nội dung của bài theo SGK và SGV. 
	- Tham khảo thêm các tài liệu có liên quan.
	2. Về phương tiện dạy học.
	- Sử dụng các hình 17 SGK.
	- Sử dụng hình chụp các loại thiên địch, các loại bẫy bả, bẫy đèn... 
	3. Về phương pháp dạy học.
	- Thuyết trình – nêu vấn đề.
	- Vấn đáp – tìm tòi.
	- Nghiên cứu SGK – tìm tòi.
	- Thảo luận nhóm.
	- Giảng giải.
III. Bố cục và trọng tâm bài giảng.
	1. Bố cục bài giảng: như SGK.
	2. Trọng tâm bài giảng: Trọng tâm của bài là phần II và III.
IV. Tiến trình lên lớp.
	1. ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	Câu 1: Những yếu tố nào của điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng? Hãy làm rõ sự ảnh hưởng của những yếu tố đó.
	Câu 2: Nguyên nhân nào làm cho sâu, bệnh hại cây trồng phát triển thành dịch? Nêu hậu quả của dịch hại cây trồng.
	3. Dạy bài mới.
	3.1. Đặt vấn đề. (có thể sử dụng cách 1 hoặc cách 2)
	(1) Qua bài học trước chúng ta biết rằng sâu bệnh có ngay trên đồng ruộng, trên cây trồng, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể phát triển thành dịch gây thiệt hại cho mùa màng. Để phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, người ta đã đưa ra hệ thống gồm nhiều biện pháp khác nhau. Bài học của chúng ta hôm nay sẽ tìm hiểu về hệ thống những biện pháp này.
	(2) Trong sản xuất nông nghiệp, sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất và phẩm chất nông sản. Ngăn ngừa và từng bước hạn chế tác hại của sâu bệnh là mối quan tâm lớn của nhà nông. Vậy để phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây trồng thì nhà nông có thể sử dụng những biện pháp nào? Trả lời cho câu hỏi này cũng là nội dung bài học của chúng ta ngày hôm nay.
	3.2. Hoạt động dạy học.
HĐ1: Tìm hiểu về khái niện phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Cách tiến hành
Kết quả
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cho cây trồng?
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi, GV nhận xét, nhấn mạnh và chuẩn hoá kiến thức.
- GV hỏi tiếp: Vậy theo em, phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng có tác dụng như thế nào?
- HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức
I. Khái niệm và tác dụng của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
1. Khái niệm.
Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại một cách hợp lí.
2. Tác dụng.
Làm tăng hiệu quả diệt trừ sâu bệnh cho cây trồnggiảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
HĐ2: Tìm hiểu về nguyên lí cơ bản trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Cách tiến hành
Kết quả
- GV nvđ: Vậy phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng được vận hành dựa trên cơ sở của những nguyên lí nào?II
- GV tb: Nguyên lí phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng gồm 4 điểm cơ bản: (1) là trồng cây khoẻ; (2) là bảo tồn thiên địch; (3) là thăm đồng thường xuyên; (4) là nông dân trở thành chuyên gia. Chúng ta sẽ lần lượt làm rõ những điểm này.
- GV hỏi: Em hiểu thế nào là cây khoẻ? Trồng cây khoẻ có tác dụng như thế nào?
- HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi, GV nhận xét và giảng giải cho HS hiểu.
- GV yêu cầu HS kể ra tên của một số loài thiên địch và cho biết: Thế nào là thiên địch? Vì sao phải bảo tồn thiên địch?
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi, GV nhận xét và giảng giải cho HS hiểu.
- GV có thể giới thiệu cho HS hình ảnh của một số loài thiên địch 
- GV hỏi: Thăm đồng thường xuyên có tác dụng như thế nào?
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi, GV nhận xét và giảng giải cho HS hiểu.
- GV nvđ: Hiện nay với sự phát triển của nền nông nghiệp sinh thái đã đòi hỏi người nông dân phải trở thành những chuyên gia trên chính cánh đồng của họ4
- GV hỏi: Tại sao cần phải bồi dưỡng nông dân để họ trở thành chuyên gia trên đồng ruộng?
- HS trả lời: Vì nông dân là những người trực tiếp sản xuất và thu hoạch nông sản, nếu họ có được những kiến thức về trồng trọt và bảo vệ thực vật thì họ sẽ chủ động phòng trống dịch hại có hiệu quả cao.
- GV hỏi tiếp: Vậy để trở thành chuyên gia thì nông dân cần phải làm gì?
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
II. Nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
1. Trồng cây khoẻ.
- Cây khoẻ: Là cây có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, không mang mầm bệnh, có tính chống chịu cao...
- Trồng cây khoẻ có tác dụng:
+ Cho năng suất, chất lượng nông sản cao.
+ Hạn chế được sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại trên đồng ruộng.
2. Bảo tồn thiên địch.
- Thiện địch: Là những loài sinh vật có khả năng tiêu diệt những sinh vật gây hại cho mùa màng.
+ Mèo: tiêu diệt chuột
+ Chuồn chuồn kim: tiêu diệt bướm hại.
+ Bọ ba khoang: tiêu diệt các loài sâu hại...
- Tác dụng: hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu hại trên đồng ruộng.
3. Thăm đồng thường xuyên.
- Kịp thời phát hiện những dấu hiệu của sự thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở cây trồng để từ đó có những biện pháp điều chỉnh hợp lí.
- Kịp thời phát hiện những dấu hiệu của sự nhiễm sâu bệnh, sự xuất hiện của cỏ dại, sự phá hại của chuột...để từ đó có những biện pháp phòng trừ hợp lí.
4. Nông dân trở thành chuyên gia.
Để trở thành chuyên gia thì nông dân cần phải:
+ Thường xuyên trau dồi kiến thức về trồng trọt và bảo vệ thực vật.
+ Vận dụng những kiến thức đã tích luỹ được vào thực tiễn sản xuât.
+ Phổ biến kiến thức cho người khác cùng áp dụng.
HĐ3: Tìm hiểu về các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hsị cây trồng.
Cách tiến hành
Kết quả
- GV nvđ: Trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, nhà nông có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vậy cụ thể những biện pháp đó là gì?III.
- GV hỏi: Trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nhà nông có thể sử dụng những biện pháp chủ yếu nào?
- HS tìm hiểu SGK và nêu ra các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, GV lần lượt hướng dẫn HS tìm hiểu về từng biện pháp trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
- GV tb: Biện pháp kĩ thuật là một trong những biện pháp phòng trừ chủ yếu nhất. 
- GV yêu cầu HS kể ra những biện pháp cụ thể trong biện pháp kĩ thuật, từ đó cho biết: Những biện pháp này có tác dụng như thế nào và có ưu, nhược điểm gì?
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi, GV nhận xét và gi

File đính kèm:

  • doccong nghe 10 hot.doc