Bài giảng Chương II - Kim loại (tiết 2)

Kiến thức: Sau khi học xong chương này học sinh phải nắm được.

- Nắm được tính chất vật lí ,tính chất hóa học của kim loại

- biết nhôm, sắt có những tính chất và ứng dụng gì, nắm được định nhĩa về hợp kim

- sự ăn mòn kim loại, biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

2. Kĩ năng:

- Viết phương trình phản ứng

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương II - Kim loại (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/10/2010	
Ngày giảng:.................
CHƯƠNG II- KIM LOẠI
*Mục tiêu chương:
1.Kiến thức: Sau khi học xong chương này học sinh phải nắm được.
- Nắm được tính chất vật lí ,tính chất hóa học của kim loại
- biết nhôm, sắt có những tính chất và ứng dụng gì, nắm được định nhĩa về hợp kim
- sự ăn mòn kim loại, biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
2. Kĩ năng:
- Viết phương trình phản ứng
- Quan sát và làm một số thí nghiệm về tính chất hóa học của kim loại.
- giải bài tập định lượng
3. Thái độ:
- Hứng thú học tập và yêu thích bộ môn
- Ý thức bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn
Tiết 21-BÀI 15: TÍNH CHẤT VẬT LÍ
CỦA KIM LOẠI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Một số t/c vật lí của KL như: Tính dẻo, tính dẫn điện , dẫn nhiệt, ánh kim . Một số ứng dụng của KL trong đời sống SX
- HS biết được t/c hh của K/loại nói chung: t/d với phi kim, với d/d a xit, với d/d muối
- Biết rút ra t/c hh bằng 2 cách: Nhớ lại các k/t đã biết từ lớp 8 và chương 2 lớp 9;
2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát , mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra KL về t/c vật lí
- Biết liên hệ t/c vật lí, t/c hh với một số ứng dụng của KL
3.Thái độ:
- yêu thích môn học
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của Gv: 4 nhóm HS làm Tno/1 lớp
- Dây nhôm, hòn than, dây đồng, dây sắt
- Búa, đèn cồn 
- d/cụ thử tính dẫn điện( mạch hở)
2. Chuẩn bị của Hs:
- Đọc trước bài mới
III. Phương pháp:
- Vấn đáp, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm
III. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định lớp: .......................
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
. Vào bài: Chúng ta đã biết kim loại có nhiều ứng dụng trong đời sông, sản xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu kim loại có những tính chất vật lý nào?
Hoạt động của Gv Và Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính dẻo
- GV: yêu cầu HS lấy ví dụ một số kim loại trong thực tế cuộc sống, và rút ra tính dẻo của kim loại bằng cách trả lời câu hỏi:
? Kim loại có tính dẻo không? Ví sao em biết? Lấy ví dụ minh họa?
? Các kim loại khác nhau có tính dẻo giống nhau không? Lấy ví dụ minh họa?
- HS trả lời. GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính dẫn điện.
- GV: trong thực tế cuộc sống em thấy người ta dùng dây gì để dẫn điện về nhà?
? Vậy kim loại có tính dẫn điện không?
? Theo em, các kim loại khác nhau có tính dẫn điện giống nhau không? Lấy ví dụ để làm rõ vấn đề này?
 - HS trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét và nêu chú ý cho HS.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt.
- GV phân phát dụng cụ cho HS và yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét: 
? Kim loại có tính dẫn nhiệt không? Vì sao em biết?
? Các kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt giống nhau không? 
- HS làm thí nghiệm, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất có ánh kim.
-GV: Thường chúng ta quan sát các đồ trang sức bằng vàng, bạc ta thấy có hiện tượng gì?
? Nhờ tính chất này mà kim loại được ứng dụng để làm gì?
- HS trả lời. GV nhận xét.
I. Tính dẻo.
- Kim loại có tính dẻo.
- Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau.
II. Tính dẫn điện.
- Kim loại có tính dẫn điện.
- Các kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau.
III. Tính dẫn nhiệt.
- Kim loại có tính dẫn nhiệt.
- Các kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau, kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
IV. ánh kim.
- Kim loại có ánh kim.
4.Củng cố:
- HS làm bài tập 2/48.
5. Dặn dò: 
- HS về nhà học bài và làm các bài tập 3,4,5/48 SGK.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 16.
V. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 21.doc
Giáo án liên quan