Bài giảng Chương 3: Phi kim. sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiết 3)

. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

Sau khi học xong Chương 3, HS có khả năng :

- Biết được tính chất của phi kim nói chung, tính chất, ứng dụng của clo, cacbon, silic, viết được các PTHH minh hoạ cho các tính chất đó.

- Biết được các dạng thù hình chính của cacbon, một số tính chất vật lí tiêu biểu và một số ứng dụng.

 

doc41 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương 3: Phi kim. sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Giải thích : Do than gỗ xốp nên có khả năng giữ lại chất màu trên bề mặt của nó. 
GV cho HS biết thêm một số hiện tượng hoặc yêu cầu HS kể một số hiện tượng chứng tỏ tính hấp phụ màu, mùi của than gỗ và ứng dụng của tính chất này trong đời sống như lọc nước, khử mùi khê của cơm...
HS rút ra nhận xét : Than gỗ có tính hấp phụ.
2. Tính chất hoá học
GV đặt vấn đề : Liệu cacbon có tính chất hoá học của phi kim nói chung không ? 
GV thông báo cho HS một số thông tin như tác dụng của cacbon với oxi (đã biết) và cacbon tác dụng với một số kim loại, với hiđro ở điều kiện rất khó khăn (tác dụng với hiđro ở để tạo thành tác dụng với Ca trong lò điện để tạo thành ) để thấy được cacbon có tính chất của phi kim, nhưng là một phi kim yếu.
a) Cacbon tác dụng với oxi
HS nhớ lại phản ứng của cacbon cháy trong oxi ở lớp 8, nêu hiện tượng, viết PTHH và nêu nhận xét : Cacbon tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.
b) Cacbon tác dụng với oxit kim loại
- GV biểu diễn thí nghiệm CuO tác dụng với C. 
Để thí nghiệm thành công, cần chú ý : 
- Than vừa điều chế, giã thành bột mịn, cho vào túi nilon khô, dán kín. 
- CuO phải khô, sạch và được cho vào túi nilon dán kín. 
- Trộn hỗn hợp : 1 thìa nhỏ CuO + 2 thìa nhỏ C, trộn đều. Chỉ lấy một ít hỗn hợp cho vào ống nghiệm khô để làm thí nghiệm. 
- Dùng đèn cồn tập trung ngọn lửa vào đáy ống nghiệm đựng hỗn hợp. 
Hoạt động của HS : HS quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét.
HS quan sát trạng thái, màu sắc của hỗn hợp rắn và dung dịch nước vôi trong trước phản ứng.
HS quan sát sự biến đổi màu sắc của hỗn hợp ban đầu (đặc biệt phần tiếp xúc mạnh với nhiệt) và sự thay đổi ở ống nghiệm đựng nước vôi trong khi đốt nóng hỗn hợp và khi phản ứng đã xảy ra (so sánh với nước vôi trong ở ống nghiệm khác).
HS nêu hiện tượng : Có chất rắn màu đỏ tạo thành, nước vôi trong vẩn đục.
Dự đoán sản phẩm : Cu kim loại màu đỏ (so sánh với màu của dây đồng), khí CO2.
HS viết PTHH và rút ra nhận xét.
GV có thể nêu thêm một số thí dụ cacbon khử một số oxit khác, HS viết PTHH.
HS rút ra kết luận : ở nhiệt độ cao, cacbon khử một số oxit kim loại.
GV yêu cầu HS hệ thống lại tính chất hoá học của cacbon là : ngoài một số tính chất của phi kim, tính chất quan trọng của cacbon là tính khử.
Chú ý : - Cacbon chỉ tác dụng với một số oxit kim loại hoạt động trung bình, không tác dụng với oxit của kim loại mạnh như : Al2O3, MgO, Na2O...
- Phản ứng của cacbon với oxi, với oxit kim loại là loại phản ứng oxi hoá - khử. Cacbon là chất khử, oxi và oxit kim loại là chất oxi hoá.
III - ứng dụng của cacbon
Để thấy rõ ứng dụng của cacbon có liên quan với tính chất vật lí và tính chất hoá học của nó, GV đặt câu hỏi : Hãy nêu tính chất của cacbon và một số ứng dụng tương ứng mà em biết.
- HS tóm tắt kiến thức cần nhớ ; HS nhận xét, bổ sung ; HS kết luận như SGK.
D. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
3. A là CuO, B là C (cacbon), C là khí CO2, D là dung dịch Ca(OH)2.
4. Vì lượng oxi bị giảm đi do đốt cháy than, củi, sản phẩm phụ là khí CO2, khí CO, SO2 gây độc cho con người, gây mưa axit... và nhiệt lượng toả ra từ các lò này lớn. Biện pháp chống ô nhiễm môi trường tốt nhất là nên xây lò ở nơi xa dân cư, ở nơi thoáng gió. Đồng thời tăng cường trồng cây xanh để giúp hấp thụ khí CO2 tạo thành và giải phóng khí oxi.
5. Khối lượng cacbon : 0,9 ´ 5 = 4,5 (kg).
Nhiệt lượng toả ra : 
Bài 28 (1 tiết)
Các oxit của cacbon
A. mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS biết được :
- Cacbon tạo hai oxit tương ứng là CO và CO2.
- CO là oxit trung tính, có tính khử mạnh.
- CO2 là oxit axit tương ứng với axit hai lần axit.
2. Kĩ năng
- Biết nguyên tắc điều chế khí CO2 trong phòng thí nghiệm và cách thu khí CO2.
- Biết quan sát thí nghiệm qua hình vẽ để rút ra nhận xét.
- Biết sử dụng kiến thức đã biết để rút ra tính chất hoá học của CO và CO2.
- Viết được các PTHH chứng tỏ CO có tính khử, CO2 có tính chất của một oxit axit.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Thí nghiệm điều chế khí CO2 trong phòng thí nghiệm bằng bình Kíp cải tiến : 1 bình Kíp cải tiến, 1 bình đựng dung dịch NaHCO3 để rửa khí, 1 lọ có nút để thu khí.
- Thí nghiệm CO2 phản ứng với nước : ống nghiệm đựng nước và giấy quỳ tím.
C. tổ chức dạy học
I - cacbon oxit
Hoạt động của GV : GV nêu vấn đề đồng thời đặt câu hỏi để HS nhớ lại một số phản ứng đã biết. Ngoài ra GV cho HS quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm chứng tỏ tính chất của cacbon oxit. Yêu cầu HS đọc bài học để có thêm thông tin.
Hoạt động của HS :
- HS tự đọc SGK để biết tính chất vật lí và CO là oxit trung tính. 
- HS nhớ lại phản ứng khử oxit sắt trong lò cao, viết PTHH. HS quan sát hình vẽ 3.11 SGK mô tả thí nghiệm CO khử CuO để viết được PTHH và điều kiện phản ứng. HS xác định vai trò của khí CO để thấy rõ CO là chất khử.
Hiện tượng : Có chất rắn màu đỏ xuất hiện, nước vôi trong vẩn đục.
- HS kết luận : ở nhiệt độ cao, CO có tính khử mạnh.
- HS nêu một số ứng dụng của khí CO và xem ở bài học để có thêm thông tin về một số ứng dụng của CO.
II - cacbon đioxit 
Hoạt động của GV :
- HS biết về cacbon đioxit khi học tính chất của oxit axit (Chương 1, SGK), do đó GV yêu cầu HS tự nêu tính chất và viết các PTHH minh hoạ. 
- Tuy nhiên đây là bài riêng về CO2 nên GV cho HS quan sát một số thí nghiệm biểu diễn để HS quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận.
- Làm thí nghiệm biểu diễn : điều chế khí CO2 bằng bình Kíp cải tiến, dẫn khí CO2 sục vào nước có giấy quỳ tím, sau đó đun nóng nhẹ. 
Hoạt động của HS : 
Suy đoán tính chất hoá học của CO2 từ : tính chất của oxit axit và các phản ứng đã biết, qua quan sát thí nghiệm. Nêu thí dụ và viết PTHH.
- Nêu hiện tượng và giải thích : Khi dẫn CO2 sục vào nước có giấy quỳ tím, giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt do phản ứng tạo thành axit H2CO3. Khi đun nóng (hoặc để một thời gian), giấy quỳ tím lại trở thành màu tím do H2CO3 bị phân huỷ thành CO2 bay ra khỏi dung dịch. 
Rút ra nhận xét : H2CO3 là axit yếu, không bền. 
- HS nhận xét : Có phản ứng của khí CO2 với dung dịch NaOH tạo ra sản phẩm khác nhau : Na2CO3 hoặc NaHCO3 hoặc cả 2 muối Na2CO3 và NaHCO3, tuỳ thuộc tỉ lệ mol.
- HS kết luận : CO2 có những tính chất hoá học của oxit axit.
Về ứng dụng của khí CO2, HS có thể phát biểu hoặc HS đọc sách để rút ra ứng dụng cụ thể và liên hệ với thực tế.
HS hệ thống lại tính chất quan trọng của khí CO và CO2 để thấy rõ sự giống nhau và khác nhau về thành phần, tính chất và ứng dụng chính.
Nếu có điều kiện, GV lập bảng so sánh để HS thấy rõ được tính chất khác biệt giữa 2 oxit này.
D. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
3. - Cho hỗn hợp khí lội qua bình chứa dd nước vôi trong, nếu nước vôi trong vẩn đục chứng tỏ trong hỗn hợp có khí CO2.
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 (vẩn đục) + H2O
- Khí đi ra khỏi bình nước vôi trong được dẫn qua ống sứ đựng CuO nung nóng, nếu thấy có kim loại Cu màu đỏ sinh ra và khí ra khỏi ống sứ làm vẩn đục nước vôi trong thì chứng tỏ trong hỗn hợp ban đầu có khí CO.
 CO + CuO (đen) Cu (đỏ) + CO2
4. Do Ca(OH)2 tác dụng với khí CO2 trong không khí tạo nên một lớp CaCO3 rất mỏng trên bề mặt nước vôi. 
5. - Dẫn hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư được khí A là CO.
- PTHH đốt cháy khí A : 2CO + O2 2CO2
- Thể tích khí CO : 2 ´ 2 = 4 (lít).
- Thể tích khí CO2 : 16 - 4 = 12 (lít).
- Thành phần % về thể tích của khí CO2 : 
- Thành phần % về thể tích của khí CO : 100 - 75 = 25(%).
Bài 29 (1 tiết)
Axit cacbonic và muối cacbonat
A. mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS biết được :
- Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền.
- Muối cacbonat có những tính chất của muối như : tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.
- Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất, đời sống.
2. Kĩ năng
- Biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hoá học của muối cacbonat. Tác dụng với axit, với dung dịch muối, dung dịch kiềm.
- Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt phân huỷ của muối cacbonat.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
Thí nghiệm 1 : Tác dụng của NaHCO3 và Na2CO3 với HCl.
- Hai ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch NaHCO3 và Na2CO3 riêng biệt.
- Hai ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 1 ml dung dịch HCl. 
Nếu cho HS làm thí nghiệm theo bàn thì mỗi bàn cũng cần dụng cụ hoá chất như trên.
Thí nghiệm 2 : Tác dụng của dung dịch muối K2CO3 và Ca(OH)2.
- Hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1 ml dung dịch K2CO3 và 1 ml dung dịch Ca(OH)2 riêng biệt.
Thí nghiệm 3 : Tác dụng của dung dịch Na2CO3 và dung dịch CaCl2.
- Hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1 ml dung dịch Na2CO3 và 1 ml dung dịch CaCl2, riêng biệt.
GV cho HS tự rút ra kiến thức cần nhớ.
C. tổ chức dạy học
I - Axit cacbonic 
Nhiều kiến thức của phần này HS đã biết khi học các hợp chất vô cơ, cacbon đioxit... Do đó GV dùng câu hỏi để HS nhớ lại, rút ra nhận xét về tính chất của axit cacbonic.
HS rút ra kết luận và chứng minh được : H2CO3 là axit yếu, không bền.
HS viết PTHH.
II - Muối cacbonat 
1. Phân loại : GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK.
2. Tính chất
- Một số phản ứng của muối cacbonat như : CaCO3, NaHCO3 với dung dịch HCl, nhiệt phân CaCO3... HS đã biết ở chương trước.
GV yêu cầu HS dự đoán : Muối cacbonat có những tính chất hoá học của muối hay không ? Để trả lời câu hỏi này, cần kiểm tra bằng thực nghiệm.
Có thể GV biểu diễn từng thí nghiệm để kiểm tra từng tính chất, hoặc làm tất cả thí nghiệm để rút ra kết luận. Với những nơi có điều kiện nên cho HS làm thí nghiệm theo bàn vì các thí nghiệm này dễ thực hiện và kết quả nhanh, rõ ràng.
Các thí nghiệm có thể tiến hành theo 2 cách :
- Cách 1 : HS suy đoán tính chất của muối cacbonat và làm từng thí nghiệm để kiểm tra từng tính chất.
Thí dụ : GV làm thí nghiệm 1 để kiểm tra muối cacbonat phản ứng với axit như thế nào ? Sau đó chuyển sang tính chất tiếp theo của muối cacbonat. 
- Cách 2 : HS suy đoán tính chất của muối cacbonat và làm các thí nghiệm để kiểm tra. Thí dụ nhóm HS làm cả 3 thí nghiệm, báo cáo kết quả và từ đó rút ra kết luận về tính chất của muối cacbonat.
Chú ý : Hầu hết mu

File đính kèm:

  • dochoa4.doc