Bài giảng Chương 3: Amin- Aminoaxit- Protein Bài: Amin

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS biết: Định nghĩa, phân loại và gọi tên amin.

HS hiểu: Các tính chất điển hình của amin

2. Kỹ năng:

- Nhận dạng các hợp chất của amin

- Viết chính xác các phương trình hóa học của Amin

- Quan sát, phân tích các thí nghiệm chứng minh của Amin

3. Tình cảm, thái độ

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 3: Amin- Aminoaxit- Protein Bài: Amin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: Amin- Aminoaxit- Protein
Bài: Amin
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
HS biết: Định nghĩa, phân loại và gọi tên amin.
HS hiểu: Các tính chất điển hình của amin
Kỹ năng: 
Nhận dạng các hợp chất của amin
Viết chính xác các phương trình hóa học của Amin
Quan sát, phân tích các thí nghiệm chứng minh của Amin
Tình cảm, thái độ
Thấy được tầm quan trọng của các hợp chất amin trong đời sống và sản xuất, cùng với hiểu biết về cấu tạo, tính chất hóa học của các hợp chất amin, gây hứng thú cho HS khi học bài này.
Phương pháp: Trực quan- đàm thoại gợi mở- nêu vấn đề
Chuẩn bị:
Dụng cụ: ống nghiệm, đũa thủy tinh, ống nhỏ giọt, kẹp thí nghiệm
Hóa chất: metylamin, quỳ tím, anilin, nước brom.
Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: vào bài
Cá thường có mùi tanh do các amin tạo nên. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem amin là hợp chất gì? Có tính chất ra sao?
Hoạt động 2: I. Khái niệm, phân loại và danh pháp
- Yêu cầu HS xem SGK, tìm điểm giống nhau giữa các amin (metylamin, phenylamin, đietylamin và xiclohexylamin) và so sánh với NH3
- Trình bày đồng phân (vẽ 8 đồng phân cua C4H11N
- Giúp HS nhận thấy được nhiều cách phân loại amin. Yêu cầu các em xem SGK đưa ra 2 cách phân loại thông dụng nhất
-Yêu cầu HS, xem SGK cho biết cách gọi tên amin. 
Áp dụng: Gọi tên các đồng phân ở trên:
- Các amin giống nhau đều có chứa N
- Khi so sánh với NH3 " Khái niệm về amin
- HS nhận xét " kết luận
- HS nhận xét 
+ Theo gốc H-C
+ Theo bậc amin: Amin bậc 1, amin bậc 2, amin bậc 3.
-Vận dụng gọi tên các đồng phân 
1. Khái niệm: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon ta thu được amin.
VD: SGK
- Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí nhóm chức, về bậc amin
2. Phân loại: Theo 2 cách thông dụng nhất:
- Theo gốc H-C: 
Amin béo:CH3NH2, C2H5NH2; Amin thơm: C6H5NH2
- Theo bậc của amin (Tức là theo số nguyên tử H trong phân tử NH3 đã bị thay thế bởi gốc hidrocacbon): Ta có Amin bậc 1 (CH3NH2), Amin bậc 2 (CH3NHCH3), Amin bậc 3 (CH3)3N.
3. Danh pháp: 
- Tên gọi theo gốc chức
VD: CH3NH2: Metylamin
(chú ý gốc chức viết liền nhau)
- Tên thay thế
VD: CH3NH2 Metanamin
Hoạt động 3: II. Tính chất vật lý
- Đàm thọai gợi mở về tính chất vật lý theo hệ thống câu hỏi: Trạng thái? Mùi? Tính tan? Ghi nhận, bổ sung các câu trả lời.
- HS tham khảo sách giáo khoa, và thực tế để trả lời các câu hỏi.
- Các amin có phân tử khối nhỏ (Metylamin, Đimeylamin, Trimetylamin, etylamin) là những chất khí mùi khó chịu, tan nhiều trong nước. 
- Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần của phân tử khối.
- Anilin là chất lỏng không màu, sôi ở 1840C, ít tan trong nước, nặng hơn nước
- Các amin đều độc.
Hoạt động 4: III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học
- Nhắc lại và giải thích tính bazo của NH3- do còn đôi điện tử tự do. Yêu cầu học sinh nhắc lại thuyết Bronstet. 
Yêu cầu HS dự đoán tính chất hóa học của Amin xem có giống với NH3 không? Ngoài ra còn tính chất nào khác không?
- TN 1: Cho mẫu quỳ ẩm lên lọ đựng CH3NH2. 
- TN2: Và nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch Anilin. 
Yêu cầu HS nhận xét " kết luận
- Giải thích tính bazơ của các amin: Tính bazơ của các amin tùy thuộc vào sự linh động của đôi điện tử tụ do trên N.
+ Nhóm đẩy e làm (như nóm ankyl) làm tăng mật độ e trên N " tính bazơ tăng.
+ Nhóm hút e (phenyl) sẽ làm giảm mật độ e trên N" tính bazơ giảm. 
VD: so sánh tính bazơ của các chất: CH3NH2; NH3; CH3NHCH3; C6H5NH2.
Lưu ý cho HS tính bazo cua amin bậc 3.
TN3: Nhỏ vài giọt dd Br2 bão hòa vào dd anilin yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng. Liên hệ lại kiến thức bài phenol dự đoán sản phẩm thu được, viết phản ứng.
- Nhắc lại thuyết Bronstet.
- Giải thích tương tự như amin "Kết luận amin cũng có tính bazo; ngoài ra còn có tính chất của gốc hidrocacbon.
- Qùy tím chuyển sang xanh
- Qùy tím không đổi màu.
Metyl amin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
HS vận dụng so sánh được thứ tự tính bazo tăng dần như sau:
C6H5NH2<NH3<CH3NH2
<CH3NHCH3

- Nhận xét có kết tủa trắng xuất hiện. 
- Nhắc lại quy tắc thế " sản phẩm 2,4,6-Tribomanilin. Viết PTPƯ
1. Cấu tạo phân tử:
Các phân tử amin đều có nguyên tử nitơ giống như trong phân tử NH3, nên các amin có tính bazơ, ngoài ra còn có tính chất của gốc hirocacbon.
2. Tính bazơ:
- Các amin tan trong nước như Metylamin, Etylamin cũng như nhiều amin khác tan trong nước làm xanh giấy quỳ tím, có lực bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl.
CH3NH2 + H2O D[CH3NH3]++ OH-
CH3NH2 + HCl " CH3NH3Cl
- Anilin có tính bazơ, nhưng không làm xanh quỳ tim cũng như phenolphtalein vì tính bazo rất yếu, yếu hơn amoniac do ảnh hưởng của gốc phenyl.
C6H5NH2 + HCl " C6H5NH3Cl
3.Phản ứng thế nhân thơm của anilin:
- Do ảnh hưởng của nhóm –NH2, ba nguyên tử H, ở ba vị trí ortho và para (2,4,6) trong nhân thơm dễ bị thế bới ba nguyên tử Brom.
- Viết PTPƯ, gọi tên sản phẩm
-Phản ứng dùng nhận biết anilin
Cũng cố; bài tập 1,2 4 SGK

File đính kèm:

  • docGIAO AN AMIN.doc
Giáo án liên quan