Bài giảng Chương 3 - Amin - amino axit - protein (tiếp)

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

1. Kiến thức

Biết:

- Phân loại amin, danh pháp của amin.

- Ứng dụng và vai trò của amino axit.

- Khái niệm về peptit, protein, enzim, axit nucleic và vai trò của chúng trong cuộc sống

- Cấu trúc phân tử và tính chất cơ bản của protein

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 3 - Amin - amino axit - protein (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 - amin - amino axit - protein
Mục tiêu của chương
1. Kiến thức
Biết: 	
- Phân loại amin, danh pháp của amin.
- ứng dụng và vai trò của amino axit.
- Khái niệm về peptit, protein, enzim, axit nucleic và vai trò của chúng trong cuộc sống
- Cấu trúc phân tử và tính chất cơ bản của protein.
Hiểu: 
- Cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng và điều chế amin.
- Cấu trúc phân tử và tính chất hoá học cơ bản của amino axit.
Kĩ năng
Gọi tên danh pháp thông thường và danh pháp quốc tế các hợp chất amin, amio axit.
Viết chính xác cac PTHH.
Quan sát, phân tích các thí nghiệm chứng minh, so sánh phân biệt amin, amino axit, peptit và protein.
Giải các bài tập về hợp chất amin, amino axit, peptit và protein.
3. Thái độ
	Thấy được tầm quan trong các hợp chất chứa nitơ của chương. Những khám phá về cấu tạo phân tử, tính chất của nó sẽ tạo cho HS lòng ham muốn và say mê tìm hiểu về các hợp chất amin, amino axit và các hợp chất peptit và protein.
Bài 7 - Tiết 10, 11
amin
a. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức 
Biết các loại amin, danh pháp của amin.
Hiểu cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng và điều chế của amin.
2. Về kĩ năng
Nhận dạng các hợp chất của amin.
Gọi tên theo danh pháp (IUPAC) các hợp chất aimin.
Viết chính xác các PTHH của amin.
Quan sát, phân tích các TN chứng minh.
b. chuẩn bị 
Dụng cụ: ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, ống nhỏ giọt.
Hoá chất: Các dd CH3NH2, HCl, anilin, nước Br2.
Mô hình phân tử anilin.
c. tiến trình giảng dạy
Tiết 1 : Nghiên cứu định nghĩa, phân loại, danh pháp, đồng phân của amin. Tính chất vật lí của các amin.
Tiết 2: Cấu tạo và tính chất hoá học của các amin. Điều chế và ứng dụng của các amin.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
* GV viết CTCT của NH3 và 4 amin khác, yêu cầu HS nghiên cứu kĩ cho biết mối liên quan giứa cấu tạo của NH3 và các amin.
* GV yêu cầu HS nêu cách phân loại amin
I. định nghĩa, phân loại, danh pháp và đồng phân
1. Định nghĩa
HS nghiên cứu các CTvà nêu mối liên quan giứa cấu tạo của NH3 và các amin. Từ đó nêu định nghĩa tổng quát về amin.
Amin là những hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon.
Thí dụ:
NH3 ; C6H5NH2 ; CH3NH2 
CH3-NH-CH3 ; CH3-N-CH3
 |
 CH3
2. Phân loại
HS trình bày cách phân loại và áp dụng phân loại các amin trong thí dụ đã nêu ở trên.
Amin được phân loại theo 2 cách:
- Theo loại gốc hiđrocacbon.
- Theo bậc của amin.
Hoạt động 2
* GV yêu cầu HS theo dõi bảng 2.1 SGK từ đó cho biết:
- Quy luật gọi tên amin theo danh pháp gốc-chức.
- Quy luật gọi tên theo danh pháp thay thế.
3. Danh pháp
Cách gọi tên theo danh pháp gốc-chức:
Ank + vị trí + yl + amin
Cách gọi tên theo danh pháp thay thế:
Ankan+ vị trí+ amin
Tên thông thường 
Chỉ áp dụng cho một số amin như :
C6H5NH2 Anilin
C6H5-NH-CH3 N-Metylanilin
Trên cơ sở quy luật trên, HS áp dụng đọc tên với một số thí dụ khác SGK
Hợp chất
Tên gốc chức
Tên thay thế
CH3NH2
C2H5NH2
CH3CH2CH2NH2
CH3CH(NH2)CH3
C6H5NH2
C6H5 -NH-CH3
Metylamin
Etylamin
Prop-1-ylamin
(n-propylamin)
Prop-2-ylamin
(isopropylamin)
Phenylamin
Metylphenylamin
Metanamin
Etanamin
Propan-1-amin
Propan-2-amin
Benzenamin
N-Metylbenzenamin
Hoạt động 3
* GV lưu ý HS cách viết đồng phân amin theo bậc của amin theo thứ tự amin bậc1, bậc 2, bậc 3, các đồng phân hiđrocacbon.
4. Đồng phân
HS viết các đồng phân amin của hợp chất hữu cơ có cấu tạo phân tử C4H11N
Dùng quy luật gọi tên áp dụng cho 7 đồng phân vừa viết.
Kết luận: 
Amin có các loại đồng phân:
- Đồng phân về mạch cacbon.
- Đồng phân vị trí nhóm chức.
- Đồng phân về bậc của amin.
Hoạt động 4
* GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
* Cho HS xem mấu anilin.
II. Tính chất vật lí
HS nghiên cứu SGK, cho biết các tính chất vật lí đặc trưng của amin và chất tiêu biểu là anilin.
Hoạt động 5
Củng cố tiết 1 HS làm bài 1 (sgk)
Tiết 2
Kiểm tra bài cũ
1. Viết các đồng phân amin của hợp chất hữu cơ có cấu tạo phân tử C4H11N.
Xác định bậc và gọi tên theo kiểu tên gốc chức các đồng phân vừa viết.
2. Viết các đồng phân amin của hợp chất hữu cơ có cấu tạo phân tử C4H11N.
Xác định bậc và gọi tên theo kiểu tên thay thế các đồng phân vừa viết.
Hoạt động 6
* GV yêu cầu HS:
- Phân tích đặc điểm cấu tạo của anilin.
- Từ CTCT và nghiên cứu SGK, HS cho biết anilin có những tính chất hoá học gì ?
* GV yêu cầu:
- HS quan sát GV biểu diễn thí nghiệm tác dụng của CH3NH2 với dd HCl, nêu các hiện tượng xảy ra. Viết PTHH.
- HS nghiên cứu SGK cho biết tác dụng của metylamin, anilin với quỳ tím hoặc phenolphtalein.
- HS so sánh tính bazơ của metylamin, amoniăc, anilin. Giải thích.
* GV làm thí nghiệm cho etylamin tác dụng với axit nitrơ (NaOH + HCl )
* GV lưu ý muối điazoni có vai trò quan trọng trong tổng hợp hữu cơ và đặc biệt tổng hợp phẩm nhuộm azo.
* GV yêu cầu:
HS nghiên cứu SGK cho biết sản phẩm thu được khi cho amin bậc 1 tác dụng với ankyl halogenua. Viết PTHH.
* GV yêu cầu:
- HS quan sát GV biểu diễn thí nghiệm tác dụng của anilin với nước Br2, nêu các hiện tượng xảy ra.
- Viết PTHH.
- Giải thích tại sao nguyên tử Brom lại thế vào 3 vị trí 2, 4, 6 trong phân tử anilin.
- Nêu ý nghĩa của phản ứng.
III. Cấu tạo và tính chất hoá học
HS phân tích: Do có đôi electron chưa liên kết ở nguyên tử nitơ mà amin có biểu hiện những tính chất của nhóm amino như tính bazơ. Ngoài ra anilin còn biểu hiện phản ứng thế rất dễ dàng vào nhân thơm do ảnh hưởng của nhóm amino. 
1. Tính chất của nhóm -NH2
HS đọc các câu hỏi trong phiếu học tập, quan sát thí nghiệm, giải thích và viết PTHH.
a) Tính bazơ
* CH3NH2 + HCl đ [CH3NH3]+Cl- 
Metylamin Metylaminclorua
* Tác dụng với quỳ hoặc phenolphtalein
Metylamin
Anilin
Quỳ tím
Xanh
Không đổi màu
Phenolphtalein
Hồng
Không đổi màu
* So sánh tính bazơ 
CH3-NH2 >NH3 > C6H5NH2
b) Phản ứng với axit nitrơ
HS nghiên cứu SGK cho biết hiện tượng xảy ra khi cho etylamin tác dụng với axit nitrơ (NaOH + HCl )
*Ankylamin bậc 1 + HNO2đ Ancol+ N2+H2O
C2H5NH2 + HO NO đ C2H5OH + N2 + H2O
* Amin thơm bậc 1 + HONO (to thấp) đ muối điazoni.
C6H5NH2+ HONO + HClđ C6H5N2+Cl- + 2H2O
 Phenylđiazoni clorua
c) Phản ứng ankyl hoá thay thế nguyên tử hiđro của nhóm -NH2
HS nghiên cứu SGK trả lời và viết PTHH.
 H CH3
C6H5 N + CH3 - Iđ C6H5-N + HI
 H H
Anilin Metyl iođua N-metylanilin
2. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin: Phản ứng với nước brom
 NH2 NH2
 H2O Br Br
 + 3Br2 đ + 3HBr
 Br ¯trắng
HS giải thích: Do ảnh hưởng của nhóm -NH2 nguyên tử Br dễ dàng thay thế các nguyên tử H ở vị trí 2, 4, 6 trong nhân thơm của phân tử anilin.
HS nêu ý nghĩa của pư: dùng để nhận biết anilin.
Hoạt động 7
* GV cho HS nghiên cứu SGK.
* GV yêu cầu:
HS nghiên cứu các phương pháp điều chế amin cho biết:
- Phương pháp điều chế ankylamin. Cho thí dụ.
- Phương pháp điều chế anilin. Viết PTHH.
IV. ứng dụng và điều chế
1. ứng dụng
HS nghiên cứu SGK cho biết những ứng dụng của các hợp chất amin.
2. Điều chế
a) Ankylamin được điều chế từ amoniăc và ankyl halogenua
 + CH3I + CH3I + CH3I
NH3 đ CH3NH2 đ (CH3)2NH đ (CH3)3N
 -HI -HI -HI 
b) Anilin thường được điều chế bằng cách khử nitro benzen bởi hiđro mới sinh (Fe + HCl)
 Fe + HCl
C6H5 NO2 + 6H đ C6H5 NH2 + 2 H2O
 t0
Hoạt động 8
Củng cố
Kết thúc tiết 1 HS làm bài 1 (sgk)
Kết thúc tiết 2 HS làm hài 2, 3, 4, 7 (sgk)
Đáp án một số bài tập
Bài 4. Lập bảng
C2H5NH2
C6H5NH2
C6H12O6
CH2OHCHOHCH2OH
AgNO3, 
dd NH3, đun nhẹ
Nước Br2
Cu(OH)2
Lắc nhẹ
Bài 6. 
Chọn (D)
Bài 7.
Đáp số:
[NH3] = 0,036 mol/l
[C6H5NH2] = 0,064 mol/l
[C6H5OH] = 0,01 mol/l
Các phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
1. Nêu định nghĩa tổng quát về amin. Thí dụ.
2. Trình bày cách phân loại và áp dụng phân loại các amin trong thí dụ đã nêu.
Phiếu học tập số 2
Hãy nêu:
1. Quy luật gọi tên amin theo danh pháp gốc-chức.
2. Quy luật gọi tên theo danh pháp thay thế.
Phiếu học tập số 3
1. Viết các đồng phân amin của hợp chất hữu cơ có cấu tạo phân tử C4H11N
2. Dùng quy luật gọi tên áp dụng cho 7 đồng phân vừa viết.
Phiếu học tập số 4
1. Phân tích đặc điểm cấu tạo của anilin.
 Từ CTCT và nghiên cứu SGK, chobiết anilin có những tính chất hoá học gì ?
2. Từ thí nghiệm tác dụng của CH3NH2 với dd HCl, nêu các hiện tượng xảy ra. Viết PTHH.
3. Cho biết tác dụng của metylamin, anilin với quỳ tím hoặc phenolphtalein.
4. So sánh tính bazơ của metylamin, amoniăc, anilin. Giải thích.
Phiếu học tập số 5
1. Nghiên cứu SGK cho biết sản phẩm thu được khi cho amin bậc 1 tác dụng với ankyl halogenua. Viết PTHH.
2. Từ thí nghiệm tác dụng của anilin với nước Br2, nêu các hiện tượng xảy ra.
- Viết PTHH.
- Giải thích tại sao nguyên tử Brom lại thế vào 3 vị trí 2, 4, 6 trong phân tử anilin.
- Nêu ý nghĩa của phản ứng.
Phiếu học tập số 6
Tìm hiểu:
1. Phương pháp điều chế ankylamin. Cho thí dụ.
2. Phương pháp điều chế anilin. Viết PTHH.

File đính kèm:

  • docChIIb7.doc
Giáo án liên quan