Bài giảng Chương 2 : Nhóm nito - Photpho

Bài 1: Người ta thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 từ 84g N2 và 12g H2. Sau phản ứng thu được 25,5g NH3.

 a. Tính % thể tích hỗn hợp sau phản ứng

b. Tính hiệu suất của phản ứng

Bài 2: Người ta thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 từ 10 mol N2 và 10 mol H2. Sau phản ứng thu được 34g NH3.

 a.Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng

b.Tính hiệu suất của phản ứng trên.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 2 : Nhóm nito - Photpho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng.
Bài 3: Cho 1,12 lít NH3 (đkc) tác dụng với 16g CuO nung nóng, sau phản ứng còn một chất rắn X còn lại.
	a.Tính khối lượng rắn X thu được.
	b.Tính thể tích dd HCl pH=0,7 đủ để tác dụng với X.
Bài 4: Cho 50 ml dd chứa 3,4g NH3 tác dụng với 450 ml dd H2SO4 1M.
	a.Viết ptpu dạng phân tử và ion thu gọn.
	b.Tính nồng độ mol của các ion có trong dd thu được.Coi như các chất điện ly hoàn toàn ra ion.
Bài 5: Cho 1344 cm3 NH3(đkc) tác dụng với 100 ml dd A chứa 2 axit HCl và H2SO4 thu được 3,585g hh gồn 2 muối trung hòa.
	a.Tính khối lượng mỗi muối thu được.
	b.Tính CM của HCl và H2SO4 trong dd A.
Loại 3: Dạng muối amoni: 
 Bài 1: Cho dd NaOH dư vào 150 ml dd (NH4)2SO4 1M, đun nhẹ
	a.Viết pt dạng phân tử và ion thu gọn.
	b.Tính thể tích khí thu được (đkc).
Bài 2: Cho 23,9g hh X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4 tác dụng hết với xút, đun nóng thu được 8,96 lít khí (đkc)
	a.Tính % khối lượng mỗi chất trong dd X.
	b.Cho 4,78g hh X tác dụng với BaCl2 có dư. Tính khối lượng kết tủa thu được
Bài 3: Cho 2,92g hh X gồm NH4NO3 và (NH4)2SO4 tác dụng vừa đủ với 400 ml dd NaOH thu được 0,896 lít khí.
	a.Tính % theo khối lượng dd X.
	b.Tìm pH của dd NaOH đã dùng.
Bài 4: Hỗn hợp A gồm 2 muối NH4Cl và NH4NO3 được chia thành 2 phần bằng nhau:
	Phần 1: Tác dụng hết với AgNO3 thu được 14,35 gam kết tủa.
	Phần 2: Đun nóng với NaOH 0,5M tạo thành 6,72 lít khí (đkc)
	a.Tính khối lượng hh A.
	b.Tính thể tích NaOH cần dùng.
Bài 5: Thêm 40 ml dd NaOH 0,1M vào 0,454 gam hh muối Na2SO4 và (NH4)2SO4 rồi đun sôi đến khi hết khí dư bay ra. Tính thể tích dd HCl 0,1M để trung hòa lượng NaOH biết rằng 0,454 gam hh muối đó khi tác dụng với dd BaCl2 dư tạo nên 0,773 gam kết tủa trắng.
Bài 6: Hỗn hợp A gồm 3 muối: KCl ; NH4Cl và NH4NO3, Cho 22,15 gam hh A tác dụng với dd NaOH dư thu được 5,6 lít khí (đkc)
Mặt khác nếu cho 44,3 gam hh trên tác dụng với AgNO3 thu được 86,1 gam kết tủa.
	a.Tính khối lượng mỗi muối trong hh ban đầu.
	b.Nhận biết bằng phương pháp hóa học 3 muối trên trong 3 lọ mất nhãn
Loại 4: Dạng axit nitric HNO3.
Dạng A : Kim loại tác dụng HNO3
Bài 1: Cho Al vào dd HNO3 10% (d=1,4) thu được 60,6 ml khí hóa nâu trong không khí ở 1 atm và 300C. Tính thể tích dd HNO3 đã tham gia phản ứng.
Bài 2: Cho miếng Fe vào dd HNO3. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd A, khí B hóa nâu trong không khí có V = 0,784 lít và chất rắn C. Lọc lấy kết tủa C cho phản ứng vừa đủ với 8,76 ml dd HCl 30% (d=1,25). Tính lượng Fe đã cho vào?
Bài 3: Hoà tan hết 9,6g Cu người ta dùng một lượng vừa đủ 250ml dd Axit HNO3 thu được khí NO và dd A.
	a.Tính thể tích khí NO sinh ra ở 27,30C và 2,2atm.
b.Tính nồng độ mol/l dd HNO3 cần dùng .
c.Cô cạn dd A rồi nung nóng đến khi ngừng bay hơi. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau khi nung .
Bài 4: Cho 59,4 gam Al tác dụng với dd HNO3 4M ta được hỗn hợp khí NO và N2O có . Tính thể tích của NO và N2O thu được và thể tích dd HNO3 cần dùng.
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dd A và 1,344 lít (đkc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỷ khối của Y so với H2 là 18. Sau phản ứng đen cô cạn dd A thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
Dạng B: Hỗn hợp tác dụng với HNO3
Bài 6 : Cho 7,75 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu tác dụng vừa đủ với 140 ml dd HNO3 đặc, nóng thu được 7,84 lít khí màu nâu (đkc)
	a.Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
	b.Tính CM của dd HNO3 cần dùng.
Bài 7: Chia hỗn hợp Cu và Al thành 2 phần bằng nhau.
	Phần 1: Tác dụng với dd HNO3 đặc, nguội thì thu được 17,92 lít NO2 (đkc).
	Phần 2: Tác dụng với dd HCl thì thu được 13,44 lít khí H2 (đkc)
Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dd HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dd Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dd Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa.
	a.Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp X.
	b.Tính m gam kết tủa thu được.
Bài 9: Cho hỗn hợp gồm Zn và ZnO tác dụng với HNO3 loãng tạo thành dd chứa 8 gam NH4NHO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Bài 10: Cho 4,2 gam hỗn hợp Al và Al2O3 hòa tan trong 1 lượng vừa đủ dd HNO3 10% thu được 0,672 lít khí N2O (đkc) và một dung dịch A.
	a.Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
	b.Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A.
	c.Thêm một lượng dư dung dịch NH3 vào dd A. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Dạng C: Xác định công thức
Bài 11: Khi tan trong HNO3 đặc thì 6,4 g một kim loại tạo nên muối của kim loại hóa trị 2 và 4,48 lít (đkc) khí chứ 30,43%N và 69,57% O. Tỷ khối của khí đối với H2 là 23. Xác định tên kim loại.
Bài 12: Khi hòa tan 1 lượng kim loại R vào dd HNO3 loãng và vào dd H2SO4 loãng thu được khí NO và H2 có thể tích bằng nhau (cùng dk nhiệt độ và áp suất). Biết rằng khối lượng muối nitrat thu được 159,21% khối lượng muối sunfat. Xác định kim loại R.
Bài 13: Cho 7,22 gam hỗn hợp X và kim loại M (trước H) có hóa trị không đổi. Chia X làm 2 phần bằng nhau.
	Phần 1: Tác dụng hết với dd HCl thu được 2,128 lít H2 (đkc).
	Phần 2: Hòa tan hết trong dd HNO3 thu 1,792 lít NO (đkc).
	a.Xác định M
	b.Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X
Loại 5: Dạng muối nitrat:
Bài 1: Nung nóng 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam chất rắn.
	a.Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy.
	b.Tính thể tích các khí thoát ra (đkc) và tỷ khối của hỗn hợp khí so với không khí 
Bài 2: Khi nung 11,28 gam đồng (II) nitrat thu được 6,96 gam hỗn hợp 2 chất rắn
	a.Xác định khối lượng mỗi chất trong chất rắn.
	b.Tính thể tích khí thu được (đkc)
Bài 3: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X ().Tính % mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. 
Bài 4: Nung nóng 51,1 gam hỗn hợp gồm NaNO3 và Al(NO3)3 thu được 4,48 lít khí O2 (đkc)
	a.Tính % khối lượng 2 muối ban đầu.
	b.Tính % thể tích hỗn hợp khí thu được.
Bài 5: Khi nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat của kim loại hóa trị 1 thu được 32,4 gam kim loại và 10,08 lít khí (đkc). Xác định công thức và tính khối lượng muối ban đầu.
Bài tập Photpho và axit photphoric
Loại 1: Photpho và hợp chất photpho
Bài 1: Cho biết P + KClO3 P2O5 + KCl
	a.Tính khối lượng P2O5 thu được nếu ban đầu dùng 122,5 gam KClO3
	b.Nếu có 3,1 tấn P thì điều chế được bao nhiêu lít H3PO4 10M. Bao nhiêu lít dd H3PO4 49% (d=1,5)
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ dd NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.
	a.Viết phương trình phản ứng.
	b.Tính khối lượng NaOH cần dùng
Bài 3: Đốt cháy a gam P trong oxi dư rồi hòa tan sản phẩm vào nước thu được dd A. Trung hòa dd A bằng 100 gam NaOH thu được dd B. Thêm 1 lượng dư AgNO3 vào dd B thu được 41,9 gam kết tủa C màu vàng.
	a.Tính a? Xác định A, B, C.
	b.Tính nồng độ dd NaOH
Bài 4: Thêm 6 gam P2O5 vào 25 ml dd H3PO4 6% (d=1,03). Tìm C% của H3PO4 trong dd thu được.
	Rót dd chứa 11,76 gam H3PO4 vào dd chứa 16,8 gam KOH. Tính khối lượng từng muối thu được sau khi cho dd bay hơi đến khô.
Loại 2: Axit photphoric:
Bài 5: Cho 44 gam NaOH 10% tác dụng với 10 gam axit H3PO4 39,2%.
	a.Muối thu được là muối gì?
	b.Tính số mol các ion trong dd sau phản ứng.
Bài 6: Xác định nồng độ H3PO4 pha chế được. Khi cho 142 gam anhidric photphoric vào 500 gam dd H3PO4 23,72%.
	Hãy tính thể tích dd NaOH 12% (d=1,13) cần để trung hòa 100 gam dd thu được nêu trên, nếu trong quá trình trung hòa tạo thành muối Na2HPO4
Bài 7: Dùng dd HNO3 60% (d=1,37) để oxi hóa P đỏ thành H3PO4. Muốn biến lượng axit trên thành NaH2PO4 cần dùng 25 ml dd NaOH 25% (d=1,28).
	Tính số ml dd HNO3 đã dùng.
Bài 8: Hỗn hợp A gồm các chất rắn: NaOH, KOH, CaCO3.
Để xác định thành phần định lượng của hỗn hợp trên, người ta thực hiện thí nghiệm sau:
	Thí nghiệm 1: Cho 11,8 gam A tác dụng với HCl dư thu được 1,12 lít khí B.
	Thí nghiệm 2: Cho 11,8 gam A tac dụng với (NH4)3PO4 dư thu được 3,36 lít khí C
	a.Viết phương trình; xác định B và C
	b.Tính m gam mỗi chất trong A (đkc)
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Một hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 (). Cho hỗn hợp X qua chất xúc tác đun nóng thu được hỗn hợp khí Y (). Tính hiệu suất phản ứng.
Bài 2: A là 8,96 lít khí gồm N2 và H2 có tỷ khối hơi so với O2 là , cho A vào một bình kín có chất xúc tác thích hợp rồi đun hỗn hợp khí B gồm N2, H2, NH3 có thể tích là 8,064 lít (các khí đều ở đkc). Tính hiệu suất quá trình tổng hợp NH3 và % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp B.
Bài 3: Cho hỗn hợp N2 và H2 vào bình phản ứng có nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết tỉ lệ số mol của N2 đã phản ứng so với ban đầu là 10%. Tính thành phẩn phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp đầu
Bài 4: Một bình kín dung tích 112 lít trong đó chứa N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1:4 (áp suất 200 atm, 0oC) với một ít chất xúc tác thích hợp. Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa nhiệt độ về 0oC thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là 
Bài 5: Dẫn khí NH3 tác dụng vừa đủ với CuO nung nóng, sinh ra rắn A và khí B. Sau phản ứng lượng rắn trong ống giảm đi 2,4g. Tính thể tích khí B.
Cho rắn A đó vào trong lượng dư dd H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2 (khí duy nhất). Tính thể tích khí SO2?
Bài 6: Hòa tan 4,48 lít NH3 (đkc) vào lượng nước vừa đủ thu được 100 ml dd A.
	a.Tính CM dd A?
	b.Cho dd A vào 150 ml dd H2SO4 1M thu được 250 ml dd B. Tính CM các ion trong dd B
Bài 7: Cho 1,68 lít NH3 vào dd HX vừa đủ thu được 300g dd muối có nồng độ 2,45%.
	a.Xác định công thức của muối
	b.Tính khối lượng HX đã dùng.
Bài 8: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 50 ml dung dịch X có chứa NH4+, SO42- và NO3- thì có 11,65 gam một kết tủa được tạo ra và đun nóng thì có 4,48 lít (đktc) một chất khí bay ra. Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch X
Bài 10: Cho m gam hh gồm (NH4)2SO4 và NH4NO3 tác dụng với 500 ml dd Ba(OH)2 0,6M dư. Đun nhẹ thu được 8,96 lít NH3 (đkc) và 23,3 gam chất kết tủa trắng và 1 dd A.
	a.Tính m
	b.Giả sử V lít dd không đổi sau phản ứng. Tính pH dd A.
Bài 1

File đính kèm:

  • dochoa hoc hay.doc