Bài giảng Bài: Tính chất vật lý của kim loại

- Tính chất vật lí cụ thể như tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo, tính ánh kim và một số tính chất cơ bản khác của kim loại.

- Ứng dụng của những tính chất vật lí nói trên kỉ thuật và đời sống.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài: Tính chất vật lý của kim loại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệm, giá ống nghiệm, bìa, giấy, diêm, đèn cồn.... 
2.Chuẩn bị của HS: 
- Kiến thức đã học kim loại.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
? Viết dãy hoạt động hoá học của kim loại? Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của K.loại?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (2 phút)
	Các em đã biết t.chất của kim loại. Hãy tìm hiểu t. chất của 1 số kim loại cụ thể có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất đó là kim loại Al, Vậy Al có những t. chất vật lý và hoá học nào? Các em hãy dự đoán và nêu những t.chất mà em đã biết về nhôm?
2. Phát triển bài: 
a. Hoạt động 1: 	(4 phút) 	I. Tính chất vật lý của nhôm:
- GV cho HS Q/sát 1 số đồ vật băng Al.
? Nêu 1 số tính chẩt vật lý của Al mà em biết? Tại sao em biết điều đó?
- GV thông báo thêm 1 số tính chất.
 - Màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt- Nóng chảy ở 660oC.
- Có tính dẻo: dể kéo sợi, dát mỏng.
 	b. Hoạt động 2: 	(20 phút) 	 II. Tính chất hoá học của nhôm:
? Trong dãy HĐHH của KL Al ở vị trí nào?
? Vậy các em dự đoán Al có những t.chất hoá học nào?
- GV biểu diễn TN: Đốt bột nhôm trên ngọn lữa đèn cồn. Hướng dẫn HS quan sát.
- Ở đ. kiện thường ,Al có PƯ với ôxi không?
(GV giải thích PƯ của Al với O2 ở đ.k thg)
? Al có PƯ với các phi kim khác không?
- HS nghiên cứu và trả lời.
- Al PƯ được với nhiều PK khác như Cl2, S.
- GV gọi 1 HS lên viết các PTPƯ.
- Al + PK khác tạo thành sản phẩm là gì?
- GV cho HS nhắc lại KL + dd Axit?
- GV thông báo cho HS Al + nhiều dd Axit tạo thành M + H2↑.
-Gọi các HS lên bảng viết các PTPƯ.
-GV thông báo Al không PƯ với H2SO4, HNO3 đặc nguội.
-GV cho HS làm TN: Al + CuCl2.
?Hiện tượng gì xảy ra, giải thích? PTPƯ?
?Ngoài ra Al còn PƯ với những dd M nào?
→ Kết luận về tính chất của Al.
-GV làm TN: Al + dd NaOH.
?Có hiện tượng gì xảy ra?
-Điều đó chứng tỏ gì?
1. Nhôm có những t. chất của KL không?
a. PƯ của nhôm với phi kim:
*Phản ứng của nhôm với Ôxi:
TN: Rắc bột Al + đèn cồn → cháy sáng
PTPƯ: 4Al + 3O2 →2Al2O3
*Phản ứng của nhôm với các phi kim khác:
-Al PƯ được với nhiều PK khác: Cl2, S...
 to
 + 2Al + 3Cl2 → 2Al2O3
 to
 + 2Al + 3 S → Al2S3
→ Al + O2 Ôxit, Phản ứng với nhiều phi kim khác như Cl2, S tạo thành muối.
b. PƯ của nhôm với dung dịch Axit:
2Al + 3H2SO4loãng → Al2(SO4)3 +3 H2↑
2Al + 6HCl →2AlCl3 + 3H2↑
c. PƯ của nhôm với dung dịch Muối:
TN: Cho dây Al + dd CuCl2 → ch.r màu đỏ bám ngoài dây Al, d.d xanh lam nhạt dần.
PTPƯ: 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu
*Al PƯ được với nhiều dd M của những KL HĐHH yếu hơn tạo ra muối Al + KL mới.
→ K. luận: Al có đầy đủ tính chất hóa học của KL.
2. Nhôm còn có t.chất hoá học nào khác:
TN: Cho lá Al + dd NaOH → lá nhôm tan dần, khí không màu thoát ra.
→ Al + dd kiềm → tạo ra Muối + H2↑.
c.Hoạt động 3: 	(4 phút) 	 	 III. Ứng dụng: 
-Từ những tính chất của Al hãy nêu 1 số ứng dụng của Al mà em biết?
-GV nêu ứng dụng của hợp kim Đuyra.
- Đồ dùng trong gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng.
- Đuyra: nhẹ, bền → CN chế tạo máy bay, ôtô, tàu vũ trụ...
d.Hoạt động 4	(5 phút) 	 	 IV. Sản xuất nhôm: 
?Trong tự nhiên Al tồn tại ở dạng nào?
?Nguyên liệu để SX Al chủ yếu là gì?
-GV treo tranh vẽ sơ đồ điện phân Al2O3 nóng chảy → giới thiệu Q.trình điện phân.
- Trong tự nhiên: Al tồn tại trong ôxit, Muối.
+ Nguyên liệu: Quặng Bôxit (Al2O3)
+ Sản xuất: Điện phân nóng chảy hỗn hợp nhôm ôxit và Criôlit.
 đpnc
PTPƯ: 2Al2O3 4 Al + 3O2.
 Criôlit
IV.Củng cố: (3 phút)
 - Gọi 1 HS đọc mục ghi nhớ ở SGK .57.
 - Cho HS làm bài tập 2- SGK.58.
V.Dặn dò: (2 phút)
 - Học bài cũ. Làm các bài tập 3,4,5,6 (SGK).
 - Xem trước bài mới “Sắt”. 
 VI. Phần bổ sung.
Tiết 25 SẮT (Fe = 56) 
Ngày soạn: 18/11/2010
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Một số tính chất hóa học chung của kim loại.
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Các tính chất hóa học quan trọng của Sắt, Tính chất vật lí của kim loại này.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- HS nêu được tính chất vật lí và tính chất hoá học của Fe; Biết liên hệ tính chất của Fe với 1 số ứng dụng trong đời sống, sản xuất.
2. Kỹ năng: 
- Biết dự đoán các tính chất hoá học của sắt từ tính chất chung của kim loại và vị trí của sắt trong dãy HĐHH; Biết dùng TN về sử dụng kiến thức củ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của Fe.Viết được các PTPƯ biểu diễn các tính chất của Al.
3. Giáo dục: 
- HS có ý thức cẩn thận khi sử dụng các hoá chất và dụng cụ TN.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Hoá chất: Dây sắt quấn lò xo, bình đựng khí Clo.
- Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp gỗ...
2. Chuẩn bị của HS: 
- Ôn tập kiến thức đã học như tính chất hóa học kim loại, dãy HĐHH.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
? Hảy chứng tỏ rằng Al có đầy đủ các tính chất hoá học của kim loại?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (2 phút)
- Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặc hợp kim sắt. Ngày nay trong số tất cả các kim loại, sắt vẩn được sử dụng rộng rải và nhiều nhất. Vậy sắt có những tính chất vật lí và hoá học nào mà chúng được ứng dụng rộng rải như vậy. Để hiểu rỏ hôm nay ta vào bài mới....
2. Phát triển bài: 
a. Hoạt động 1: 	(6 phút) 	I. Tính chất vật lý:
? Hảy suy đoán xem sắt có những tình chất vật lí nào từ tính chất vật lí của kim loại và những điều em đã biết?
- HS suy nghĩ → phát biểu. GV tổng kết.
 - Màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt- Nóng chảy ở 660oC.
- Có tính dẻo: dể rèn, có tính nhiễm từ.
- Là kim loại nặng, nóng chảy ở 1539oC.
 	b.Hoạt động 2: 	(25 phút) 	 II.Tính chất hoá học của Sắt:
? Hãy cho biết vị trí của Fe trong dãy HĐHH của kim loại?
? Từ vị trí của Fe và dựa vào tính chất hoá học của kim loại hảy suy đoán xem Fe có những tính chất hoá học nào?
- Ở lớp 8 ta đã biết Fe + O2 → Nêu TN và viết PTPƯ.
- GV biểu diễn TN: Fe + Cl2. 
? Nhận xét hiện tượng xảy ra? Giải thích?
- GV gọi 1 HS viết PTPƯ?
- GV thông báo thêm Fe + S, Cl2 → FeS, FeCl3...
? Hảy lấy 1 ví dụ về kim loại Fe + dd Axit? Viết PTPƯ. à Fe + dd Axit tạo thành sản phẩm gì?
- GV thông báo: Fe không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội.
? Dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại cho biết Fe còn có thể tác dụng được với những muối của kim loại nào?
- Lấy 2 ví dụ minh hoạ?
- Với những tính chất hóa học của Fe ta có thể rút ra kết luận gì?
1. Tác dụng của sắt với phi kim:
a. Tác dụng với Ôxi:
-Sắt (Đốt nóng) + Ôxi → cháy sáng
PTPƯ: 3Fe + 2O2 → Fe3O4 (FeO.Fe2O3).
b. Tác dụng với Clo:
TN: Dây sắt (lò xo) đã nung nóng đỏ + bình đựng khí Cl2 → cháy sáng, khói màu nâu đỏ.
 to
 PTPƯ: 2Fe + 3Cl2 → FeCl3
* Sắt phản ứng với nhiều phi kim tạo thành ôxit hoặc muối.
2. Tác dụng với dung dịch Axit:
Sắt + DD Axit Muối sắt (II) + H2↑.
*Ví dụ:
Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
3. Tác dụng với dung dịch Muối:
*Sắt + nhiều dd Muối → Muối sắt (II) + KL
PTPƯ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
 Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag
à K. luận: Sắt có đầy đủ những tính chất hoá học của kim loại.
IV. Củng cố: (5 phút)
- GV gọi 1 HS đọc mục “Em có biết” ở SGK .60.
- Sắt có những tính chất hoá học nào? Viết các PTPƯ để minh hoạ?
V.Dặn dò: (2 phút)
- Học bài cũ.
- Làm các bài tập 2,3,4,5 (SGK - 60).
- Xem trước bài mới “Hợp kim Sắt: Gang, Thép”. 
 VI. Phần bổ sung.
Tiết 26 HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP 
Ngày soạn: 25/11/2010
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Một số tính chất hóa học chung của kim loại sắt, tính chất vật lí của Fe.
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Định nghĩa, thành phần, tính chất, ứng dụng của 2 hợp kim gang và thép.
- Cơ sở của quá trình luyện gang và thép.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- HS biết được: Gang - thép là gì? T.chất và ứ.dụng của gang, thép.
- Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất thép trong lò luyện thép.
2. Kỹ năng: 
- Biết đọc và tóm tắt các kiến thức từ SGK; Biết sử dụng các kiến thực tế về gang, thép...để rút ra ứng dụng của gang, thép. Viết được các PTPƯ chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang và thép.
3. Giáo dục: 
- HS có ý thức học tập - Yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Sơ đồ lò cao phóng to, sơ đồ luyện thép phóng to.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Một số mẫu vật gang, thép (Mẫu gang, cái kim...).
- Ôn tập các kiến thức đã học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
? Nêu các tính chất hoá học của kim loại sắt? Viết các PTPƯ minh hoạ?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (2 phút)
- Trong đời sống và trong kỷ thuật, hợp kim của sắt là gang và thép được sử dụng rất rộng rãi. Vậy thế nào là gang và thép? Gang và thép được sản xuất như thế nào?... 
2. Phát triển bài: 
a. Hoạt động 1: 	(10 phút) 	I. Hợp kim sắt:
? GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung của mục 1 (SGK - 61)
? Thế nào là hợp kim?
? Thế nào là hợp kim gang? Hợp kim gang có những tính chất gì? Ứng dụng ra sao?
? Hợp kim thép là gì? Hợp kim thép có những tính chất gì? Ứng dụng ra sao?
- GV: Các em đã biết 2 loại hợp kim của Fe: Gang và thép có rất nhiều ứng dụng quan trọng vậy chúng được sản xuất ntn? Phần II.
 * Hợp kim: 
- Chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau (Kim loại và Phi kim)
1. Hợp kim gang: 
- Là hợp kim cuả Fe với C và 1 số nguyên tố khác (Si, Mn, S...) trong đó hàm lượng của C chiếm 2-5%.
- Tính chất: Cứng, giòn hơn sắt.
- Phân loại: 
 + Gang trắng: Luyện thép
 + Gang xám: Đúc bệ máy, ống dẫn nước.
2. Hợp kim thép: (SGK)
- Tính chất: Đàn hồi, cứng, ít bị ăn mòn.
- Ứng dụng: C.tạo chi tiết máy, v.dụng, d.cụ l.động, VLXD, chế tạo các ph.tiện GTVT
 	b.Hoạt động 2: 	(23 phút) 	 II .Sản xuất gang thép:
- GV cho HS

File đính kèm:

  • docGiaoanCII.doc
Giáo án liên quan