Bài giảng Bài số 12: Amino axit

Kiến thức :

 - Biết ứng dụng và vai trò của aminoaxit

 - Hiểu cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của aminoaxit

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết, gọi tên các aminoaxit.

 - Viết các PTHH của các aminoaxit

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài số 12: Amino axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 12 /10/2008
Bài số 12 
Aminoaxit
( 2 tiết : từ tiết 19 đến tiết 20 )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
	- Biết ứng dụng và vai trò của aminoaxit
	- Hiểu cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của aminoaxit 
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết, gọi tên các aminoaxit.
	- Viết các PTHH của các aminoaxit.
II. Chuẩn bị :
	- Các hình vẽ , tranh ảnh liên quan đến bài học
III . Phương pháp dạy học chủ yếu:
	Đàm thoại , gợi mở , trực quan .
IV . Tiến trình dạy học
Đ. 19 . Aminoaxit
( Từ mục I đến II )
1 . Kiểm tra bài cũ : 
	- Viết các pư hh để thể hiện tính chất HH của etylamin
	- GV gọi HS lên bảng trình bày , GV nhận xét, bổ xung, đánh giá , cho điểm
2 . Dạy bài mới :
	- Đặt vấn đề : Aminoaxit là hợp chất tạp chức có chứa đồng thời nhóm chức của axit ( - COOH) và chức của amin (- NH2) . Vậy các aminoaxit thể hiện các tính chấtHH như thế nào ?
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
I . Định nghĩa , cấu tạo và danh pháp
1 / Định nghĩa
Hoạt động 1 : ( phút)
 Thế nào là aminoaxi và đặc điểm cấu tạo phân tửt và cách đọc tên aminoaxit
GV đưa ra một số công thức hợp chất aminoaxit, yêu cầu HS nhận xét thành phần cấu tạo phân tử => Đưa ra khái niệm về aminoaxit.
 - Aminoaxit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).
2/ Cấu tạo phân tử
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK , sao đó đặt vẩn đề về mối liên quan giữa nhóm chức axit (COOH) và nhóm chức amin (NH2)
 - Phân tử đồng thời có nhóm chức axit và nhóm chức amin 
 - Nhóm COOH và nhóm NH2 tương tác với nhau tao ra ion lưỡng cực ,, ion này nằm cân bằng với dạng phân tử
 3/ Danh pháp Xem bảng 3.2
 - GV chiếu bảng 3.2 . tên goi của một số a - aminoaxit lên màn hình qua đền chiếu đa năng để HS quan sát và đưa ra qui luật gọi tên các aminoaxit
- Tên thay thế
 - Tên hệ thống 
 - Tên thường 
 - kí hiệu
Bảnh 3.2 . Tên gọi của một số a - aminoaxit
Công thức
Tên thay thế
Tên hệ thống
Tên thường
kí hiệu
axit aminoetanoic
axitaminoaxetic
Glyxin
Gly
Axit
2 - aminopropanoic
Axxit
a - aminopropionic
Alanin
Ala
Axit
2-amino-3-metylbutanoic
Axit
a - aminoisoavaleric
Valin
Val
Axit
2 - amino - 3(4 - Hiđroxiphenyl)propanoic
Axit
a- amino - b(p - hiđroxiphenyl)prôpionic
Tyroxin
Tyr
axit
2- aminopentanđioic
Axit
a- aminoglutaric
Axxit
Glutamic
Glu
Axit 2,6 - điamino hexanoic
Axit
a,e- điaminocaproic
Lyxin
Lys
II . Tính chất vật lí
Hoạt đông 2 : ( phút)
Tính chất vật lí của các aminoaxit
Yêu cầu một HS đọc SGK cho cả lớp cùng nghe , gọi 1 đến 2 HS tóm tắt tính chất lí học của các aminoaxit
3/ Củng cố bài 
 - Giáo viên nhấn mạnh những kiến thức cần lưu ý
Đ. 20 . Aminoaxit
( Các mục còn lại )
1 . Kiểm tra bài cũ : 
	- Viết CTCT và gọi tên các aminoaxit có CTPT là C4H9NO2
	- GV gọi HS lên bảng trình bày , GV nhận xét, bổ xung, đánh giá , cho điểm
 2 . Dạy bài mới :
	GV hệ thống các kiến thức đã học ở tiết 19
III . Tính chất hoá học.
1/ Tính chất axit - bazơ của dung dịch amino axit
Hoạt động 3: ( phút)
 Tính axit , tính bazơ của aminoaxit
GV đặt vấn đề : Trong phân tử các amino axit có những nhóm chức nào ? 
- Nhóm COOH có tính chất của loại hợp chất gì ? vì vậy aminoaxit có những tính chất HH gì ?
- Nhóm NH2 mang tính chất của loại hợp chất nào ? Vì vậy aminoaxit có những tính chất HH gì ?
 GV yêu cầu hS trả lời và viết các pư minh hoạ , sau đó giáo viên có thể cho HS khác nhận xét , bổ xung và GV kết luận
- Vì đồng thời có chứa nhóm chức axit và nhóm chức mang tính bazơ nên các aminoaxit vừa có tính chất của một axit, vừa có tính chất của một bazơ
+ Tác dụng với bazơ tạo muối nà nước 
Ví dụ :
Hoặc : 
+ Tác dụng với axit tạo thành muối 
=> Các aminoaxit có tính chất lưỡng tính
2/ Phản ứng este hoá
Hoạt động 4 : ( phút)
 Các aminoaxit tham gia phản ứng hoá este
GV : 
- Trong phân tử của các aminoaxit có chứa nhóm COOH nên ngoài tính chất của một axit thì chúng còn có tính chất gì ? 
- GV yêu cầu hS trả lời và viết các pư minh hoạ , sau đó giáo viên có thể cho HS khác nhận xét , bổ xung và GV kết luận
- Các aminoaxit có thể tác dụng với các ancol để tạo este và nước ( có axit mạnh làm xúc tác )
3/ Phản ứng của nhóm NH2 với HNO2
Hoạt động 5 : ( phút)
 Tính khử của aminoaxit
GV :
 - Trong phân tử của các aminoaxit có chứa nhóm NH2 nên ngoài tính chất của một bazơ thì chúng còn có tính chất gì ? 
- GV yêu cầu hS trả lời và viết các pư minh hoạ , sau đó giáo viên có thể cho HS khác nhận xét , bổ xung và GV kết luận
- Do trong phân tử có nhóm NH2 nên các aminoaxit còn có tính khử => chúng có thể bị axit HNO2 oxihoá về N2
4/ Phản ứng trùng ngưng
Hoạt động 6 : ( phút )
 Phản ứng giữa nhóm COOH và nhóm NH2 trong phântử aminoaxit
GV : 
 Yêu cầu học sinh nghiên cứu kĩ SGK sau đó lên viết phản ứng HH giữa : axit 6 - aminohexanoic ( axit e - aminocaproic ) hoặc axit 7 - aminoheptanoic ( axit w - aminoenantoic)
 - GV giới thiệu :
+ Polime tạo thành thuộc loại Poliamit
+ Cơ chế của phản ứng trùng ngưng .
- GV gợi ý để HS đưa ra khái niệm về phản ứng trùng ngưng
- Do trong phân tử đồng thời có nhóm chức mang tính chất của một axit và nhóm chức mang tính chất của một bazơ nên các nhóm chức này có thể tác dụng với nhau giữa các phân tử aminoaxit với nhau để tạo thành hợp chất có PTK rất lớn và nhiều phân tử nước 
Ví dụ :
Hay :
 axit e - aminocaproic Policaproamit
Phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng ngưng .
Vậy : Phản ứng trùng ngưng là PƯ trong đó nhiều phân tử nhỏ kết hợp với nhau để tạo thành hợp chất có PTK rất lớn đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ ( H2O , NH3 .... )
IV . ứng dụng
Hoạt động 7 : ( phút )
Những ứng dụng quan trọng của các aminoaxit
GV : 
 Yêu cầu học sinh nghiên cứu kĩ SGK sau chỉ định lần lượt 1 đến 2 học sinh trình bày những ứng dụng quan trọng của các amino axit
- Amino axit thiên nhiên là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống
- Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống và sản xuất như chế tạo mì chính ( Mononatri của axit glutamic)
 Thuốc bổ thần kinh ( axit glutamic)
- Chế tạo các loại tơ như : tơ nilon - 6 và tơ nilon - 7
3) Củng cố bài : GV nhấn mạnh những kiến thức quan trọng cần lưu ý :
	+ Đặc điểm cấu tạo phân tử của các amino axit
	+ Tính axit - bazơ , khả năng tham gia pư hoá este với ancol
	+ Tính khử của các amino axit
	+ Phản ứng trùng ngưng
V . Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà

File đính kèm:

  • docAminoaxit(4).doc