Bài giảng Bài mở đầu (tiết 3)

Kiến thức

- HS thấy rõ mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.

- Xác định được vị trí con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như các hoạt động tư duy của con người .

- Nắm được phương pháp học tập đặc thù của nôm học cơ thể người và vệ sinh.

 

doc163 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài mở đầu (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hệ thực tế.
+ Làm thế nào để khi chúng ta ăn thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng (đường đơn, Glyxêrin...) mà cơ thể có thể hấp thụ được?
-Cá nhân tự nghiên cứu SGK -> ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời -> hoàn thành bảng kiến thức.
- Đại diện của các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung nếu cần.
- Cá nhân tự bổ sung vào bảng kiến thức của mình cho hoàn chỉnh.
* Kết lụân : Nội dung trong bảng1
- Trao đổi nhóm dựa vào kiến thức ở các hoạt động trên để thống nhất câu trả lời.
-> Yêu cầu:
+ Sự biến đổi lý học ở ruột là không đáng kể.
+ Ruột non có đủ Enzim để tiêu hoá hết các loại thức ăn.
+ Nếu thức ăn không được biến đổi ở ruột thì sẽ thải ra ngoài.
- HS hoạt động độc lập cùng với sự vận dụng 
kiến thức từ các bài 2, 25, 27, 28.
-> Yêu cầu:
+ Nhai kỹ ở miệng -> dạ dày đỡ phải co bóp nhiều.
+ Thức ăn nghiền nhỏ -> thấm đều dịch tiêu hoá -> biến đổi hoá học được thực hiện dễ dàng.
4. Kiểm tra đánh giá.
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Đánh dấu nhân vào câu trả lời đúng.
1. Các chất trong thức ăn biến đổi hoàn toàn ở ruột non là:
 a) Prôtêin	b) Lipít.	c) Gluxít	d) Cả a, b, c 	e) Chỉ a và b.
2. Ở ruột non sự biến đổi thức ăn chủ yếu là:
 a) Biến đổi lý học.	b) Biến đổi hoá học.	c) Cả a, b.
V. Dặn dò.
- Học bài trả lời câu hỏi SGK 
- Đọc mục” Em có biết”
- Kẻ bảng 29 vào vở
* Ghi chú: 
Biến đổi thức ăn ở ruột
Hoạt động tham gia
Cơ quan tế bào thực hiện.
Tác dụng của hoạt động.
1- Biến đổi lý học.
- Tiết dịch.
- Muối mật tách Lipit thành giọt nhỏ biệt lập tạo nhủ tương hoá.
- Tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột.
- Thức ăn hoà loãng trộn đều dịch.
2- Biến đổi hoá học.
- Tinh bột, Prôtêin chịu tác dụng của Enzim.
- Lipít chịu tác dụng của dịch mật và Enzim.
- Tuyến nước bọt (Enzim Amilaza)
- Enzim pépsin, Trípsin, Erếpsin.
- Muối mật, Lipaza.
- Biến đổi tinh bột tinh bột thành đường đơn cơ thể hấo thu được.
-Prôtêin; axit amin.
- Lipit; Glyxêin+ axit béo.
Tuần: 17 Ngày soạn: 05/ 12/ 2010
Tiết PPCT: 30 Ngày dạy : 0 6/ 12/ 2010	
HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN
I. Mục tiêu :
* Kiến thức:
- HS trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non tới các cơ quan, tế bào.
- Vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng.
- Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá của cơ thể.
* Kĩ năng : Rèn kỹ năng
- Thu nhập kiến thức từ tranh hình, thông tin.
- Khái quát hoá, tư duy tổng hợp.
- Hoạt động nhóm.
* Thái độ: 
Giáo dục ý thức vệ sinh ăn uống chống tác hại cho hệ tiêu hóa.
II. ĐDDH: 
- Tranh phóng to hình 29.1-> 29.3 SGK 
- Tư liệu về vai trò của gan trong hấp thụ dinh dưỡng.
- Bảng 29 SGK.
III. Hoạt động dạy học
 1.Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì?
- Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non?
 3. Bài mới:
HĐ 1: Sự hấp thụ chất dinh dưỡng
- GV hỏi:
+ Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng?
- GV nhận xét và phân tích trên đồ thị (chỉ cần một chất đó là đường đơn).
GV yêu cầu trả lời câu hỏi:
 + Diện tích bề mặt hấp thụ có liên quan tới hiệu quả hấp thụ như thế nào?
 + Ruột non có đặc điểm cấu tạo nào làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ và khả năng hấp thụ?
- GV đánh giá kết quả của nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức bằng cách giới thiệu cấu tạo đặc biệt của niêm mạc ruột trên hình phóng to?
- HS đọc thông tin SGK và quan sát hình 29.2 SGK 93
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời -> yêu cầu:
+ Dựa vào thực nghiệm.
+ Phản ảnh qua đồ thị.
- Đại diện nhóm trình bày -> nhóm khác bổ sung.
- HS tiếp tục nghiên cứu SGK và hình 29.1 SGK tr. 39, ghi nhớ kiến thức 
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi -> Yêu cầu:
+ Diện tích tăng -> hiệu quả hấp thụ tăng.
+ Nếp gấp, lông ruột, hệ thống mao mạch.
-Đại diện nhóm trình bày -> nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cá nhân bổ sung kiến thức. 
* Kết luận:
- Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ :
 + Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp.
 + Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ.
 + Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc (cả ở lông ruột).
 + Ruột dài -> tổng diện tích bề mặt 500 m2.
HĐ2: Con đường vận chuyển các chất sau khi hấp thụ và vai trò của gan
- GV yêu cầu:
 + Hoàn thành bảng 29
 + Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim?
- GV kẻ bảng 29 để các nhóm chữa bài.
- GV đánh giá kết quả của nhóm.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức bằng cách khái quát hoá trên tranh 29.3. 
- GV giảng giải thêm về chức năng dự trữ của gan đặc biệt là các Vitamin -> Điều này liên quan đến chế độ dinh dưỡng.
- Còn chức năng khử độc của gan là lớn nhưng không phải vô tận và liên quan tới mức độ sử dụng tràn lan của hoá chất bảo vệ thực vật -> gây nhiều bệnh nguy hiểm về gan -> Cần đảm bảo an toàn thực phẩm.
- HS tự nghiên cứu thông tin + hình 29.3 SGk 94 kết hợp kiến thức bài 28.
- Trao đổi nhóm thống nhất nội dung ở bảng 29.
- Đại diện nhóm lên điền vào bảng của GV, một vài nhóm trình bày -> nhóm khác bổ sung.
- HS tự hoàn thiện kiến thức.
* Kết luận :
- Nội dung ở bảng 29.
- Vai trò của gan:
 +Điều hòa nồng độ của các chất dự trữ trong máu luôn ổn định, dự trữ.
 + Khử độc.
 HĐ3: Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá
- GV hỏi:
 + Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hoá ở cơ thể người là gì?
- GV đánh giá kết quả
- GV cần giảng giải thêm:
 + Ruột già không phải là nơi chứa phân (vì ruột già dài 1.5 m)
 + Ruột già có hệ sinh vật
 + Hoạt động cơ học của ruột già: dồn chất chứa trong ruột xuống ruột thẳng.
- GV liên hệ một số nguyên nhân gây nên bệnh táo bón ảnh hưởng tới ruột và hoạt động của con người: Đó là lối sống ít vận động thể lực, giảm nhu động ruột già. Ngược lại, ăn nhiều chất xơ, vận động vừa phải -> ruột già hoạt động dễ dàng.
- HS nghiên cứu SGK -> trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS ghi nhớ đểø bổ sung kiến thức.
- HS đọc kết luận cuối bài.
* Kết luận: Vai trò của ruột già:
- Hấp thụ nước cần thiết cho cơ thể.
- Thải phân (chất cạn bã) ra khỏi cơ thể.
4. Kiểm tra đánh giá.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 3 SGK
V. Dặn dò.
- Học bài trả lời câu hỏi.
- Đọc mục “ Em có biết “
- Sưu tầm tranh ảnh về bệnh răng và dạ dày.
- Kẻ bảng 30.1 vào vở.
* Ghi chú: bảng 29
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu.
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết ï
- Đường 
- Axit béo và Glyxêrin
- Axit amin
- Các vitamin tan trong nước
- Các muối khoáng
- Nước
- Lipit ( các hạt nhỏ đã được nhũ tương hoá)
- Các vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, E, K).
Tuần: 17 Ngày soạn: 07/ 12/ 2010
Tiết PPCT: 31 Ngày dạy : 0 9/ 12/ 2010
Bài 30: VỆ SINH TIÊU HOÁ
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mật độ tác hại của nó.
- Chỉ ra các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng:
- Liên hệ thực tế, giải thích bằng cơ sở khoa học.
- Hoạt động nhóm. 
* Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn hệ tiêu hoá thông qua chế độ ăn và luyện tập.
II. ĐDDH
III. Hoạt động dạy- học
 1.Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thu chất dinh dưỡng?
- Gan đảm nhiệm những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa của cơ thể?
 3. Bài mới:
HĐ1: Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa 
- GV yêu cầu:
 + Hoàn thành bảng 30.1
- GV treo bảng phụ.
- GV chữa bài bằng cách: Gọi các nhóm lên viết kết quả vào bảng phụ.
- GV nên để cho các nhóm đánh giá kết quả của nhau.
- GV nhận xét đánh giá hoạt động của các nhóm ( chú ý nhóm học yếu).
- GV cho HS quan sát nội dung kiến thức hoàn chỉnh của bảng 30.1.
- GV:
 + Cho biết các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa?
 + Mức độ ảnh hưởng tới các cơ quan do các tác nhân gây ra như thế nào?
 + Ngoài các tác nhân trên em còn biết các tác nhân nào nữa cũng gây hại cho hệ tiêu hóa?
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK kết hợp trang ảnh chuẩn bị -> ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS tự sửa chữa.
- HS quan sát tranh ảnh các bệnh về hệ tiêu hóa.
- HS dựa vào bảng kiến thức trả lời một cách khái quát.
- HS có thể nêu: một số loại trùng gây tiêu chảy, một số chất bảo vệ thực phẩm.
* Kết luận: 
Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa ( bảng 1)
HĐ 2: Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khởi các tác nhân có hại và đảm bảo hệ tiêu hóa có hiệu quả
GV nêu câu hỏi:
 + Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
 + Thế nào là ăn uống vệ sinh?
 + Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp tiêu hóa đạt hiệu quả?
 + Em đã thực hiện biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa như thế nào?
- GV cho thảo luận cả lớp
- GV lưu ý: Riêng câu hỏi 4 sẽ có rất nhiều ý kiến, GV nên hướng HS vào nội dung:
 + Cơ sở khoa học.
 + Đã và sẽ thực hiện như thế nào?
- GV bổ sung kiến thức.
- GV hỏi thêm:
 + Tại sao không nên ăn vặt?
 + Tại sao những người lái xe đường dài hay bị đau dạ dày?
 + Tại sao không nên ăn quá no vào buổi tối?
 + Tại sao không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ?
- Cá nhân nghiêng cứu thông tin SGK -> ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
-> Yêu cầu:
 + Đánh răng thuốc đánh răng.
 + Thức ăn chín; nước sôi.
 + Ăn chậm, nhai kỹ; ăn xong phải nghỉ ngơi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS tự sửa và rút ra kết luận.
- HS tự vận dụng kiến thức của chương “Tiêu hóa” và thực tế để giải thích.
- HS tự đọc kết luận.
*Kết luận: 
Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa:
+ Ăn uống hợp vệ sinh.
+ Khẩu phần ăn hợp lý.
+ Ăn uống đúng cách.
 + Vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
4. Kiểm tra

File đính kèm:

  • docGA sinh 8 cn CKTKN.doc