Bài giảng Bài 7: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (tiếp)

 1. Kiến thức:

 - Cấu tạo của các loại cacbohiđrat điển hình.

 - Các tính chất hoá học đặc trưng của các loại cacbohiđrat và mốt quan hệ giữa các loại hợp chất đó.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy trừu tượng, từ cấu tạo phức tạp của các loại cacbohiđrat, đặc biệt là các nhóm chức suy ra tính chất hoá học thông qua giải các bài tập luyện tập.

 - Giải các bài tập hoá học về hợp chất cacbohiđrat.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 7: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 - 12 (tuần 6)
Chương 2
CACBOHIĐRAT
Bài 7 LUYỆN TẬP
CẤU TẠO & TÍNH CHẤT CỦA CACBOHIĐRAT
A. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	- Cấu tạo của các loại cacbohiđrat điển hình.
 - Các tính chất hoá học đặc trưng của các loại cacbohiđrat và mốt quan hệ giữa các loại hợp chất đó.
	2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy trừu tượng, từ cấu tạo phức tạp của các loại cacbohiđrat, đặc biệt là các nhóm chức suy ra tính chất hoá học thông qua giải các bài tập luyện tập.
 	- Giải các bài tập hoá học về hợp chất cacbohiđrat.
 B. CHUẨN BỊ:
 	 - HS chuẩn bị bảng tổng kết về các hợp chất cacbohiđrat theo mẫu đã cho sẵn.
 	- Một số bài tập hoá học trong SGK. 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp + kiểm tra đồng phục, SGK, bàn ghế.
 2. Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong quá trình luyện tập + điểm danh).
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
I. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ (10’)
v GV chia HS thành nhóm.
GV yêu cầu HS so sánh các chất theo phiếu học tập.
v HS hoạt động nhóm (5’) sau đó lên bảng trình bày.
SGK
Hoạt động 2
II. GIẢI BÀI TẬP
vGV?: Các chất glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có điểm gì giống và khác nhau về mặt cấu tạo?
Bài tập 1 (3’): Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử ?
A. Cu(OH)2 & AgNO3/NH3P 
B. Nước Br2 & NaOH
C. HNO3 & AgNO3/NH3	 
D. AgNO3/NH3 & NaOH
v HS dựa vào tỉ lệ mol CO2 và H2O cũng như biết chất X có thể lên men rượu → Đáp án B 
Bài 2 (3’): Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol 1:1. Chất này có thể lên men rượu. Chất đó là chất nào trong số các chất sau đây ?
	A. Axit axetic	B. Glucozơ P 
	C. Saccarozơ 	D. Fructozơ
v HS dựa vào tính chất riêng đặc trưng của mỗi chấ để phân biệt các dung dịch riêng biệt.
v GV hướng dẫn HS giải quyết nếu HS không tự giải quyết được.
Bài 3: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm chất sau đây:
a) Glucozơ, glixerol, anđehit axetic (3’)
b) Glucozơ, saccarozơ, glixerol (3’)
c) Saccarozơ, anđehit axetic, hồ tinh bột (3’)
Giải
a) C1: - dd AgNO3, NH3 đun nhẹ " glixerol (k có hiện tượng), glucozơ và anđehit axetic cho phản ứng tráng bạc.
- Cu(OH)2 lắc nhẹ " glucozơ (màu xanh lam).
C2: - Cu(OH)2 lắc nhẹ " anđehit axetic 
- Nhiệt độ, OH- " glucozơ.
b) - dd AgNO3, NH3 đun nhẹ " glucozơ.
- đun với dd H2SO4, sau 5’ cho AgNO3, NH3 vào, đun nhẹ " saccarozơ.
c) – dd I2 " hồ tinh bột
- Cu(OH)2 lắc nhẹ, nhiệt độ thường " saccarozơ.
v HS viết PTHH của phản ứng thuỷ phân tinh bột và căn cứ vào hiệu suất phản ứng để tính khối lượng glucozơ thu được.
Bài 4 (5’): Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ, nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%.
Giải
(C6H10O5)n + nH2O " nC6H12O6
162n kg 180n kg
800 kg ? kg
Mtinh bột = = 800 kg
" mglucozơ lí thuyết = = 888,89 kg
" mthực tế = =666,67 kg
HS về nhà làm
Bài 5: Tính khối lượng glucozơ thu được khi thuỷ phân:
a) 1 kg bột gạo có chứa 80% tinh bột.
b) 1 kg mùn cưa có chứa 50% xenlulozơ, còn lại là tạp chất trơ.
c) 1 kg saccarozơ.
Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 
Đáp số
a) 0,8889 kg	b) 0,556 kg	c) 0,5263kg
v Câu a HS tự giải quyết được trên cơ sở của bài toán xác định CTPT hợp chất hữu cơ.
v Câu b HS viết PTHH của phản ứng và tính khối lượng Ag thu được dựa vào phương trình phản ứng đó.
Bài 6 (9’): Đốt cháy hoàn toàn 16,2g một cacbohiđrat thu được 13,44 lít CO2 (đkc) và 9g H2O.
a) Xác định CTĐGN của X. X thuộc loại cacbohiđrat đã học.
b) Đun 16,2g X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 thu được bao nhiêu gam Ag? Giả sử hiệu suất của quá trình là 80%.
Giải
a) CxHyOz + O2 " xCO2 + y/2H2O
mC = = 7,2 g
mH = = 1 g
mO = 16,2 – 7,2 – 1 = 8 g
x : y : z = : : = 0,6 : 1 : 0,5 = 6 : 10 : 5
CTPTĐG: C6H10O5 " CTPT (C6H10O5)n X là polisaccarit.
b) (C6H10O5)n + nH2O " nC6H12O6
 1 mol n mol
 16,2/162n mol ?
" ? = 0,1 mol
C5H11O5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O " C5H11O5COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Theo pt ta có nAg = 0,2 mol H = 80 %
" mAg = = 17,28 g
VI. DẶN DÒ (5’) 
 1. Bài tập về nhà: Bài 5 SGK – P 37
 2. Xem trước bài thực hành ĐIỀU CHẾ, TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ESTE VÀ CABOHIĐRAT
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docLUYEN TAP CHUONG 2.doc
Giáo án liên quan