Bài giảng Bài 41: Độ tan của một chất trong nước (tiết 1)

1) Kiến thức

• Bằng thực nghiệm, các em có thể nhận biết được chất tan và chất không tan trong nước.

• Hiểu được khái niệm độ tan của một chất trong nước.

• Biết được những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 41: Độ tan của một chất trong nước (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
Mục tiêu
Kiến thức
Bằng thực nghiệm, các em có thể nhận biết được chất tan và chất không tan trong nước.
Hiểu được khái niệm độ tan của một chất trong nước.
Biết được những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước.
Biết được tính tan trong nước của một số axit, bazo, muối qua bảng tính tan.
Kĩ năng 
Biết cách thực hiện thí nghiệm tìm hiểu chất tan và chất không tan.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài tập.
Thái độ
Rèn tính cẩn thận, làm việc nghiêm túc và chính xác.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Đồ dung trực quan:
Hình 6.5 trang 140-SGK: ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của một chất rắn.
Hình 6.6 trang 141- SGK: ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí.
Bảng tính tan
Dụng cụ:
Bình nước 
4 ống nghiệm
Giá ống nghiệm
Phễu lọc
2 tờ giấy loc
2 tấm kính
Đèn cồn
Diêm 
Khẹp ống nghiệm
ống nhỏ giọt
thìa lấy hóa chất rắn
Hóa chất:
NaCl
CaCO3
H2O
Ca(OH)2
Học sinh:
Đọc bài và tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
 Phương pháp sử dụng
Phương pháp trực quan
Phương pháp vấn đáp
Nội dung và tiến trình giảng dạy
Tổ chức lớp
Tiến trình giảng dạy:
Hoạt động 1:(5 phút)
- kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gọi 1 học sinh lên bảng trả lời
Câu 1: hãy cho biết thế nào là dung dịch? Dung dịch chưa bão hòa? Dung dịch bão hòa?
- Câu 2: gọi 1 học sinh lên chữa bài tập 4b- trang 138 SGK
Gọi 1 học sinh nhận xét
Giáo viên: nhận xét, bổ sung
 Đánh giá, cho điểm
học sinh:trả lời câu 1
dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
- Học sinh lên chữa bài tập 4b- trang 138-SGK
Nếu khuấy 25gamđường vào 10gam nước
(ở to =20oc) thì đường không tan hết, dung dịch thu được là dung dịch bão hòa
 Khối lượng không tan =25-20 = 5g
Khuấy 3,5gam muối ăn vào 10gam nước (ở 20oC) thì muối ăn tan hết, ta thu được dung dịch chưa bão hòa.
- Học sinh: nhận xét
Giáo viên đặt vấn đề: Các em đã biết, ở một nhiệt độ nhất định, các chất khác nhau có thể bị hòa tan nhiều hay ít khác nhau. Để có thể xác định được lượng chất tan này, chúng ta hãy tìm hiểu bài ngày hôm nay: Bài 41- “ Độ tan của một chất trong nước”.
Nội dung ghi bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bài 41:
ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC.
I.Chất tan và chất không tan
 1. Thí nghiệm về tính tan của chất.
 - TN 1:
 Hóa chất: CaCO3, H2O
 Cách tiến hành:SGK
 Hiện tượng: Trên tấm kính không có hiện tượng gì
→ CaCO3 không tan trong nước.
TN 2:
 Hóa chất: NaCl, H2O
 Cách tiến hành: SGK
 Hiện tượng: Trên tấm kính có vết mờ.
→NaCl tan trong nước.
TN3:
Hóa chất:Ca(OH)2, H2O
Cách tiến hành:giống 2 thí nghiệm trên.
Hiện tương: giấy quỳ chuyển sang màu xanh, dưới đáy ống nghiệm vẫn còn Ca(OH)2 chưa tan hết.
→Ca(OH)2 chỉ tan một phần trong nước.
Kết luận: Có chất không tan và có chất tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước.
 2.Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối.
SGK-T140
II.Độ tan của một chất trong nước
 Kí hiệu:S
 1.Định nghĩa
Độ tan là số gam chất tan:
Tan vào 100gam nước.
Tạo dung dịch bão hòa.
ở nhiệt độ xác định.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.
- Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ.Đa số chất rắn khi ta tăng nhiệt độ thì độ tan cũng tăng.
- Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
III.Luyện tập
Hoạt động 2:(20phút)
 I.Chất tan và chất không tan.
- Giáo viên: làm thí nghiệm cho học sinh quan sát
 TN 1: Trên tay cô đang cầm ống nghiệm đựng vài mẩu canxicacbonat sạch.Khi cô cho nước cất vào ống nghiệm và lắc mạnh.
 Tiếp theo cô lọc lấy nước lọc và nhỏ vài giọt lên tấm kính sau đó cô hơ trên ngọn lửa đèn cồn để hơi nước bay hết
Gv: gọi học sinh nêu hiện tượng và rút ra kết luận 
TN2 Gv: tiếp theo cô làm thí nghiệm 2 tiến hành giống thí nghiệm 1 nhưng thay CaCO3 = NaCl
Các em hãy quan sát, nêu hiện tượng và rút ra kết luận từ thí nghiệm 2.
Gv: Qua hai thí nghiệm trên chúng ta biết có chất tan được trong nước và có chất không tan được trong nước.
Gv: Đặt vấn đề
Chúng ta đã biết có chất tan và có chất không tan trong nước. Thế có chất nào chỉ tan một phần trong nước hay không? Cô và các em đi làm thí nghiệm tiếp theo.
TN 3:Trên tay cô đang cầm ống nghiệm đựng Ca(OH)2, khi cô cho nước và lắc mạnh
Sau đó cô thử môi trường sinh ra bằng cách nhúng một mẩu giấy quỳ.
Các em hãy quan sát hiện tượng.
Gv: Ca(OH)2 chỉ tan một phần trong nước tạo thành dung dịch Ca(OH)2 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Gv; có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan trong nước
G v: gọi học sinh nêu lại kết luận trong sách giáo khoa
G v:để tìm hiểu tính tan trong nước của các muối, ta xem bảng tính tan trong nước của các axit, bazo, muối –Gv: treo bảng tính tan cho học sinh quan sát.
Hướng dẫn học sinh cách sử dụng bảng tính tan
Hãy nêu nhận xét về tính tan trong nước của muối nitrat?
Trong các muối sunfat, clorua, có muối nào không tan.
Cho thí dụ về hợp chất bazơ tan và không tan trong nước?
GV: yêu cầu học sinh đọc tính tan của các hợp chất trong nước –T140 /SGK.
Hoạt động 3:(8phút)
Độ tan của một chất trong nước 
Gv: Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi ở một nhiệt độ nào đó người ta dung độ tan.
Gv: gọi học sinh đọc định nghĩa độ tan trong SGK.
 Khi nói về độ tan của một chất nào đó trong nước cần mấy yếu tố?
Vậy khi nói về độ tan của một chất nào đó trong nước cần phải kèm theo điều kiện nhiệt độ.
Gv: Độ tan của NaCl 
ở 25oC = 36gam, có nghĩa là gì?
G V: khi nói về độ tan của một chất nào đó trong nước, cần phải kèm theo điều kiện nhiệt độ.Nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến độ tan của một chất trong nước?
 các em hãy quan sát hình vẽ sau:
GV: treo bảng vẽ hình 6.5 lên bảng.Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
 Theo các em, khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất rắn có tăng hay không?
Gv: Bổ sung, ghi bảng.
Gv: Treo bảng vẽ hình 6.6- SGK
Yêu cầu: học sinh hãy nhận xét độ tan của chất khí khi tăng nhiệt độ
Gv: bổ sung
Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất khí trong nước ngoài nhiệt độ còn có áp suất
Gv: Liên hệ với các loại đồ uống có ga. Về đồ uống có ga chứa một lượng lớn cacbon ddioxit tan trong nước. Đồ uống có ga tạo cảm giác ngon miệng. Nước uống được đóng chai dưới áp suất cao của khí CO2 đã làm cho một lượng CO2 tan trong nước.Khi mở nút chai nước uống, áp suất khí CO2 thoát ra từ trong lòng chất lỏng, kéo theo nước trào ra miệng chai. Nếu để lâu, nước uống sẽ nhạt và hết bọt vì trong nước không còn CO2.
Hoạt động 4: (10phút)
Luyện tập – Củng cố
 -Gv : gọi một học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
 -Gv : yêu cầu học sinh lần lượt đọc nội dung bài tập 1, 2, 3 trang 142 SGK và hoàn thành bài tập trên lớp
 -Gv: Định hướng
 Các em hãy nhớ lại khái niệm vừa học và những nội dung chính của bài.
Hoạt động 5: (2 phút)
Dặn dò.
Học bài phần ghi nhớ
Làm bài tập vào vở.
Đọc trước nội dung bài “Nồng độ dung dịch"
- Học sinh quan sát thí nghiệm.
Học sinh trả lời: 
Sau khi bay hơi nước, trên tấm kính không để lại dấu vết.
Kết luận: canxicacbonat không tan trong nước
Học sinh trả lời
Sau khi bay hết hơi nước,trên tấm kính có vết mờ.
Kết luận: chứng tỏ NaCl tan được trong nước.
Học sinh quan sát và trả lời:
 Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.Và dưới đáy ống nghiệm vẫn còn Ca(OH)2 chưa tan hết.
Học sinh nghe và ghi vào vở.
H s: nêu kết luận
Hs: lắng nghe
Hs: trả lời
Tất cả các muối đều nitrat đều tan.
Phần lớn các muối clorua, sunfat tan được.
Bazơ tan: NaOH, KOH.
Bazơ không tan: Fe(OH)2, Cu(OH)2.
HS: đọc SGK
Hs: đọc định nghĩa và ghi vào vở
Hs:trả lời- khi nói về độ tan của một chất trong nước cần 3 yếu tố
 Độ tan là số gam chất tan
Tan vào 100gam nước.
Tạo dung dịch bão hòa.
ở nhiệt độ xác định.
HS: trả lời
ở 25oC, trong 100gam nước chỉ có thể hòa tan tối đa là 36gam NaCl để tạo ra dung dịch NaCl bão hòa.
Học sinh: Trả lời
Đa số chất rắn: khi nhiệt độ tăng thì độ tan cũng tăng. Ví dụ: NaNO3, KBr, KNO3
Đối với một số chất rắn: khi nhiệt độ tăng thì độ tan lại giảm.Ví dụ: Na2SO4.
Học sinh: Trả lời
 Ngược lại với các chất rắn: Khi nhiệt độ tăng thì độ tan của các chất khí lại giảm
Hs: nghe và ghi vào vở
Hs: Lắng nghe và ghi nhớ.
Hs :nhắc lại kiến thức.
Hs : đọc bài và làm bài tập.

File đính kèm:

  • doclop 8 Do tan cua mot chat trong nuoc.doc