Bài giảng Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm ( tiết 4)

 1. Kiến thức :

 - Biết vị trí, cấu tạo ngtử, tính chất, ứng dụng của nhôm, pp sản xuất nhôm. Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất nhôm.

 - Hiểu nguyên nhân tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxh +3 trong các hợp chất

 2. Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng giải bài tâp về nhôm, tiến hành một số thí nghiệm đơn giản.

II. CHUẨN BỊ :

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm ( tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	Tiết:	Ngày soạn:..
§27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
	- Biết vị trí, cấu tạo ngtử, tính chất, ứng dụng của nhôm, pp sản xuất nhôm. Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất nhôm.
	- Hiểu nguyên nhân tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxh +3 trong các hợp chất
 2. Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng giải bài tâp về nhôm, tiến hành một số thí nghiệm đơn giản.
II. CHUẨN BỊ : 
 1. Giáo viên : 
	- Bảng tuần hoàn các ngtố hoá học, giáo án, hệ thống câu hỏi
 2. Học sinh : soạn bài trước ở nhà theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Cho các chất sau : NaCl, HCl, Na2CO3 và Ca(OH)2.Chất nào có thể làm mềm được nước cứng tạm thời ? Viết PTHH minh hoạ ?
●GV: gọi HS lên bảng trình bày.Sau đó gọi HS nhận xét, GV bổ sung và cho điểm HS trình bày
●HS: Chất làm mềm nước cứng tạm thời : Na2CO3 và Ca(OH)2
Na2CO3 + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + 2NaHCO3.
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O.
A. NHÔM
Hoạt động 2: Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình e nguyên tử
I.VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN,CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
- Nhôm ở ô số 13 , nhóm IIIA , chu kì 3 của BTH
- Cấu hình e : 1s22s22p63s23p1 
-Có số oxh +3 trong các hợp chất
●GV: Gọi HS xác định vị trí của Al trong BTH & viết cấu hình e, cho biết số oxh của Al ?
●GV bổ sung và nhấn mạnh
●HS:
- Nhôm ở ô số 13 , nhóm IIIA , chu kì 3 của BTH
- Cấu hình e : 1s22s22p63s23p1 
-Có số oxh +3 trong các hợp chất
Hoạt động 3: Tính chất vật lý
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Al là kim loại có màu trắng bạc, khá mềm, dễ kéo sợi , dễ dát mỏng, tonc = 6600C
- Al là kim loại nhẹ , có tính dẫn điện , dẫn nhiệt tốt.
●GV :Cho HS quan sát mẫu Al và yêu cầu HS trình bày tính chất vật lí của Al ?
●GV: bổ sung và kết luận
●HS: 
- Al là kim loại có màu trắng bạc, khá mềm, dễ kéo sợi , dễ dát mỏng, tonc = 6600C
- Al là kim loại nhẹ , có tính dẫn điện , dẫn nhiệt tốt.
Hoạt động 4: Tính chất hóa học
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
thể hiện tính khử mạnh (chỉ sau KLK & KT)
 Al Al3+ +3e
 1/ Tác dụng với phi kim:
-Với halogen
 2 Al + 3 Cl2 2 AlCl3
-Với oxi
 4 Al + 3 O2 2 Al2O3
 2/ Tác dụng với axit:
 * Với HCl, H2SO4 loãng thì Al khử ion H+ thành khí H2
 Al + 3HCl AlCl3 + H2
 * Với HNO3 , H2SO4 đặc, nóng thì Al khử N+5 hoặc S+6 xuống số oxh thấp hơn.
 Al + 4HNO3,loãg Al (NO3)3 + NO +2H2O
 * Với HNO3 & H2SO4 đặc nguội không pư với Al.
 3/ Tác dụng với oxit kim lọai:
 Vd : 
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
2Al + 3PbO Al2O3 + 3Pb
 4/ Tác dụng với nước:
Al không tác dụng với nước vì trên bề mặt nhôm được phủ kín một lớp Al2O3 rất mỏng bền nếu phá bỏ lớp oxit trên bề mặt(hoặc tạo hỗn hống Al-Hg) thì Al tác dụng nước
2Al + 6H2O2Al(OH)3+ 3H2
5.Tác dụng với dd kiềm mạnh 
- Màng oxit bị phá vỡ:
Al2O3 + 2NaOH →2NaAlO2 + H2O (1)
- Nhôm khử nước trong dd kiềm: 
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3+ 3H2 (2)
- Al(OH)3 sinh ra tác dụng dd kiềm
Al(OH)3 + NaOH→NaAlO2 + 2H2O(3)
Cộng (2)& (3) :
2Al +2NaOH +2H2O→2NaAlO2+ 3H2
●GV: cho HS thảo luận nhóm về tính chất hóa học của Al & viết pthh minh họa.
Gọi đại diện 1 HS trong các nhóm trình bày nội dung
●GV nhận xét, đánh giá và cho điểm nhóm trình bày
●GV nhấn mạnh một số điều cần 
chú ý trong tính chất của Al
●GV :hướng dẫn HS giải thích thông qua từng giai đoạn
GV nhấn mạnh đây là pứ nhận biết Al
●HS: thể hiện tính khử mạnh (chỉ sau KLK & KT)
 Al Al3+ +3e
●HS:
-Với halogen
 2 Al + 3 Cl2 2 AlCl3
-Với oxi
 4 Al + 3 O2 2 Al2O3
●HS: 
 Al + 3HCl AlCl3 + H2
●HS: 
Al + 4HNO3,loãg Al (NO3)3 + NO +2H2O
●HS: 
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
2Al + 3PbO Al2O3 + 3Pb
●HS: 
2Al + 6H2O2Al(OH)3+ 3H2
●HS: 
Al2O3 + 2NaOH →2NaAlO2 + H2O (1)
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3+ 3H2 (2)
Al(OH)3 + NaOH→NaAlO2 + 2H2O(3)
Cộng (2)& (3) :
2Al +2NaOH +2H2O→2NaAlO2+ 3H2
 Củng cố : 
 Câu 1 : Trong thực tế vật bằng Al không td với H2O vì:
 	A.Al là KL khử mạnh.	B.bề mặt Al được phủ một lớp Al2O3 bảo vệ.
 	C.Al không td với H2O	D.vật bằng Al không tồn tại dạng đơn chất nên không td.
 Câu 2 : Cho Al lần lượt td HCl , H2O, dd NaOH , O2 , H2SO4 , trong đó Al thể hiện tính lưỡng tính khi td với:
 	A. HCl , H2O , dd NaOH	 B. HCl , O2 , H2SO4 
 	C. HCl, dd NaOH , H2SO4	 D. H2O , dd NaOH , O2
 Dặn dò : 
 Học bài, làm các bài tập 1,2 sgk trang 134 và các bài tập trong sách BTHH sau bài này. Soạn tiếp phần còn lại của bài “ Nhôm và hợp chất của nhôm”.
	? Ứng dụng và trạng thái tự nhiên của nhôm.
	? Nguyên liệu và phương pháp sản xuất nhôm.

File đính kèm:

  • docbai 27 t1 Nhom va hop chat cua nhom.doc
Giáo án liên quan