Bài giảng Bài 2: Một số oxit quan trọng (2 tiết)

I. Mục tiêu .

1. Kiến thức hs cần biết.

- Những tính chất của Canxi oxxit, viết được PTPU cho mỗi tính chất.

- Biết ứng dụng của Canxi oxit.

- Các PP điều chế Canxi oxit trong phòng thí nghiệm trong công nghiệp.

2. Kỹ năng.

- Viết các phương trình p/ư hóa học.

- Vận dụng lý thuyết để làm bài tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2: Một số oxit quan trọng (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/8/07.
Ngày dạy :
Tiết :3
bài 2. một số oxit quan trọng.(2 tiết)
Tiết 1:a-canxi oxit.
I. Mục tiêu .
1. Kiến thức hs cần biết.
- Những tính chất của Canxi oxxit, viết được PTPU cho mỗi tính chất.
- Biết ứng dụng của Canxi oxit.
- Các PP điều chế Canxi oxit trong phòng thí nghiệm trong công nghiệp.
2. Kỹ năng.
- Viết các phương trình p/ư hóa học.
- Vận dụng lý thuyết để làm bài tập.
3. Thái độ.
Cẩn thận , nghiêm túc khi quan sát và khi tiến hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị.
- Hóa chất: CaO, HCl, H2SO4, CaCO3, dd Ca(OH)2.
- Dụng cụ : ống no, ống hút, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, giấy quỳ tím, giấy phenol phtalein.
- Tranh: Lò nung vôi công nghiệp và thủ công.
III. Các hoạt đọng dạy và học.
1. ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Nêu tính chất hóa học của oxit bazơ, viết phương trình p/ư minh họa cho mỗi tính chất.
3. Bài mới: (30')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (15')
Tìm hiểu tính chất của Canxi oxit.
? Canxi oxit thuộc oxit bazơ vậy nó có những tính chất của 1 oxit bazơ hay không.
GV. cho hs quan sát mẩu Canxi oxit.
HS. quan sát nêu nhận xét về tính chất vật lý. liên hệ giờ trước để nêu tính tan.
GV. y/c hs thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra lại tính chất hóa học của CaO.
HS. tiến hành TN 1. cho mẩu CaO vào cốc nước lắc nhẹ - quan sát - kết luận và viết phương trình p/ư.
? p/ư giữa CaO với nước trong thực tế ta còn gọi là p/ư gì.
HS. trả lời p/ư tôi vôi.
GV. thông tin CaO hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
HS. đọc y/c thí nghiệm 2 .
? thí nghiệm cần những hóa chất và dụng cụ gì.
HS. trả lời cần mẩu CaO nhỏ, ống nghiệm, ống hút, dd HCl .
GV. cho các nhóm hs tiến hành thí nghiệm theo nội dung y/c.
HS. các nhóm tiến hành thí nghiệm - quan sát - nhận xét - viết phương trình phản ứng.
GV. thông tin nhờ tính chất tác dụng với axit mà CaO còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, sử lý nước thải của các nhà máy hóa chất.
 - Nếu để CaO lâu ngoài không khí thì CaO sẽ hấp thụ khí CO2 ở ngoài không khí tạo muối canxi cacbonat.
GV. cho gọi hs lên bảng viết phương trình p/ư.
HS. viết phương trình.
? Từ những tính chất trên em có nhận xét gì về CaO.
HS. trả lời. 
A. Canxi oxit.
- Tên thông thường: Vôi sống.
- CTHH: CaO
I. Canxi oxit có những tính chất nào.
1. Tính chất vật lý.
- Là chất rắn màu trắng, tan ít trong nước, nóng chảy ở 2585oC.
2. Tính chất hóa học của CaO.
a. Tác dụng với nước.
CaO(r)+ H2O(l) -> Ca(OH)2(d d)+ Q
b. Tác dụng với Axit.
CaO(r )+ HCl(d d)-> CaCl2(d d)+H2O(l)
c. Tác dụng với oxit axit.
CaO(r )+ CO2(k) -> CaCO3(r )
=> Canxi oxit là oxit bazơ.
Hoạt động 2: (5')
Tìm hiểu ứng dụng của CaO.
GV. y/c hs /c thông tin sgk/8.
HS. tự n/c thông tin trao đổi trả lời các câu hỏi.
? CaO có những ứng dụng gì.
HS. nêu những ứng dụng thực tế.
II. Canxi oxit có những ứng dụng gì.
- Dùng trong CN luyện kim.
- Dùng khử chua đất trồng, khử độc, xử lý nước thải CN....
- Làm n/liệu xây dựng.
Hoạt động 3: (10')
Tìm hiểu các phương pháp sản xuất CaO.
GV. giới thiệu các kiểu lò nung vôi theo tranh phóng to lò nung vôi h4+5/8
HS. theo dõi quan sát.
GV. dùng sơ đồ để biểu thị quá trình tạo CaO từ CaCO3 và than.
? Cho biết dùng những nguyên liệu nào để sản xuất CaO.
HS. trả lời. đá vôi, than, khí...
III. Sản xuất Canxi oxit.
1. Nguyên liệu:
- Đá vôi (CaCO3)
- Chất đốt: củi, than, khí...
2. Các phản ứng hóa học xảy ra.
- Than cháy tạo khí CO2.
C(r ) +O2(k) -> CO2
- Nhiệt sinh ra phân hủy CaCO3-> CaO
CaCO3(r) CaO(r ) +CO2(k)
4. Củng cố :(8')
HS. đọc thông tin ghi nhớ, em có biết.
GV. chốt lại toàn bài
HS. làm bài tập1/9.
Đ.án
 a, Cho 2 chất tác dụng với nước rồi lọc dd, thử bằng CO2, (Na2CO3) dd nào có kết tủa là CaO, dd không có kết tủa là Na2O.
PT: CaO(r ) + H2O(l) -> Ca(OH)2(d d)
 Na2O(r ) + H2O(l) ->2 NaOH(d d)
 Ca(OH)2(d d) + CO2(k) -> CaCO3(r )+H2O
 NaOH(d d) + CO2(k) -> Na2CO3(d d)+ H2O(l)
b. Sục 2 khí đi qua dd nước vôi trong khí nào làm đục nước vôi trong là khí CO2 khí còn lại là O2.
PT: CO2(k)+ Ca(OH)2(d d) -> CaCO3(r )+ H2O.
5. Dặn dò: (1')
- BTVN: 2,3,4 sgk/9.
- Chuẩn bị trước phần B.

File đính kèm:

  • doctiet 3.doc