Bài giảng Bài 11 - Tiết 16 - Tuần 9: Phân bón hóa học

1) Kiến thức: Giúp HS biết

- Tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.

1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng:

- Nhận biết một số phân bón hóa học thông dụng

1.3) Thái độ: Giáo dục HS tính yêu thích lao động.

2.TRỌNG TÂM:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 11 - Tiết 16 - Tuần 9: Phân bón hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11 - Tiết 16 
PHÂN BÓN HÓA HỌC
Tuần dạy : 09
1. MỤC TIÊU:
1.1) Kiến thức: Giúp HS biết 
- Tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng: 
- Nhận biết một số phân bón hóa học thông dụng
1.3) Thái độ: Giáo dục HS tính yêu thích lao động.
2.TRỌNG TÂM:
- Một số muối được làm phân bón hóa học.
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên : Bảng phụ ghi nội dung củng cố.
3.2) Học sinh : Xem trước bài.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện .
4.2/ Kiểm tra miệng 
Câu 1: Làm BT 4 SGK/ 36 (10đ)
 (HS trung bình)
Câu 2 : Làm BT5a SGK/ 36
 (HS khá)
- HS nhận xét, bổ sung (nếu có)
- GV nhận xét chung – phê điểm
a) Nhận biết được màu của chất kết tủa 
b) Được (chỉ có CuSO4 tạo ra chất kết tủa) 
c) Không (cả hai chất đều khôngtác dụng được) 
* HS làm đủ các bài tập về nhà 
 2KClO3 2KCl + 3O2 (1)
 2KNO3 2KNO2 + O2 (2)
 Theo PTPƯ (1) và (2) số mol KClO3 và KNO3 tham gia phản ứng như nhau nhưng số mol oxi thu được khác nhau.
(1) 
(2) 
* HS làm đủ các bài tập về nhà 
3đ
3đ
3đ
1đ
1đ
1đ
1,5đ
1,5đ
1,5đ
1,5đ
1đ
 1đ
4.3/ Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phân bón hóa học thông thường.
- GV: giới thiệu: Phân bón hóa học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép.
- GV: yêu cầu HS chuẩn bị các dạng phân bón để báo cáo.
- HS: thảo luận nhóm các mẫu phân chuẩn bị với những yêu cầu: Dạng, màu sắc, CTHH, hàm lượng %, tính tan, công dụng. 
- GV: chốt ý đồng thời cho HS xem một số mẫu phân.
- GV : giới thiệu phân lân
- HS : dựa vào các mẫu phân đã chuẩn bị thảo luận nhóm nhỏ và trình bày: CTHH, trạng thái, màu sắc, %. 
- GV: hướng dẫn HS đọc tên một số loại phân. 
-GV : Thành phần của phân bón kép.
- GV: chốt kiến thức của bài.
II. Những phân bón hóa học thông thường.
 1. Phân bón đơn
 - Phân bón đơn chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), Kali (K) 
 a. Phân đạm:
 - Urê: CO(NH2)2 : Tan trong nước
 -Amoni nitrat NH4NO3: tan trong nước.
- Amoni sunfat (NH4)2SO4: tan trong nước
 b Phân lân
 - Phot phat tự nhiên: Thành phần chính là Ca3(PO4)2, không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
 - Suppe photphat: Là phân lân đã qua chế biến hóahọc thành phần chính có Ca(H2PO4)2 tan được trong nước.
 c. Phân kali: Thường dùnglà KCl, K2SO4 đều dễ tan trong nước.
 2. Phân bón kép
 Có chứa 2 hoặc cả 3 nguyên tố N, P, K.
 3. Phân vi lượng 
 Có chứa một lượng rất ít các nguyên tố hóa học dưới dạng hợp chất cần thiết cho sự phát triển của cây như: B, Zn, Mg.
4.4/ Câu hỏi bài tập cũng cố : 
- Câu 1 : Làm BT 1 (SGK/39) 
+ GV phát phiếu học tập .
+ HS hoạt động nhóm ( Nhóm 1 Câu a ; nhóm 2 ý 1 câu b ; Nhóm 3 ý 2 cậu b ; Nhóm 4 câu c )
+ GV: yêu cầu HS xác định dạng bài tập
- Câu 2 : Các loại phân bón hóa học được nhận biết như thế nào ?
+ Dựa vào trạng thái, màu sắc.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : 
 - Đối với bài học ở tiết học này :
+ Học bài, làm BT 2, 3 SGK/ 39 .Đọc mục em có biết SGK/ 39.
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
+ Chuẩn bị: “Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ”
+ Ôn nội dung phần I SGK /40. Giải nháp các bàitập SGK/ 41.
 - GV nhận xét tiết dạy.
5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :..
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học : ..

File đính kèm:

  • doctiet 16 hoa 9 2011 2012.doc