Bài giảng Bài 1 : Tính chất hóa học của oxit khái niệm về sự phân loại oxit (tiếp)

Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- HS biết được những tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ, và dẫn ra được những PTHH tương ứngvới mỗi tính chất.

- Học sinh hiểu được cơ sở phân loại các hợp chất oxit axit và oxit bazơ là dựa vào tính chất hóa học của chúng.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1 : Tính chất hóa học của oxit khái niệm về sự phân loại oxit (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn : 8/8/2011
Tiết 2 Ngày dạy : 10/8/2011
 Lớp dạy : 9/1,2
Chương I: Các loại hợp chất vô cơ
Bài 1 :Tính chất hóa học của oxit
Khái niệm về sự phân loại oxit
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS biết được những tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ, và dẫn ra được những PTHH tương ứngvới mỗi tính chất.
- Học sinh hiểu được cơ sở phân loại các hợp chất oxit axit và oxit bazơ là dựa vào tính chất hóa học của chúng.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH
- Rèn luyện kỹ năng tính toán theo PTHH
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích môn học
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên : 
+ Dụng cụ : Cốc thủy tinh, ống nghiệm,thiết bị điều chế CO2, P2O5
+ Hóa chất: CuO , CO2, P2O5 , H2O , CaCO3 , P đỏ
HS : CaO, Kiến thức đã học ở lớp 8
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp
Lớp 9/1 sĩ số HS. Vắng mặt :	
Lớp 9/2 sĩ số HS. Vắng mặt :	
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Khái niệm về oxit ?
- Dựa vào thành phần oxit được phân loại như thế nào ?
3. Bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh 
 Nội dung
Bổ sung
 Hoạt động 1:Tính chất hóa học của oxit
 Em hãy nhớ lại TN khi cho CaO tác dụng với nước ( Hiện tượng và kết luận)
? Hãy viết PTHH 
GV: Cho một ít CuO t/d với H2O em hãy quan sát và nhận xét hiện tượng?
GV: Chỉ một số oxit Na2O ; BaO t/d được với H2O ( oxit tương ứng với bazơ tan)
? Hãy viết PTHH một số oxit t/d với nước
GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm 
Cho một ít CuO vào ống nghiệm 
? Hãy quan sát trạng thái màu sắc của CuO
Cho tiếp 1-2 ml dd HCl vào ống nghiệm, lắc nhẹ
? Quan sát hiện tượng ?
? Nêu nhận xét ? Viết PTHH? 
? GV Các oxit khác như CaO , Fe2O3 cũng xảy ra phản ứng tương tự . 
HS : kết luận
GV: Mô tả lại thí nghiệm CaO ; BaO ; tác dụng với CO2 tạo thành muối
? Hãy viết PTHH 
HS : quan sát, viết PTPƯ
GV: Một số oxit bazơ tác dụng oxit axit tạo thành muối. Đó là oxit bazơ tương ứng bazơ tan.
HS : kết luận
GV: làm lại thí nghiệm P2O5 tác dụng với nước 
? Quan sát hiện tượng ? Viết PTHH?
GV: Một số oxit khác SO2 ; SO3 tác dụng với nước cũng thu được axit tương ứng.
GV: kết luận :
GV: Yêu cầu HS nhắc lại phản ứng làm đục nước vôi trong của CO2 
HS: Nêu hiện tượng ? Viết PTHH?
GV: Một số oxit khác SO2 ; SO3, P2O5 cũng có phản ứng tương tự.Kluận
GV: Từ tính chất của oxit bazơ em có kết luận gì?
Hoạt động 2: Khái quát về sự phân loại axit:
GV: Yêu cầu HS tham khảo SGK 
? Vậy căn cứ vào đâu để người ta phân loại oxit?
Lấy VD về một số oxit axit , một số oxit bazơ
GV: Lấy VD về oxit lưỡng tính
Al2O3 + 6HCl 2 AlCl3 + 3H2O
Al2O3+2NaOH 2 NaAlO2 + H2O
* CO, NO là oxit không tạo muối ( oxit trung tính) không có tính chất của oxit axit cũng không có tính chất của oxit bazơ
Hoạt động 3 : Củng cố
? Hãy viết các PTHH minh họa?
? BT : Hãy điền tiếp nội dung vào ô trống
Oxit bazơ
Oxit axit
 +H2O + Bazơ + H2O + Axit
GV: Khái quát lại tính chất của oxit axit và oxit bazơ
I - Tính chất hóa học của oxit
1. Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào?
Tác dụng với nước:
CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2 (dd)
Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm)
b.Tác dụng với axit:
CuO(r) + 2HCl(dd) CuCl2 (dd) +H2O(l)
Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
c. Tác dụng với oxit axit :
CaO(r) + CO2 (k) CaCO3(r)
BaO(r) + SO2 (k) BaSO3(r)
 Một số oxit bazơ ( tương ứng với bazơ tan ) tác dụng với oxit axit tạo thành muối 
2.Oxit axit có những tính chất hoá học nào ?
Tác dụng với nước:
P2O5 (r) + 3H2O (l) 2 H3PO4 (dd) 
Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit ( SO2, SO3, P2O5, CO2, N2O5...)
Tác dụng với bazơ: 
CO2(k)+ Ca(OH)2 (dd) CaCO3(r) +H2O(l)
Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
Tác dụng với oxit bazơ: (1c)
 SO2 (k) + BaO(r) BaSO3(r)
II- Khái quát về sự phân loại axit
- Oxit axit
- Oxit bazơ
- Oxit lưỡng tính
- Oxit trung tính 
4. Dặn dò :
- GV : hướng dẫn HS làm bài tập 4 và 6
- Về nhà làm BT SGK
- Chuẩn bị bài 2( phần A ). Xem lại tính chất hoá học của oxit bazơ .
* Rút Kinh Nghiệm
Lớp 9.1 	
Lớp 9.2 	

File đính kèm:

  • docTiet 2 Hoa 9 20112012.doc
Giáo án liên quan