Bài giảng Bài 1: Este (tiết 1)

MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Hs biết: Khái niệm, tính chất của este.

 - HS hiểu: Nguyên nhân este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân.

 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về liên kết hiđrô để giải thích nguyên nhân este không trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1: Este (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 este.
VD: CH3 –COOH + HO –C2H5 to, H2SO4 (đặc)
 CH3COOC2H5 + H2O
 (Êtyl axetat)
Công thức chung của este no, đơn chức: RCOOR’. Trong đó, R là gốc HC hoặc H; R’ là gốc HC.
Công thức phân tử của este no, đơn chức: CnH2nO2 ( với n2).
 2. Danh pháp: của RCOOR’	
Tên gốc R’ + tên gốc RCOO-(đuôi “at”)
VD: CH2=CH-COOCH3: mêtyl acrylat
 CH3COO –(CH2)2 –CH(CH3) –CH3 
 Iso amyl axetat
 3. Đồng phân: Từ 3C trở lên este mới có đồng phân.
 VD: Viết đồng phân và gọi tên của este ó cùng CTPT: C3H6O2 và C4H8O2?
* C3H6O2: có 2 đồng phân este.
 HCOOC2H5 : Êtyl fomat
 CH3COOCH3: Mêtyl axetat
* C4H8O2 có 4 đồng phân.
HCOOCH2CH2CH3 n –propyl fomat
HCOOCH(CH3)CH3 iso –propyl fomat
CH3COOC2H5 êtyl axetat
C2H5COOCH3 mêtyl propionat
HĐ2: Tìm hiểu về tính chất của este
- GV liên hệ thực tế: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu một số tính chất vật lí của este.
- GV đặt câu hỏi: So sánh nhiệt độ sôi, độ tan của CH3COOC2H5 CH3(CH2)3CH2OH; CH3(CH2)2COOH?
- HS nghiên cứu SGK giải thích dựa vào liên kết hiđrô. HS nhận xét nhau.
- GV gợi ý ( khi HS gặp khó khăn).
- GV Nhận xét, bổ sung.
II. Tính chất vật lí:	
 - Là chất lỏng ( hoặc chất rắn) hầu như không tan trong nước, có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và rượu tương ứng M
VD: CH3COOC2H5(M=88) sôi ở 77oC, không tan trong nước.
 CH3(CH2)3CH2OH (M=88) sôi ở 132oC, tan ít trong nước.
 CH3CH2CH2COOH(M=88) sôi ở 63,5oC, tan nhiều trong nước.
 - Các este có mùi thơm đặc trưng: iso amyl axetat có mùi chuối chín; etyl butirat và etyl propionat có mùi dứa
HĐ3: Nghiên cứu về tính chất hóa học về este.
CH3 –COOH + HO –C2H5 to, H2SO4 (đặc)
 CH3COOC2H5 + H2O
 (Êtyl axetat)
Từ pứ trên, GV hướng dẫn HS phân tích để dẫn đến pứ thuỷ phân este trong môi trường axit. 
- GV tiến hành thí nghiệm ( hoặc tranh vẽ) mô tả thí nghiêm. HS theo dõi, quan sát hiện tượng và viết PTHH của pứ thuỷ phân axit. Từ đó nghiên cứu pứ thuỷ phân trong môi trường bazơ ( pứ xà phòng hóa).
- GV nhấn mạnh, yêu cầu HS so sánh giữa 2 pứ. HS lưu ý.
- GV bổ sung một số pứ khác của este ( cụ thể là pứ cộng). GV lấy ví dụ, HS viết PTHH và gọi tên.
III. Tính chất hóa học: 
 1. Phản ứng thủy phân:
 * Thuỷ phân trong môi trường axit:
Este + H2O H+ Axit + Ancol
VD: CH3COOC2H5 + H2O H2SO4, to 
 CH3COOH + C2H5OH
 * Thuỷ phân trong môi trường kiềm (pứ xà phòng hóa):
Este + NaOH to Muối Na + Ancol
VD: CH3COOC2H5 + NaOH to 
 CH3COONa + C2H5OH
 2. Phản ứng ở gốc HC: este có thể tham gia pứ thế, cộng, trùng hợp, 
VD:CH3(CH2)7 –CH=CH–(CH2)7COOCH3 + H2 CH3(CH2)16COOCH3 (metyl stearat)
 3. Phản ứng cháy:
 CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 nCO2 + nH2O
Nhận xét: este no, đơn chức.
HĐ4: Tìm hiểu về điều chế và ứng dụng của este.
Từ pứ este hóa trên, GV nêu pp chung để điều chế este. Yêu cầu HS viết ptpứ điều chế este. GV lấy ví dụ: Yêu cầu HS viết PTHH điều chế metylfomiat, metyl metacrylat? 
- GV nêu pp điều chế một số este khác ( vinyl axetat). HS ghi nhận ( tham khảo SGK).
GV yêu cầu HS đọc SGK, rút ra một số ứng dụng của este. GV tóm tắt bằng sơ đồ và yêu cầu HS hoàn thành pứ:
CH2=C(CH3)COOCH3 trùng hợp ?
IV. Điều chế: 
 1. PP chung: bằng pứ este hóa.
 to, H2SO4 đặc
 RCOOH + HOR’ RCOOR’ + H2O
 2. PP riêng: đ/c vinyl axetat.
VD: CH3COOH + CHCH 
 CH3COOCH=CH2
V. Ứng dụng ( xem SGK)
Bánh
Mỹ phẩm
Nước hoa
ESTE
Kính ô tô
Keo dán
Xà phòng, chất giặt rửa
	4. HĐ4 (4’) GV chia nhóm HS hoạt đông và giải nhanh BT1 và BT6a/ trang 7.
	5. HĐ5(1’) GV dặn HS học bài và giải các bài tập còn lại và soạn trước bài 2 –Lipit. 
Tuần
Tiết
Bài 2. LIPIT
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- Hs biết: Lipit là gì? Các loịa lipit. Tính chất hóa học của chất béo.
	- HS hiểu: Nguyên nhân tạo nên tính chất của chất béo.
	2. Kĩ năng: Vận dụng mối quan hệ “ cấu tạo –tính chất” viết các ptpứ minh họa tính chất este cho chất béo.
	3. Tình cảm, thái độ: Biết quý trọng và sử dụng hợp lí các nguồn chất béo trong tự nhiên.
II. PHƯƠNG PHÁP:
PP nêu vấn đề + đàm thoại + diễn giảng + so sánh 
PP học tập thảo luận nhóm nhỏ.
III. DỤNG CỤ: 
	- GV chuẩn bị: 
	* Dụng cụ: cốc, đèn cồn,
	* Hóa chất: Mẫu dầu ăn, mỡ heo, nước, etanol, dd NaOH
	- HS chuẩn bị: Học bài + Xem SGK ( soạn bài 2. lipit) trước ở nhà.
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ:
HĐ1(1’) GV ỗn định lớp + HS trật tự ( báo cáo sỉ số).
HĐ2(8’) GV kiểm tra bài + HS lên bảng trình bày.
	HS1: Viết đồng phân và gọi tên của este có cùng CTPT: C4H8O2?
	Trả lời: 	* C4H8O2 có 4 đồng phân.
	HCOOCH2CH2CH3 	n –propyl fomat
	HCOOCH(CH3)CH3 	iso –propyl fomat
	CH3COOC2H5 	êtyl axetat
	C2H5COOCH3 	mêtyl propionat
	HS2: Trình bày tính chất hóa học chung của este? Cho ví dụ.
	Trả lời: Tính chất hóa học dặc trưng là phản ứng thủy phân.
	 * Thuỷ phân trong môi trường axit: sản phẩm là axit và ancol
	VD: CH3COOC2H5 + H2O H2SO4, to CH3COOH + C2H5OH
 	* Thuỷ phân trong môi trường kiềm (pứ xà phòng hóa):sản phẩm là muôi Na + ancol
	VD: CH3COOC2H5 + NaOH to CH3COONa + C2H5OH
	HS3: Trình bày pp chung điều chế este? Viết PTHH điều chế các este sau: etylaxetat; mêtylfomiat; mêtylmêtacrylic?
	Trả lời: PP chungđiều chế este bằng pứ este hóa.
 to, H2SO4 đặc
 	 RCOOH + HOR’ RCOOR’ + H2O
	VD: 	CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
	HCOOH + CH3OH HCOOCH3 + H2O
	CH2 = C(CH3) –COOH + CH3OH CH2 =C(CH3) –COOCH3 + H2O
HĐ3(30’) Từ pứ este hóa trên, GV yêu cầu HS viết PTHH:
	 H2SO4 đặc, to
	C17H35COOH + (HO)3C3H5 	 (C17H35C OO)3C3H5 + H2O
	Axit stearic glyxerol tristearoylglixerol ( chất béo) 
	GV nêu vấn đề: Chất béo là gì? Tính chất như thế nào? Giồng hay khác este? Từ đó, Gv trình bày tài liệu mới. 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu về khái niệm, phân loại lipit
- Từ ví dụ, GV nêu vấn đề: lipit là gì? +HS nghiên cứu SGK rút ra định nghĩa lipit.
- GV liên hệ thực tế định nghĩa lipit. Từ pứ trên, GV phân loại lipit. Lấy ví dụ.
+ HS ghi nhận và lưu ý cách gọi tên một số lipit.
I. Khái niệm 
 - Lipit là những hchc có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.
 - Cấu tạo: Phần lớn lipit là este phức tạp, bao gồm chất béo ( còn gọi là triglixerit), sáp, steroit và photphorit,
Vd: (C17H35COO)3C3H5: tristearoylglixerol (tristearin).
HĐ2: Tìm hiểu về khái niệm chất béo
- Từ CT của (C17H35COO)3C3H5 ,GV đặt vấn đề: chất béo là gì?
+ HS nghiên cứu SGK, rút ra định nghĩa chất béo. Lấy ví dụ.
- GV yêu cầu HS viết CTCT của chất béo? Và lưu ý về đặc điểm cấu tạo của chất béo khác với este đơn giản.
+ HS viết CTCT và ghi rõ ý nghĩa các gốc của các axit béo.
II. Chất béo: 
 1. Khái niệm: 
 - Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglyxerol.
 - Các axit béo thường có trong chất béo là: axit stearic ( C17H35COOH), axit pamitic ( C15H31COOH), axit oleic (C17H33COOH).
Công thức cấu tạo chung của chất béo: 
 R1COO – CH2 
 R2COO – CH 
 R3COO – CH2 
Trong đó, R1, R2, R3 là gốc HC có thể giống nhau hay khác nhau..
HĐ3: Nghiên cứu về tính chất vật lí của chất béo
- GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu lên một số tính chất vật lí của chất béo. GV liên hệ thực tế để làm rõ tính chất của một số chất béo.
- HS ghi nhận ( trong SGK)
2. Tính chất vật lí:
 - Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn.
 + Khi trong phân tử có gốc HC không no. Thí dụ: (C17H33COO)3C3H5 chất béo ở trạng thái lỏng.
 + Khi trong phân tử có gốc HC no. Thí dụ : (C17H35COO)3C3H5 chất béo ở trạng thái rắn
HĐ4: Nghiê cứu tính chất hóa học của chất béo.
- Từ cấu tạo của chất béo, GV nêu vấn đề: Chất béo có những tính chất hoá học nào?
- HS thảo luận và nêu một số tính chất của chất béo. Nhận xét, hỗ trợ nhau.
- GV yêu cầu HS viết các PTHH của chất béo và nhận xét, sửa chữa.
3. Tính chất hoá học: giống este
 a. Pứ thuỷ phân:
 * Trong môi trường axit:
 H2SO4, to
VD: (C17H35COO)3C3H5 + 3H2O 
 Tri stearin 
 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
 * Trong môi trường kiềm (pứ xà phòng hóa):
VD: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH to 
 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
 Natri stearat glixerin
 b. Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng:
VD: (C17H33COO)3C3H5 (lỏng) + H2 
 (C17H35COO)3C3H5 (rắn) 
HĐ5: Tìm hiểu về ứng dụng của chất béo
- GV yêu cầu HS đọc SGK, rút ra một số ứng dụng của chất béo. GV tóm tắt bằng sơ đồ.
+ HS ghi nhận
4. Ứng dụng ( xem SGK)
Nguyên liệu
Thức ăn
Glixerol
Xà phòng, chất giặt rửa
LIPIT
HĐ4 (4’) GV chia nhóm HS hoạt đông và giải nhanh BT2 và BT3/ trang 11.
HĐ5(1’) GV dặn HS học bài + Giải BT4, BT5/ trang 11 + Soạn bài 3 trớc ở nhà..
Tuần
Tiết
	Bài 3. KHÁI NIỆM VỀ XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- HS biết: Khái niệm về xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp.
	- HS hiểu: Nguyên nhân tạo nên đặc tính giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
	2. Kĩ năng: Sử dụng hợp lí xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
	3. Tình cảm, thái độ: Có ý thức sử dụng hợp lí có hiệu quả xà phòng, chất giặt rả tổng hợp. Bảo vệ tài nguyên, môi trường.
II. PHƯƠNG PHÁP:
PP nêu vấn đề + đàm thoại + diễn giảng + so sánh 
PP học tập thảo luận nhóm nhỏ.
III. DỤNG CỤ: 
	- GV chuẩn bị: Tranh vẽ sơ đồ cơ chế giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
	- HS chuẩn bị: Học bài + Xem SGK ( bài 2. lipit) trước ở nhà. Chuẩn bị các tư liệu về các loại xà phòng, bột giặt
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ:
HĐ1(1’) GV ỗn định lớp + HS trật tự ( báo cáo sỉ số).
HĐ2(8’) GV kiểm tra bài + HS lên bảng trình bày.
	HS: Viết công thức cấu tạo thu gọn của: tristearin? Viết ptpứ thuỷ phân ( trong môi trường axit và bazơ)? Điều chế tristearin từ triolein?.
	Trả lời: * CTCT thu gọn của tristearin: (C17H35COO)3C3H5
	 * Trong môi trường axit:
 H2SO4, to
	VD: (C17H35COO)3C3H5 + 3H2O 3 C17H35COOH + C3H5(OH)3
 	Tri stearin 
 	* Trong môi trường kiềm (pứ xà phòng hóa):
	VD: (C17H35COO)3C3H5 + NaOH to 3 C17H35COONa + C3H5(OH)3
 Natri stearat glixerin
	* Điều chế: 
	(C17H33COO)3C3H5 (lỏng) + H2 (C17H35COO)3C3H5 (rắn) 
HĐ3(30’) Từ HĐ2, GV dẫn dắt vào bài và trình bày tài liệu mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu về xà phòng
- Từ pứ xà phòng, GV yêu cầu HS nghiên cứu GSK để r

File đính kèm:

  • docchuong 1 ESTE LIPIT(1).doc