Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa Dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX) (tiếp)

1. Về kiến thức:

Sau khi học xong bài học, yêu cầu học sinh nắm và hiểu được:

- Tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta nửa đầu thế kỉ XIX dưới Vương triều Nguyễn trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- Thống trị nước ta vào lúc mà chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong lại là những người kế thừa giai cấp thống trị cũ, Vương triều Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước phù hợp với hoàn cảnh chung của thế giới.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa Dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX) (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đến cuộc sống của nhân dân, đất nước.
3. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, gắn sự kiện với thực tế cụ thể.
- Khai thác tranh, ảnh lịch sử văn hóa.
II. Thiết bị, tài liệu dạy học
- Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng.
- Một số tranh ảnh.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ.
Hãy nêu những thành tựu khoa học - kỹ thuật trong các thế kỷ XVI - XVIII. Nhận xét về ưu điểm và hạn chế của nó.
2. Giới thiệu bài mới:
Sau khi đánh bại toàn bộ Vương triều Tây Sơn 5/1802, Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng Đế. Triều Nguyễn được dựng lên từ đó. Đây là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Vậy trong 50 năm thống trị của Vương triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX, tình hình đất nước thay đổi thế nào?
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân:
- Trước hết giáo viên giới thiệu sự ra đời của nhà Nguyễn:
Ngày 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Thuận Hóa và lấy ý nghĩa hợp cả An Nam và Việt Thương, đặt tên nước là Nam Việt nhưng nhà Thanh sợ trùng với tên nước Nam Việt của triều Đà bắt đổi lại là Việt Nam. Về sau Minh Mạng đổi lại là Đại Nam.
Đó là 1 nước quân chủ chuyên chế, tuyệt đối, tập trung cao độ với 1 chế độ chính trị hết sức lạc hậu, phản động.
- Giáo viên hỏi: Bộ máy Nhà nước thời Nguyễn được tổ chức như thế nào?
Cho học sinh đọc sách giáo khoa, gọi 1 học sinh trả lời và các em khác bổ sung:
* Hoạt động 2: Giáo viên củng cố và chốt ý:
Chính quyền Trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê với sự gia tăng quyền lực của nhà vua. Vua được coi là con trời, thay trời trị dân. ý vua là phép nước. Gia Long sợ quyền thần lấn át nên đặt ra lệ "tứ bất" là không đặt Tể tướng, không lấy Trạng nguyên, không lập Hoàng Hậu, không phong vương tước.
Về chính quyền địa phương: Ban đầu vua Gia Long chia cả nước thành 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh. Đến 1931 - 1932, vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc Thành và Gia Định thành chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ thừa thiên. Các cấp giữ nguyên như cũ.
- Giáo viên cho học sinh quan sát và giải thích về lược đồ các đơn vị hành chính thời Minh Mạng.
- Giáo viên giải thích về bộ luật Gia Long
Luật Gia Long gồm 400 điều, chia thành 7 chương ngoài ra còn có 30 điều "Tạp tụng" chủ yếu sao chép luật nhà Thanh là chính. Các điều luật rất hà khắc, trú tâm vào việc trừng trị có dụng ý, đàn áp vào quần chúng để củng cố chế độ phong kiến tập quyền độc đoán, giữ vững ngôi vua cho nhà Nguyễn.
- Giáo viên phân tích:
+ Đối với nhà Thanh: vua quan nhà Nguyễn trước sau đều tỏ rõ một lòng thần phục. Sau khi đánh bại được triều Tây Sơn, Nguyễn ánh sai người sang nhà Thanh xin cầu phong, quốc ấn, quốc hiệu. Đầu 1804 sứ đoàn nhà Thanh sang phong vương vua Gia Long phải ra Thăng Long nhận. Lễ đón nhận sắc phong rất tốn kém nhưng nhà Nguyễn vẫn phải nhận ở Hà Nội, đến tận 1849 họ mới đồng ý.
- Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây?
- Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý.
+ Với các nước phương Tây: thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng", không giao lưu. Năm 1825 Pháp xin đặt lãnh sự ở Việt Nam nhưng Minh Mạng từ chối. Năm 1930, Pháp đặt lại vấn đề lần nữa nhưng không có kết quả. Anh, Mĩ nhân đó cố nhảy vào nhưng không có kết quả. Với chính sách đó, nhà Nguyễn ít nhiều trì hoãn được một số cuộc xâm lược của các nước phương Tây nhưng không tận dụng được thời gian tăng cường sức tự vệ của đất nước.
- Giáo viên hỏi: Em nhận xét gì về chính sách ngoại giao của triều Nguyễn.
- Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý: Những chính sách đối ngoại phản động mù quáng một phần do ý thức phong kiến lạc hậu nhưng chủ yếu do nhà Nguyễn lo sợ sự phát triển của ngoại thương sẽ đưa đến những chuyển biến mới làm lung lay đến địa vị thống trị của chúng.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm:
- Giáo viên nêu câu hỏi cho từng nhóm:
Nhóm 1: Hãy phân tích sự phát triển ngành nông nghiệp nước ta nửa đầu thế kỷ XIX.
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp nước ta nửa đầu thế kỉ XIX?
Nhóm 3: Em hãy đánh giá chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn?
Học sinh từng nhóm đọc SGK tìm ý trả lời và thảo luận với nhau.
Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe, bổ sung.
* Hoạt động 2: Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Nhóm 1:
+ Nông nghiệp lạc hậu, ruộng đất hoang hóa nhiều. Nhà nước thi hành chính sách "trọng nông" nhưng không có tác dụng nhiều. Năm 1804 Nhà nước ban hành chính sách "quân điền" theo đó tất cả mọi người đều được chia ruộng đất công ở cấp xã, từ các vương tôn quý tộc được cấp 18 phần, cứ tuần tự cho đến dân nghèo được 3 phần, nhưng chính sách này không có tác dụng đáng kể. Để khắc phục Nhà nước khuyến khích khai hoang dưới nhiều hình thức. Năm 1828 theo đề nghị của Tham tán quân vụ Bắc thành Nguyễn Công Trứ 1 hình thức kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân trong khai hoang. Nhờ đó ruộng đất tăng đáng kể.
Trị thủy và thủy lợi là những việc làm xuyên suốt thời Nguyễn nhưng kết quả không có gì khả quan. Để bù đắp những mất mát do thiên tai gây ra, người nông dân Việt Nam chỉ còn biết tận dụng những kinh nghiệm của mình trong sản xuất: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" trở thành câu đúc kết lý luận chỉ đạo sản xuất. Tận dụng khả năng của đất và thời tiết, người nông dân trồng thêm nhiều loại cây lương thực (khoai, sắn, ngô, kê), các loại cây công nghiệp như: dâu, bong, đay, thuốc được trồng rộng khắp.. Tuy nhiên thiên tai, mất mùa, bệnh dịch xảy ra liên miên đã ảnh hưởng to lớn tới cuộc sống nhân dân.
- Nhóm 2: 
Thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Bộ phận thủ công nghiệp Nhà nước giữ 1 vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm chế tạo mọi thứ cần dùng cho vua, quan. Thợ làm trong các công xưởng chủ yếu tập trung thợ giỏi ở các tỉnh. Chế độ làm việc nặng nề và chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của các đốc công. Tuy vậy, do tính chất tập trung trong lao động lao động, và trình độ tay nghề của thợ, sản phẩm làm ra có chất lượng cao đặc biệt 1839 đã đóng được thuyền mấy chạy bằng hơi nước.
Vua Minh Mạng đã đến cầu Ngự Hà xem chạy thử "thấy máy móc linh động, chạy đi nhanh nhẹ.
Trong nhân dân các nghề thủ công tiếp tục phát triển. Các nghề: đồ gốm, sành, sứ, dệt vải, lụa, vàng bạc phát triển. Ngoài ra xuất hiện nghề mới: in tranh dân gian.
(Cho học sinh quan sát và giải thích một số tranh Đông Hồ)
- Nhóm 3: 
Do chính sách "trọng nông ức thương" và "bế quan tỏa cảng" đã kiềm hãm thương nghiệp.
Việc buôn bán trong nước phát triển chậm chạp mang tính địa phương. Chính sách thuế khóa và thể lệ kiểm soát nghiêm ngặt và phức tạp. Gạo từ Nam Định chở vào Nghệ An phải nộp thuế 9 lần. Có năm như 1834, do sợ phong trào nông dân lan rộng, Minh Mạng ra lệnh cấm nhân dân họp chợ.
Về ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền "đóng cửa" không buôn bán với các nước phương Tây. Các đô thị cũ như: Hội An, Thanh Hà, Phố Hiến không có điều kiện phục hồi. Thăng Long - Hà Nội do tồn tại lâu đời nên tiếp tục là đô thị lớn nhất Việt Nam.
Sự phát triển hạn chế của thủ công nghiệp ở nửa đầu thế kỉ XIX. Không tạo nên được những điều kiện cần thiết cho sự chuyển biến xã hội.
* Hoạt động 1: Làm việc tập thể và cá nhân.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
Em có nhận xét gì về nền giáo dục Nho giáo thời Nguyễn?
- Gọi 1 học sinh trả lời, các học sinh khác bổ sung sau đó giáo viên nhận xét, chốt ý:
Các vua nhà Nguyễn rất chú trọng đến việc học hành, thi cử. Năm 1805, Gia Long đặt trường Quốc Tử Giám ở kinh đô. Năm 1807, Gia Long mở khoa thi hương đầu tiên. Năm 1822, Minh Mạng mở khoa thi hội và thi đình đầu tiên. Thế độc tôn chữ Hán và độc tôn Nho học như là quốc giáo duy nhất lại càng dẫn lối học cử nghiệp đi sâu vào con đường hư văn, xa thực dụng.
- Giáo viên đặt câu hỏi: 
Nêu thành tựu nền văn học nghệ thuật đầu thế kỉ XIX?
- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và chốt ý:
Văn học chữ Hán, không còn chiếm ưu thế nữa nhưng vẫn nổi lên một số nhà văn thơ lỗi lạc như Lê Quý Đôn, Ngô Thời Sĩ Ngô Thời Nhậm, Phan Huy ích,Trong khi đó văn học chữ Nôm ngày càng phát triển. Xuất hiện các tập thơ vừa có nội dung sâu sắc vừa có hình thức hài hòa như: Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, các bài thơ của bà huyện Thanh Quan, của Hồ Xuân Hương đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Sử học: nhà Nguyễn rất chú ý sưu tầm, lưu trữ các tài liệu, lịch sử.
- Kiến trúc: Sa sút nhiều so với trước.
1. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước - chính sách ngoại giao:
a. Tổ chức bộ máy Nhà nước:
- 1802, Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Gia Long, định đô ở Thuận Hoá.
- Tổ chức bộ máy Nhà nước.
- Chính quyền Trung ương: vua có uy quyền tuyệt đối
+ Chính quyền địa phương: Vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ thừa thiên.
+ Quan lại: Chủ yếu được tuyển chọn theo chế độ khoa cử.
- Luật pháp: 1815, ban hành Bộ luật mới với tên là Hoàng Triều luật lê (Bộ luật Gia Long)
- Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ nhưng chất lượng và tinh thần quân đội ngày càng giảm sút.
b. Chính sách ngoại giao
- Với nhà Thanh: vua quan nhà Nguyễn thuần phục 1 cách mù quáng.
- Với Lào, Chân Lạp: nhà Nguyễn bắt họ thần phục.
- Với các nước phương Tây thi hành chính sách "đóng cửa", không giao lưu.
-> bảo thủ, không giao lưu với các nước tiên tiến đồng thời đưa đất nước đến tình trạng lạc hậu, cô lập.
2. Tình hình kinh tế và chính sách của triều Nguyễn.
- Nông nghiệp:
+ Lạc hậu. Năm 1804, Nhà nước ban hành chính sách "quân điền", khuyến khích khai hoang dưới nhiều hình thức. Công tác trị thuỷ và thủy lợi được quan tâm nhưng không đem lại kết quả nhiều.
+ Người nông dân ra sức tăng gia sản xuất trồng các loại lương thực, cây công nghiệp.
- Thủ công nghiệp:
+ Bộ phận thủ công nghiệp Nhà nước giữ vai trò quan trọng với quy mô lớn nhiều ngành nghề: đóng thuyền, đúc tiền, đúc súng, khai thác mỏ đặc biệt 1839 đã đóng được thuyền máy chạy bằng hơi nước.
+ Trong nhân dân, các nghề thủ công nghiệp phát triển: đồ gốm, sành, sứ, dệt v

File đính kèm:

  • docbài 25 - Tinh hinh chinh tri, kinh te, van hoa.doc
Giáo án liên quan